Nên đặt stop loss bao nhiêu pip

Đây là lý do tại sao sử dụng lệnh stop loss một cách đúng đắn là rất quan trọng. Nhiều trader có xu hướng chốt lời một cách nhanh chóng nhưng lại giữ những khoản lỗ rất lâu- nó chỉ đơn giản là bản chất của con người khó chấp nhận mất mát. Chúng ta take profit bởi vì chúng ta cho rằng như vậy là đủ rồi và ta không muốn cảm nhận sự thất bại. Như vậy, Một lệnh dừng lỗ đặt đúng cách sẽ giống như việc chúng ta mua bảo hiểm để chắc chắn rằng chúng ta không mất đi nhiều hơn cái mà mình muốn.

Lệnh dừng lỗ ở mức hợp lý phải trả lời được câu hỏi: Tại mức giá nào sẽ khẳng định là chúng ta đã đi sai xu hướng? Trong bài này, chúng ta sẽ khám phá một vài phương pháp để xác định mức stoploss để bạn hạn chế tối đa khoản lỗ và giữ được phần lớn số vốn của mình.

Hard Stop [Phương pháp đặt stoploss cố định]

Một trong những cách đơn giản là đưa ra những khoảng cố định để dừng lỗ, khi đó bạn chỉ cần đưa ra số pips nhất định để quyết định đóng trạng thái giao dịch. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, điểm dừng lỗ với khoảng cố định như vậy trong một thị trường biến động lại không mang nhiều ý nghĩa. Tại sao bạn lại đặt cùng dừng lỗ 20 pips trong cả 2 loại thị trường đi ngang ổn định và một thị trường biến động mạnh? Tương tự như vậy, tại sao bạn sẽ đặt stop loss cùng 80 pips trong cả 2 điều kiện thị trường như trên?

Để minh họa điểm này, chúng ta hãy so sánh cách đặt một điểm dừng lỗ với việc mua bảo hiểm. Phí bảo hiểm mà bạn phải trả là khác nhau cho các rủi ro khác nhau mà bạn phải chịu. Một người thừa cân, hút thuốc, 60 tuổi có hàm lượng cholesterol cao trả tiền nhiều hơn cho bảo hiểm nhân thọ so với một thanh niên 30 tuổi, không hút thuốc có mức cholesterol bình thường bởi vì rủi ro đối với [tuổi, cân nặng, hút thuốc lá, cholesterol] thì khả năng tử vong cao hơn. Nếu biến động [rủi ro] là thấp, bạn không cần phải trả phí nhiều cho bảo hiểm. Điều này cũng đúng đối với cách chúng ta đặt lệnh stoploss- số tiền bảo hiểm cần thay đổi theo sự biến động chung của thị trường.

ATR % Stop Method [Phương pháp đặt stoploss sử dụng tỉ lệ phần trăm chỉ báo ATR- ATR%]

Phương pháp đặt stoploss với ATR% có thể áp dụng cho bất kỳ kiểu trader nào bởi vì khoảng dừng lỗ được xác định bằng tỉ lệ phần trăm của chỉ số ATR [chỉ số khoảng dao động trung bình]. ATR là thước đo biến động trong khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian thường được sử dụng nhất là 14 kỳ, đó cũng là một tham số phổ biến cho các chỉ ố dao động khác như RSI và stochastics. Một giá trị ATR cao hơn cho thấy thị trường có nhiều biến động và ngược lại khi thấy giá trị ATR thấp hơn. Bằng cách sử dụng tỷ lệ phần trăm ATR bạn sẽ đảm bảo được điểm đặt stoploss của bạn sẽ linh động và thay đổi phù hợp với từng điều kiện của thị trường.

Ví dụ, đối với bốn tháng đầu năm 2006, khoảng dao động hàng ngày, cặp GBP / USD trung bình là khoảng 110 đến 140 pips. Một day trader có thể muốn sử dụng điểm đặt stoploss với 10% giá trị ATR- điều này có nghĩa là điểm đặt stoploss của bạn sẽ cách điểm vào lệnh 10%x ATR pips. Trong ví dụ này, lệnh dừng lỗ sẽ trong khoảng từ 10-14 pip tính từ điểm vào lệnh.Tương tự như vậy, một Swing Trader có thể muốn sử dụng 50% hoặc 100% giá trị ATR để đặt stoploss cho mình. Trong tháng năm và tháng sáu năm 2006, giá trị ATR hàng ngày dao động từ 150-180 pips. Như vậy, các day trader lựa chọn 10% giá trị ATR sẽ có khoảng stoploss từ 15-18 pips, trong khi đó các swing trader sẽ có khoảng stoploss 75-90 pips nếu họ lựa chọn mức 50% giá trị ATR. Hình 1

Điều này có nghĩa là với thị trường biến động hơn thì cần đặt stoploss rộng hơn. Đã bao nhiêu lần bạn bị dính stop loss và sau đó theo đúng chiều như mình dự đoán? Stop loss là điều chắc chắn sẽ xảy ra trong trading, nhưng không có gì tồi tệ hơn việc bị stop loss ở những mức giá ngẫu nhiên và sau đó nhìn thị trường theo đúng hướng mình dự đoán ban đầu.

Ngoài ra ta còn một số phương pháp đặt stop loss cho những điều kiện thị trường và các kiểu trader khác nhau. Điều này sẽ được tiếp tục trình bày trong phần 2 mời quý độc giả theo dõi.

Giới thiệu sách Trading hay

Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu

Giao dịch ngoại hối là công việc đòi hỏi sự tính toán tỷ mỉ. Thị trường luôn biến động khó lường trước, vì thế để bảo về tài khoản giao dịch của bạn tránh khỏi những khoản lỗ quá lớn hoặc bị thổi bay, bạn nên sử dụng lệnh dững lỗ trong mọi trường hợp.

Tuy nhiên việc bạn đặt lệnh cắt lỗ cho mỗi lệnh giao dịch của ban không đủ để biến bạn trở thành một trader có lợi nhuận. Kích thước khoản dừng lỗ của bạn phải phù hợp để đảm bảo lệnh của bạn an toàn khi thị trường di chuyển. Tại bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn hiểu dừng lỗ hay Stop Loss là gì, cũng như cách đặt Stop Loss như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.

Tôi sẽ bắt đầu bài viết của mình bằng một cái nhìn nhanh về đòn bẩy vì đó là lý do / thủ phạm tại sao các nhà giao dịch Forex phải bắt buộc sử dụng lệnh dừng lỗ. Đây là điều cần thiết bởi vì các nhà đầu tư ngoại hối thường sử dụng đòn bẩy để tối đa hóa lợi nhuận tiềm năng từ thị trường Forex.

Rủi ro trong đầu tư forex

Thành thật mà nói, tôi sẽ không ngạc nhiên nếu các doanh nghiệp ghen tị với các nhà giao dịch Forex vì khả năng tiếp cận vốn nhanh chóng và dễ dàng của họ.

Đòn bẩy cao được trao và cấp cho các nhà giao dịch ngoại hối vì các ngân hàng đang hào phóng. Các ngân hàng này có chiến lược rất cụ thể.

Tại sao các trader có thể được sử dụng mức đòn bẩy cao như vậy?

Đó là một đề xuất kinh doanh đơn giản cho họ. Đòn bẩy càng cao thì giao dịch càng trở nên rủi ro. Giao dịch càng rủi ro, thì khả năng mất toàn bộ vốn của trader càng dễ dàng và nhanh chóng, lượng tiền này sẽ chuyển qua túi của những tổ chức – big boy.

Hiện nay, một số sàn giao dịch forex thậm chí còn cung cấp các mức đòn bẩy gần 1000: 1. Trong những tình huống này, ngay cả khi bạn chỉ có 1.000 đô la, bạn có thể giao dịch một hợp đồng giá trị 1.000.000$.

Đòn bẩy là cơ hội hay rủi ro ?

Tôi sẽ thiên hướng về rủi ro hơn là cơ hội.

Đòn bẩy làm cho việc đầu tư Forex trở thành một công việc mạo hiểm. Hãy suy nghĩ về nó.

Khi bạn sở hữu tiền tệ, bạn sở hữu nó. Rủi ro bạn gặp phải là sự mất giá của loại tiền cụ thể đó so với các loại tiền tệ khác. Bạn cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng của lạm phát và số tiền bạn sở hữu có sức mua ít hơn trong tương lai. Nhưng nó vẫn là nó.Cũng tương tự như bạn sở hữu 1 cây Vàng, giá vàng 50 triệu/ 1 lượng hay 30 triệu/lượng thì nó vẫn là 1 cây vàng.

Sở hữu và giao dịch tiền tệ của bạn với tỷ lệ 1: 1 không nguy hiểm và rủi ro như các kênh đầu tư tài chính khác.

Mọi thứ sẽ khác nếu như bạn sử dụng thêm đòn bẩy. Sử dụng đòn bẩy làm tăng mức độ rủi ro. Nếu bạn sử dụng đòn bẩy và bạn không sử dụng lệnh cắt lỗ, bạn đang đánh bạc và bạn có nguy cơ mất tất cả vốn trước khi nhận được một cuộc gọi ký quỹ Call Margin. Từ chối trách nhiệm rủi ro là có lý do, không chỉ vì hình thức. Các cảnh báo không phải là vô nghĩa.

Rủi ro đến từ thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối luôn biến động và có những thay đổi không báo trước, việc này trader chúng ta không thể lường trước và can thiệp được. Điển hình nhất là những biến động tiền tệ bị ảnh hưởng do nền kinh tế suy thoái, ảnh hưởng do thiên tai dịch bệnh [ ví dụ Covid] hay do tin tức lãi suất.

Xem thêm: Tin tức FOMC ảnh hưởng tới thị trường như thế nào

Nếu như bạn là trader đủ lâu trên thị trường, bạn sẽ trải qua ít nhất vài lần thị trường biến động mạnh mẽ như thế này:

Đặt Stop loss để kiểm soát thua lỗ khi thị trường biến động lớn

Stop Loss là gì?

Stop Loss, tạm dịch là dừng lỗ là chức năng được những nhà môi giới cung cấp để trader sử dụng, giới hạn mức thua lỗ cho những lệnh mà thị trường đi ngược so với phân tích ban đầu của trader.

Tại sao lệnh cắt lỗ lại quan trọng như vậy?

Chúng ta không bao giờ có thể biết trước được tương lai thị trường sẽ biến động như thế nào, tất cả những dự đoán hay phân tích chỉ mang tính tương đối. Nếu chúng ta không đặt Stop Loss, rất có thể chúng ta sẽ bị thổi bay tài khoản chỉ trong 1 vài giao dịch thị trường đi ngược chiều hoặc thị trường đón nhận những tin tức đột biến bất ngờ, thuật ngữ thường dùng là cháy tài khoản.

Đặt Stop Loss giúp bạn giới hạn được số tiền tối đa bạn có thể mất cho giao dịch sai đó, nhưng đặt dừng lỗ chưa chắc đã giúp bạn kiếm được lợi nhuận nếu bạn không biết tính toán điểm dừng lỗ chính xác.

Thường sẽ xảy ra 2 trường hợp:

  • Giá đặt Stop loss rất gần với giá hiện tại, thị trường chạm điểm dừng lỗ, bạn mất vị thế và mất tiền, sau đó thị trường di chuyển theo hướng ban đầu bạn phân tích
  • Giá đặt Stop Loss quá xa so với mức giá hiện tại, số tiền bạn mất đi có thể rất lớn nếu thị trường đảo chiều không đi đúng hướng bạn phân tích

Điểm đặt dừng lỗ của các bạn phải có tính logic, dựa vào phân tích, không phải đặt dừng lỗ ở một vị trí tùy ý theo cảm xúc như tham lam [ đặt Stop loss quá ngắn gần điểm vào lệnh với hi vọng lợi nhuận cao hơn] hay sợ hãi [đặt Stop loss quá xa điểm vào lệnh vì sợ thị trường quét Stop loss mất vị thế].

Câu hỏi đặt ra là nên đặt Stop loss như thế nào ?

Dưới đây tôi có tổng hợp một số cách đặt Stop loss hiệu quả để bảo vệ cho tài khoản của các bạn.

Cùng theo dõi nhé.

Hướng dẫn đặt Stop Loss hiệu quả

Các bạn có thể thiết lập các mức dừng lỗ ở trạng thái tĩnh, tức là dự đoán mức phân bổ số tiền cắt lỗ và không di chuyển điểm đó cho tới khi thị trường chạm mức giá dừng hoặc giá chạm mức chốt lời kì vọng.

Tôi sẽ lấy ví dụ một số điểm dừng lỗ với các mô hình quen thuộc:

1. Đặt Stop loss với mô hình nến Pinbar

Giao dịch trade forex với pinbar là hình thức rất phổ biến được nhiều trader sử dụng.

Bạn có thể sử dụng pinbar giao dịch tại những vùng giá dễ đảo chiều như kháng cự, hỗ trợ, vùng cung cầu hay điểm tiếp xúc kênh giá. Mức đặt dừng lỗ cơ bản cho những tín hiệu nến pinbar như thế này thường cách giá thấp nhất của nến 5 pip, tùy từng cặp tiền.

Pinbar là gì?

Nhiều cặp tiền có mức spread cao bạn có thể tăng thêm vài pip để lệnh bạn được an toàn. Và tốt nhất là bạn nên lựa chọn những sàn forex có mức chênh lệch giá thấp nhất để giao dịch, như thế thì mức an toàn cho lệnh và lợi nhuận đạt được sẽ cao hơn.

Điểm dừng lỗ an toàn khi giao dịch với nến Pinbar là cách râu nến 5-10 pip tùy cặp tiền

Trường hợp vùng đảo chiều xuất hiện nhiều pinbar, nhiều mô hình nến đảo chiều, các bạn nên đặt dừng lỗ theo cây nến có mức giá cao nhất trong vùng giá đó:

Hình 1.2: Stop loss theo cụm nến đảo chiều

Xem thêm phương pháp giao dịch Price Action

2. Cách đặt Stop Loss với nến Inside Bar

Nến Insiderbar được hình thành khi giá của cây nến sau bị nến lại trong cây nến trước đó. Khi thị trường đột phá mô hình nến này, giá thường di chuyển rất mạnh.

Tìm hiểu thêm về mô hình nến Inside bar

Trader tận dụng điều này để giao dịch thuận chiều di chuyển đột phá của giá.

Điểm dừng lỗ tối ưu nhất khi giao dịch mô hình này là điểm thấp nhất của nến mẹ[ nếu là lệnh BUY] hoặc điểm cao nhất của nến mẹ[ nếu là lệnh sell]:

Hình 2.1: Cách đặt Stop loss theo mô hình Insidebar

3. Cách đặt Stop Loss khi giao dịch với kháng cự hỗ trợ

Sử dụng kháng cự hỗ trợ để trade forex thực tế mang lại hiệu quả rất lớn nhưng lại bị nhiều anh em trader bỏ qua và tìm kiếm những ” chén thánh” khác được cho là tốt hơn.

Trong mấy năm gần đây tôi vẫn thường sử dụng điểm cản giá này để giao dịch, và tôi cũng chia sẻ rất nhiều những phương pháp trade forex đơn giản và hiệu quả khác tại bài viết này.

6 phương pháp Trade Forex hiệu quả nhất

Thông thường khi sử dụng kháng cự hỗ trợ, chúng ta thường có 2 cách:

  • TH1: Giao dịch đảo chiều khi giá tiếp cận kháng cự hỗ trợ
  • TH2: Giao dịch phá vỡ kháng cự hỗ trợ

Tùy vào từng trường hợp chúng ta sẽ có cách đặt Stop loss khác nhau.

Ví dụ hình trên, giá tiếp cận hỗ trợ và xuất hiện mô hình nến đảo chiều tại đây, trader vào lệnh mua, điểm stop loss sẽ được đặt theo mô hình nến đảo chiều này.

Nếu giá phá ngưỡng hỗ trợ, có kiểm tra lại, chúng ta cũng đặt dừng lỗ theo mô hình nến khi giá kiểm tra lại các ngưỡng bị phá vỡ này. Trường hợp giá đi quá nhanh và mạnh và không quay lại thì sao? Chúng ta sẽ đặt điểm dừng lỗ ngay sau vùng kháng cự hỗ trợ mới bị phá một khoảng cách khoảng 10 pip.

4. Cách đặt Stop loss theo vùng Supply Demand

Cách sử dụng Supply demand để giao dịch sẽ có một bài riêng biệt hướng dẫn các bạn, việc đặt điểm stoploss theo phương pháp này cũng khá đơn giản, điểm an toàn để đặt lệnh dừng lỗ chính là dưới vùng Demand và trên vùng Supply:

Ngoài những cách đặt dừng lỗ như trên, các bạn có thể tham khảo thêm cách đặt dừng lỗ theo mô hình giá [ vai đầu vai, hai đỉnh hai đáy, nêm….], mỗi một phương pháp sẽ có một điểm đặt dừng lỗ khác nhau, nhưng về cơ bản, chúng sẽ tuân thủ theo cách đặt dừng lỗ theo mô hình nến tại các điểm đảo chiều hay điểm breakout

Một điểm đặt Stop loss đáng tin cậy phụ thuộc vào chất lượng của setup mà chúng ta giao dịch.

Để tìm kiếm một điểm đặt stop loss an toàn hãy tìm những setup giao dịch chất lượng và cùng với xu hướng hiện tại. Thế nhưng chưa đủ, để bảo toàn vốn, chúng ta cần phải làm nhiều hơn như thế.

Đặt Stop loss để đảm bảo thua lỗ không vượt quá mức độ rủi ro chúng ta có thể mất, còn việc bảo toàn khoản lợi nhuận đã có thì sao? Thử lấy ví dụ sau:

Hình 1: Làm cách nào để bảo toàn lợi nhuận trong trường hợp này?

Ví dụ trên chúng ta Buy EURUSD tại 1.07913 , dừng lỗ ban đầu tại 1.07500, điểm chốt lời kỳ vọng là vùng kháng cự 3 mức giá 1.14378. Thật tuyệt vời! Giá đã chạy theo đúng xu hướng và giá trị hiện tại là 1.10773.

Chúng ta có thể thấy để đi lên được vùng Kháng cự 3, giá phải đi qua vùng kháng cự 2, và chưa chắc giá có thể phá khỏi kháng cự 2 này. Có thể giá sẽ đảo chiều quay xuống ở kháng cự 2.

Để bảo toàn được khoản lợi nhuận đã có mà vẫn giữ lệnh lên được kháng cự 3, chúng ta sẽ di chuyển điểm Stop loss ban đầu lên dưới vùng kháng cự 1, như thế sau này giá có đảo chiều chúng ta vẫn có lợi nhuận một phần.

Cách làm như vậy được gọi là dời Stop Loss.

Dời stop loss là gì?

Dời stop loss được hiểu là sự di chuyển stop loss theo cùng hướng với giao dịch của bạn. Bạn mua thì dời stop loss lên cao dần còn bán thì dời stop loss xuống thấp dần. Dời điểm dừng lỗ giúp bạn thu ngắn khoảng cách cắt lỗ so với giá hiện tại để bảo vệ lợi nhuận nếu như thị trường đi ngược lại sau khi lệnh đã có một lượng lợi nhuận nhất định.

Các trader thường dời Stop Loss về điểm vào lệnh khi thị trường mới chỉ di chuyển được 30 pip-40 pip, điều này có thể bảo vệ tài khoản cho bạn không bị thua lỗ nhưng chưa chắc đã an toàn cho vị thế của bạn. Nếu bạn dời điểm dừng lỗ vô tội vạ thì việc giữ lệnh lên điểm chốt lời mà bạn kì vọng trước đó rất khó để thực hiện.

Điểm dừng lỗ phải luôn được đảm bảo 2 nguyên tắc: một là giữ an toàn cho tài khoản, 2 là giữ an toàn cho vị thế của bạn tránh bị thị trường quét mất [ Stop Hunt]

Tôi sẽ lấy ví dụ về 3 cách dời điểm dừng lỗ tôi hay sử dụng cho các bạn tham khảo:

5.1. Cách dời stop loss theo Setup hành động giá

Trader đặt điểm dừng lỗ ban đầu dựa trên các setup price action, khi xuất hiện các setup khác chúng ta dời stop loss của setup trước về điểm stop loss của setup sau.

Hình 3: Dời stop loss theo setup hành động giá

Có thể thấy việc dời điểm dừng lỗ cũng giống như việc tăng vị thế với những setup mới hình thành, ta có thể vào thêm lệnh mới và vừa bảo vệ lợi nhuận hiện tại.

  1. Setup giảm giá, ta vào lệnh bán
  2. Stop loss ban đầu đặt theo nến pinbar
  3. Điểm dừng lỗ an toàn nhất là theo cây doji đỉnh cao nhất
  4. Lệnh đã có lợi nhuận, giá hồi nhẹ tạo mẫu hình tăng dần và sau đó là giảm mạnh.
  5. Nếu bạn vẫn quyết định giữ lệnh, hãy dời điểm stop loss theo điểm 5 cây doji bia mộ
  6. Thị trường tạo tín hiệu tăng giá dần. Bạn có thể lựa chọn dừng lệnh với mức RR 1:4

5.2. Cách dời Stop loss theo Hỗ trợ và kháng cự

Chúng ta có thể thấy giá được hỗ trợ và kháng cự bởi các điểm chốt, đường trendline và vùng giằng co.

Trên lý thuyết thì chúng ta có thể dời stop loss theo các mức hỗ trợ và kháng cự theo từng vị thế giao dịch, mua dời theo hỗ trợ và bán dời theo kháng cự. Nhưng về cơ bản thì các điểm chốt thứ cấp là không đáng tin cậy để dời stop loss. Do đó, tôi khuyến khích theo các hành động giá sau để dời stop loss:

  • Điểm chốt vững bền.
  • Điểm chốt với vùng giằng co.

Phương pháp đầu tiên thì rất đơn giản khi chúng ta chỉ cần đặt stop loss dưới điểm chốt đáy vững bền vài pip với lệnh mua và trên điểm chốt đỉnh vững bền vài pip với lệnh bán.

Phương pháp thứ hai hiệu quả hơn khi chúng ta dùng vùng giằng co để tìm những điểm đáng tin cậy để đặt điểm stop loss mới .

Với lệnh mua chúng ta chờ cho giá hình thành nến hoàn toàn nằm trên vùng giằng co rồi sau đó đẩy stop loss lên dưới điểm chốt đáy dưới vùng giằng co.

Ngược lại với lệnh bán, sau khi giá hình thành nến nằm hoàn toàn dưới vùng giằng co thì ta kéo stop loss xuống ở trên điểm chốt đỉnh của vùng giằng co.

Hình sau sẽ ví dụ cho các bạn về sự hiệu quả mà vùng giằng co đem lại cho chúng ta trong việc dời stop loss.

Hình 4: Dời stop loss dựa vào điểm chốt ở vùng giằng co

  1. Khi hình thành setup phá vỡ vùng giằng co thất bại, ta tiến hành giao dịch với lệnh mua.
  2. Stoploss ban đầu đặt theo nến Spining top ở đáy
  3. Giá di chuyển nhưng không tạo ra điểm thích hợp để đặt dừng lỗ mới
  4. Giá hồi về tạo đáy và xuất hiện vùng giằng co. Tín hiệu bao trùm tăng tại đây là vị trí thích hợp để dời điểm dừng lỗ mới lên dưới mô hình
  5. Tiếp theo lại là một vùng giằng co. Sau khi hình thành cây nến tăng nằm hoàn toàn trên vùng giằng co thì ta điều chỉnh stoploss. Ta thấy có hai đáy ở dưới vùng giằng co, ta sẽ lấy đáy nào gần vùng giằng co nhất.

5.3. Dời Stop Loss tự động bằng cách sử dụng lệnh Trailing Stop

Lệnh Trailing Stop là một dạng dời điểm dừng lỗ động, điểm dừng lỗ luôn luôn di chuyển cùng chiều với hướng giá di chuyển.

Ví dụ: Bạn đặt lệnh mua XAUUSD 1850, giá Stop loss ban đầu là 1845. Giá hiện tại là 1900. Bạn muốn an toàn cho khoản lợi nhuận của mình những vẫn muốn giữ lệnh, bạn cài lệnh trailing stop với mức 3 giá vàng. Nếu vàng tiếp tục tăng lên 1905, thì giá dừng lỗ của bạn di chuyển cách giá hiện tại là 1902. Nếu vàng quay trở về 1902 thì lệnh bạn tự đóng.

Cách cài đặt lệnh Trailing Stop trên MT4:

Tại giao diện MT4, bấm chuột phải vào lệnh muốn đặt Trailing Stop, tùy chọn mức khoảng cách bạn chọn như hình:

lựa chọn mức giá tự động dời điểm stop loss theo ý muốn, rồi nhấn OK là xong:

Lưu ý lệnh Trailing Stop chỉ hoạt động khi MT4/MT5 được bật nhé.

KẾT LUẬN

Như vậy tôi vừa hướng dẫn các bạn cách đặt stop loss cũng như cách dời điểm dừng lỗ để bảo vệ an toàn cho tài khoản cũng như lệnh giao dịch của các bạn.

Tuy nhiên lệnh dừng lỗ chỉ có tác dụng giới hạn mức tổn thất tối đa có thể mất cho bạn, còn việc lệnh của bạn có lợi nhuận và hiệu quả hay không cần phải tính toán rất kỹ giữa tỷ lệ thua lỗ/ lợi nhuận. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết này

Chúc các bạn thành công.

Tham gia nhóm hỗ trợ và các Sàn giao dịch uy tín nhất với ưu đãi độc quyền cùng Hoaibacfx

Chủ Đề