Nêu các bước làm bài văn nghị luận văn học

Với câu hỏi nghị luận xã hội, đề bài thường ra bởi ba dạng chính: nghị luận về một tư tưởng đạo lý, nghị luận về một hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề trong một tác phẩm văn học. Mỗi dạng lại sẽ bao gồm những dạng bài nhỏ hơn. Ví dụ, dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý có thể yêu cầu bàn luận về một ý kiến, một châm ngôn, danh ngôn; cũng có thể yêu cầu trình bày quan điểm cá nhân về một khái niệm phẩm chất tính cách nào đó.

Sau khi đã xác định được kiểu dạng đề, học sinh nên dành 5 phút để lập một dàn ý ngắn gọn tương ứng với kiểu đề. Trong dàn ý của bài văn nghị luận, học sinh cần chú ý những bước chính sau:

Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần bàn luận. Phần này yêu cầu viết ngắn gọn, chính xác, nhất thiết phải nêu được vấn đề theo yêu cầu của đề bài. Ví dụ, nêu nguyên văn ý kiến, châm ngôn, danh ngôn...; khái niệm chỉ tính cách hay trạng thái tâm lý; nêu hiện tượng cần bàn luận... Phần này cũng chính là mở bài, vì thế học sinh tránh diễn giải dài dòng, chỉ nêu ý khái quát.

Giải thích khái niệm [nếu có], tức là trả lời câu hỏi "là gì?". Phần này có thể giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng... tùy theo từng vấn đề.

Nêu những biểu hiện của vấn đề trong cuộc sống, trong văn chương, tức là trả lời câu hỏi "như thế nào?".

Lý giải nguyên nhân vấn đề, hiện tượng hay phẩm chất, tức là trả lời câu hỏi “vì sao?”.

Bàn luận về vấn đề, đánh giá phẩm chất, hiện tượng..., đặt ra một số câu hỏi lật ngược lại vấn đề, nhìn vấn đề sâu hơn ở nhiều góc độ... Ví dụ hiện tượng/phẩm chất/ý kiến ấy có luôn đúng/sai/tốt/xấu?

Rút ra bài học về nhận thức và hành động cho bản thân. Một bài học nhận thức nên là suy nghĩ chân thành, sâu sắc chứ không phải sáo rỗng, hô khẩu hiệu như nhiều học sinh thường làm. Phần này thường là phần kết bài của bài văn nghị luận xã hội.

Học sinh có thể lựa chọn hình thức viết thư, tản văn, nhật ký... Mọi cách làm đều có thể đạt kết quả cao nếu có sự phù hợp, chân thành, sâu sắc; tránh viết theo hội chứng đám đông, hãy chọn cách viết phù nhất với mình.

Đối với phần nghị luận văn học - phần chiếm nhiều thời gian, công sức, đòi hỏi cao nhất về kiến thức và kỹ năng, học sinh cần tìm hiểu đề kỹ, xác định đúng vấn đề nghị luận, khoanh vùng phạm vi dẫn chứng.

Vì vậy, khi lập dàn ý cho bài văn nghị luận, học sinh cần xác định rõ những luận điểm chính, luận cứ đi kèm và dẫn chứng sẽ sử dụng nhằm sáng tỏ luận điểm đó. Quan trọng không phải là đề bài ra tác phẩm gì mà là đề bài yêu cầu gì. Bởi vì, mỗi tác phẩm, đề thi có thể khai thác với nhiều yêu cầu khác nhau. Ví dụ, cùng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, đề có thể hỏi theo các cách sau đây:

Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Trình bày cảm nhận về hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh.

Phân tích đoạn thơ sau đây [...] trong bài Sóng của Xuân Quỳnh.

Với mỗi dạng đề, cần có sự bắt đầu, triển khai ý, huy động kiến thức cho phù hợp với yêu cầu nghị luận dù cùng một đối tượng nghệ thuật.

Sau đó, học sinh hình thành một dàn ý xác định hướng triển khai các luận điểm, luận cứ trong bài; dàn ý ấy có thể thay đổi, sửa chữa đề có một bài làm mạch lạc, cân đối, nhất là không lan man, lệch hướng.

Căn cứ vào dạng bài [nghị luận về một đoạn thơ/bài thơ/đoạn trích, nghị luận về một nhân vật/nhóm nhân vật, nghị luận về một ý kiến bàn về tác phẩm, nghị luận về một tình huống truyện…], học sinh hình thành dàn ý khác nhau.

Sau khi đã có một dàn ý, các em bắt đầu viết bài trong tâm thế bình tĩnh, huy động cao nhất kiến thức, kỹ năng đã được thầy cô giáo cung cấp trong quá trình học tập. Phần mở bài, nên nêu ngắn gọn các kiến thức về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận; phần thân bài, cần có sự kết nối logic, chặt chẽ giữa các luận điểm, cần làm rõ vị trí của vấn đề nghị luận với giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản của tác phẩm. Phần kết luận cần khẳng định lại các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm trên cơ sở những vấn đề vừa nghị luận.

Khi lập dàn ý, học sinh có thể ước lượng khối lượng kiến thức, dẫn chứng mình sẽ truyền đạt để đảm bảo bài thi mạch lạc và độ dài vừa đủ. Phần nghị luận xã hội cần làm theo yêu cầu khoảng 600, tương ứng khoảng 3-4 trang giấy thi. Phần nghị luận, thí sinh viết theo khả năng kiến thức của mình, tránh sơ sài phản cảm, độ dài của bài viết phần nào thể hiện năng lực và bề dày kiến thức của thí sinh.

Ngữ văn không phải là môn học chỉ cần đặt bút và tùy hứng viết đến độ dài cần thiết. Việc lập dàn ý sẽ giúp học sinh làm chủ và điều khiển được bài thi của mình, cùng với kiến thức và cảm xúc tạo nên một bài văn hay. Vì vậy, học sinh nên dành 5-10 phút để lập dàn ý chi tiết trước làm bài.

[Theo vnexpress]

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2023 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 

- Yêu cầu khi làm nghị luận văn học: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, phải trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo. 

- Những thao tác chính của văn nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh,… 

- Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,… 

- Khi làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý các yêu cầu sau đây: 

+ Nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. 

+ Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,… 

+ Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện [hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,..]. 

+ Đối với tác phẩm văn xuôi: cú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,… 

- Cần khắc sâu tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, cần trả lời cho được 4 câu hỏi sau đây: 

1. Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Viết lại rõ ràng luận đề ra giấy. 

- Đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài. 

- Đề chìm, các em cần nhớ lại bài học về tác phẩm ấy, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác định luận đề. 

2. Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu bài nào? Dưới đây là dạng đề thường gặp: 

- Bình giảng một đoạn thơ 

- Phân tích một đoạn thơ. 

- Phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi. 

- Phân tích một hình tượng 

- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật,… 

3. Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính? 

4. Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu? 

- Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đang bàn đến. 

- Tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: 

+ Xác định giá trị nội dung, tư tưởng: tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung. Đó là những nội dung nào?; Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gởi gắm thông điệp gì đến người đọc? 

+ Xác định giá trị nghệ thuật: để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào?; Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì?; Chi tiết nào, hình ảnh nào,…làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó [Cần lưu ý, việc phân chia hai vấn đề nội dung, hình thức để dễ tìm ý, nhưng khi phân tích thì không nên tác rời giá trị nội dung và nghệ thuật.]

Dựa trên các ý đã tìm được, các em cần phát họa ra 2 dàn ý sơ lược. Cần chú ý : khi lập dàn ý và triển khai ý phải đảm bảo bốc cục 3 phần của bài văn, nếu thiếu một phần, bài văn sẽ không hoàn chỉnh và bị đánh giá thấp. 

Dưới đây là dàn ý cơ bản của một bài văn phân tích tác phẩm. 

- Giới thiệu vài nét lớn về tác giả. 

- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm. 

- Giới thiệu luận đề cần giải quyết. [cần bám sát đề bài để giới thiệu lau65n đề cho rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề]. 

- Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…[Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1,2,3…ý a, ýb,..mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy]. Các em cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì?, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,… 

- Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,… 

- Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm [so sánh với các tác phẩm khác cùng thời] và nêu hạn chế của nó [nếu có]. 

Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật. Sau khi đã có dàn ý, các em cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luận điểm vừa tìm ra. 

3. Cách dựng đoạn và liên kết đoạn: 

Cần nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn văn nghị luận [Phải xuống dòng và lùi đầu dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa] Một đoạn văn nghị luận thông thường cần chứa đựng một số loại câu sau đây: 

- Câu chủ đoạn: nêu lên luận điểm của cả đoạn, câu chủ đoạn cần ngắn gọn rõ ràng. 

- Câu phát triển đoạn: gồm một số câu liên kết nhau: câu giải thích, câu dẫn chứng, câu phân tích dẫn chứng, câu so sánh, câu bình luận,… 

- Câu kết đoạn: là câu nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai, tiểu kết cả đoạn. 

 * Liên kết đoạn: Các đoạn văn trong bài văn đều cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Có 2 mối liên kết: liên kết nội dung và liên kết hình thức. 

+ Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dung, nghĩa là mỗi đoạn văn đều phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì bài văn sẽ trở nên lan man, xa đề, lạc đề. 

+ Có thể thấy sự liên kết nội dung qua những từ ngữ xuất hiện trong mỗi đoạn văn. Các từ ngữ quan trọng trong luận đề [hoặc những từ ngữ trong cùng một trường từ vựng ấy] thường xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đoạn văn. 

+ Bên cạnh sự liên kết nội dung ở các đoạn văn, các em còn phải biết cách liên kết hình thức để giúp cho việc triển khai ý thêm dễ dàng, làm cho bài văn trở nên dễ đọc, dễ hiểu, có tính mạch lạc, rõ ràng. 

+ Liên kết hình thức có thể thấy rõ qua các câu nối hoặc từ ngữ liên kết đoạn nằm đầu mỗi đoạn văn. 

+ Tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn văn mà ta có thể dùng các từ ngữ liên kết đoạn khác nhau, dưới đây là một số từ ngữ mà tần số xuất hiện rất nhiều trong các bài làm văn. [Trước tiên, tiếp theo đó, ở khổ thơ thứ nhất, sang khổ thơ thứ hai,…; 

Bên cạnh đó, song song đó, không những thế, song, nhưng,…; Về cơ bản, về phương diện, có thể nói, cũng có khi, rõ ràng, chính vì, tất nhiên,…; Nếu như, nếu chỉ có thể, thế là, dĩ nhiên, thực tế là, vẫn là, có lẽ,…; Cũng cần nói thêm, trở lại vấn đề,…; Cho dù, mặc dù vậy, nếu như ở trên,…; Nhìn chung, nói tóm lại,…] 

- Chú ý chính tả, bài viết sạch đẹp, bố cục rõ ràng 

C. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: 

I. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 

Nghị luận vê một đoạn thơm bài thơ thường có các nội dung sau: 

- Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ. 

- Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật cảu bài thơ, đoạn thơ. 

- Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ. 

- Đọc kĩ một đoạn thơ, bài thơ nắm: hoàn cảnh, nội dung, vị trí,… 

- Đoạn thơ bài thơ có những hình ảnh, ngôn ngữ gì đặc biệt. 

- Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả 

- Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong bài thơ, đoạn thơ? 

- Phạm vi dẫn chứng. b. Tìm ý: có nhiều cách tìm ý: 

* Tìm ý bằng cách lập câu hỏi: tác phẩm hay ở chỗ nào? Nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì? Cái hay thể hiện ở hình thức nghệ thuật nào? Hình thức đó được xây dựng bằng những thủ pháp nào? 

* Tìm ý bằng cách đi sâu vào những hình ảnh, từ ngữ, tầng nghĩa của tác phẩm,… 

- Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ [hoàn cảnh sáng tác, vị trí,…] 

- Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ [dựa theo các ý tìm được ở phần tìm ý]. 

- Bình luận về vị trí đoạn thơ, đoạn thơ. 

Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ. 

II. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. 

- Nắm rõ nhận định, nội dung của nhận định đề cập đến. 

- Nghị luận cần phải có những hiểu biết về văn học. 

- Nắm rõ tính hiện thực, tính nhân đạo, ngôn ngữ văn học. 

- Thành thạo các thao tác nghị luận. 

- Xác định luận đề: nội dung ý kiến, nhận định. 

- Giới thiệu khái quát ý kiến, nhận định… 

- Dẫn ra nguyên văn ý kiến đó. 

* Thân bài: triển khai các ý, vận dụng các thao tác để làm rõ nhận định. 

* Kết bài: khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân. 

III. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi 

- Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận. 

- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm đoạn trích. 

- Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích. 

a. Tìm hiểu đề: - Đọc kĩ đề, xác định vấn đề cần làm rõ.

- Các thao tác nghị luận.

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm [xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,…] 

- Dẫn nội dung nghị luận. 

- Ý khái quát : tóm tắt tác phẩm 

- Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề 

- Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích. 

Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích [cái hay, độc đáo] 

1. Nghị luận về một tình huống trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. 

- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. [có thể nêu phong cách]. 

- Giới thiệu về tác phẩm [đánh giá sơ lược về tác phẩm]. 

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác 

Tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất. 

- Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó. 

+ Tình huống 1....ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm. 

+ Tình huống 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm. 

- Bình luận về giá trị của tình huống 

- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm 

- Cảm nhận của bản thân về tình huống đó. 

2. Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn 

- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. [có thể nêu phong cách]. 

- Giới thiệu về tác phẩm [đánh giá sơ lược về tác phẩm], nêu nhân vật. 

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác 

- Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật. [Chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...] 

- Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm c. Kết bài: 

- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.

- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó 

3. Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. 

3.1. Dàn bài giá trị nhân đạo. 

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. 

- Giới thiệu về giá trị nhân đạo. 

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác 

- Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ. 

- Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo: 

+ Tố cáo chế độ thống trị đối với con người. 

+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người. 

+ Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người. 

+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người. 

- Đánh giá về giá trị nhân đạo. 

- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm 

- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó 

3.2. Dàn bài giá trị hiện thực. 

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. 

- Giới thiệu về giá trị hiện thực 

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác 

- Giải thích khái niệm hiện thực: 

+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực. 

+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử. 

- Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực: 

+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực. 

+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người. 

+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo [hay ca ngợi] xã hội, chế độ. 

- Đánh giá về giá trị hiện thực. 

- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm 

- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó 

Video liên quan

Chủ Đề