Nêu các yếu tố về nghệ thuật làm nên sức hấp dẫn của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

100 Bài văn mẫu lớp 9 LỚP 9 

BÀI LÀM

“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã thể hiện những giá trị nhân đạo và nhân văn sâu sắc. Để thể hiện thành công những giá trị của tác phẩm, nhà văn đã thêm vào đó những nét nghệ thuật đặc sắc, giúp truyền tải nội dung của tác phẩm.

Trước tiên, tác giả đã xây dựng được tình huống truyện khá độc đáo, đặc biệt là chi tiết “chiếc bóng”. Chiếc bóng này đã gây nên cái chết oan uổng của Vũ Nương, và cũng chính chiếc bóng đó đã giúp nàng giải oan, làm sáng tỏ mọi chuyện. Đây là sự khái quát hóa tấm lòng, sự ngộ nhận và hiểu lầm của từng nhân vật. Hình ảnh này góp phần hoàn thiện thêm vẻ đẹp nhân cách của Vũ Nương, đồng | thời cũng giúp thể hiện rõ hơn số phận bi kịch của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến nói chung.

Mặt khác, tác giả đã dẫn dắt tình huống truyện vô cùng hợp lí. Chi tiết chiếc bóng là đầu mối câu chuyện lại chỉ xuất hiện một lần duy nhất ở cuối truyện, tạo sự bất ngờ, bàng hoàng cho người đọc và tăng tính bi kịch cho câu chuyện. Tác phẩm cũng đã có nhiều sáng tạo hơn so với truyện “Vợ chàng Trương” trong dân gian. Hơn nữa, các nhân vật được xây dựng qua lời nói và hành động. Các lời trần thuật và đối thoại của nhân vật sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ nhưng vẫn khắc họa đậm nét và chân thật nội tâm nhân vật.

Đặc biệt, truyện đã sử dụng thành công những yếu tố kì ảo làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm. Yếu tố kì ảo, hoang đường làm câu chuyện vừa thực vừa hư, vừa có hậu, vừa không có hậu, làm hoàn chỉnh vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương. Đó là những chi tiết Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa hay anh gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại Vũ Nương, được sử giả của Linh Phi vẽ đường đưa về trần gian. Hay đó còn là chi tiết Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi lại biến đi mất. Các yếu tố này được đưa vào xen kẽ các yếu tố thực như về địa điểm, thời gian, những chi tiết thực về trang phục của các mỹ nhân, tình cảnh nhà Vũ Nương không có người chăm sóc sau khi nàng mất,… Cách thức này làm cho thế giới kì ảo, lung linh, mơ hồ trở nên gần với cuộc đời thực, làm tăng độ tin cậy, khiến người đọc có niềm tin vào câu chuyện được kể.

Dựa vào các chi tiết kì ảo này giúp thể hiện đặc trưng của thể loại truyền kì đó là có sự đan xen giữa yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực, lấy cái gì để nói cái ảo. Việc đan xen các yếu tố kì ảo còn làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương – người nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, khát khao được phục hồi danh dự, tạo nên một kết thúc có phần nào có hậu cho câu chuyện, thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở đời của nhân dân. Chi tiết kì ảo cũng đồng thời không làm mất đi phần nào tính bi kịch của truyện. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách ở giữa dòng bởi nàng và chồng con vẫn là âm dương cách biệt. Tác giả đưa người đọc vào giấc chiêm bao rồi lại kéo chúng ta sực tỉnh giấc mơ – giấc mơ về những người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn: nỗi oan của người phụ nữ vĩnh viễn không bao giờ giải được. Sự ân hận muộn màng của người chồng, đàn cầu siêu đều không cứu được người phụ nữ. Đây là giấc mơ cũng chính là lời cảnh tỉnh của tác giả. Nó để lại dư vị ngậm ngùi trong lòng người đọc và là bài học thấm thía về giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Như vậy, những yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong “Chuyện người con gái Nam Xương” đã góp phần nêu bật nội dung, qua đó cũng tạo sự hấp dẫn, kích thích, hứng thú đối với người đọc.

Nguồn website giaibai5s.com

Giá trị nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương1. Xuất xứ :Là thiên thứ 16/20 truyện, có nguồn gốc từ truyện cổ tích Vợ chàng Trương[kho tàng cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi sưu tầm và biên soạn] .Đây là một trong nhữngtruyện hay nhất của Truyền kì mạn lục, đã được chuyển thành vở kịch " Chiếc bóng oan khiên".- Từ cốt truyện cổ tích Vợ chàng Trương, nhà nho - nhà văn Nguyễn Dữ đã sáng tácthành truyện truyền kì bằng chữ Hán : Chuyện người con gái Nam Xương, đưa vào tập Thiên cổkì bút Truyền kì mạn lục của ông. Truyện một mặt ngợi ca và cảm thương số phận người đànbà tiết hạnh bị đẩy đến chỗ cùng đường, tự mình tước đi hạnh phúc của chính mình một mặt phêphán xã hội phong kiến và chiến tranh phong kiến đã cướp đi quyền sống, quyền hạnh phúc củacon người.2. Giá trị nội dung :- Qua câu chuyện về cái chết oan ức của Vũ Nương đã lên án chế độ phong kiến suy tàn:Chiến tranh triền miên; quan niệm hẹp hòi, hà khắc đã làm cho người phụ nữ xinh đẹp, nết nakhông thể sống cuộc sống bình thường mà phải chết oan uổng, chết mà vẫn còn băn khoăn ấmức.Tuy còn nhiều yếu tố hoang đường nhưng câu chuyện vẫn giàu tính hiện thực, vẫn phảnánh khá chân thực xã hội Việt Nam thời đó.3. Giá trị nghệ thuật :- Bố cục chặt chẽ dẫn dắt tự nhiên- Nghệ thuật kể chuyện khéo, chi tiết cái bóng đơn giản mà đắt giá.- Kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự + biểu cảm [trữ tình] làm nên một áng vănxuôi tự sự còn sống mãi với thời gian.- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Xây dựng nhân vật có cá tính riêng. Nhân vật được xâydựng qua lời nói và hành động. Các lời trần thuật và đối thoại của nhân vật sử dụng nhiều hìnhảnh ước lệ nhưng vẫn khắc hoạ đậm nét và chân thật nội tâm nhân vật.- Sáng tạo các chi tiết kì ảo hoang đường -> Làm cho tác phẩm không phải chỉ là bản kểcủa văn học dân gian mà là một sáng tạo của Nguyễn Dữ.- Lời văn biền ngẫu, ngôn ngữ ước lệ.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.


Giá trị nội dung: Tác phẩm đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc

  •  Giá trị hiện thực:
    • Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ [Đại diện là nhân vật Trương Sinh].
    • Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận của người phụ nữ: chịu nhiều oan khuất và bế tắc, phải tìm đến cái chết để kết thúc bi kịch.
    • Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa làm cho cuộc sống của người dân rơi vào cảnh bế tắc.
  • Giá trị nhân đạo:
    • Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật Vũ Nương: thùy mị, nết na, luôn giữ gìn khuôn phép, hết mực thủy chung với chồng.
    • Tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu có và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.

Nghệ thuật:

  • Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng. Chính chi tiết này đã tạo nên tính bất ngờ đồng thời cũng tăng thêm tính bi kịch cho chuyện
  •  Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, nhân vật được xây dựng qua lời nói và hành động. Các lời trần thuật và đối thoại của nhân vật sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ nhưng vẫn khắc hoạ đậm nét và chân thật nội tâm nhân vật.
  • Sử dụng yếu tố kỳ ảo làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.


Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Chuyện người con gái Nam Xương

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và phân tích những đặc sắc về nội dung và giá trị nghệ thuật của “Chuyện người con gái Nam Xương”.

Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm giàu giá trị nội dung và nghệ thuật. Từ câu chuyện kể về số phận của Vũ Nương để mở rộng ra số phận của người con gái thời phong kiến. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm, bố cục cũng như chỉ ra các khía cạnh nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm này.

Nội dung và giá trị nghệ thuật của “Chuyện người con gái Nam Xương” rất đặc biệt

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

Tác giả Nguyễn Dữ

Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỷ XVI, hiện năm sinh và năm mất của ông vẫn chưa được xác định. Ông là người huyện Trường Tân, nay thuộc tỉnh Hải Dương. Là người học trò ưu tú của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhờ học thức và hiểu biết cao rộng, Nguyễn Dữ được phong làm quan dưới triều nhà Lê. Tuy nhiên ông đã lui về ở ẩn chỉ sau một năm làm quan.

Tập truyện “Truyền kỳ mạn lục”

Tập truyện là tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ viết bằng chữ Hán. Nội dung tác phẩm là những ghi chép tản mạn xoay quanh những điều kỳ lạ được lưu truyền trong dân gian. Từ đó thể hiện tấm lòng xót thương của ông cho những số phận bất hạnh trong cuộc đời và quan niệm sống của nhà văn.

Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”

Được trích từ tập truyện “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ. Câu chuyện nói về một người con gái tên là Vũ Nương với số phận thảm thương, bất hạnh và đầy bi kịch trong thời đại phong kiến xưa. Từ đó thể hiện sự thương cảm của nhà văn với người con gái trong xã hội đương thời.

Bố cục của tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”

Tác phẩm có bố cục ba phần bao gồm:

  • Phần 1: Từ đầu đến “như đối với cha mẹ đẻ mình”: Kể về cuộc sống của nhân vật chính tên là Vũ Nương – một người con gái đầy phẩm hạnh có người chồng phải đi chiến đấu xa nhà
  • Phần 2: Tiếp theo đến “nhưng việc đã trót rồi”: Những oan khuất mà Vũ Nương phải gánh chịu
  • Phần 3: Đoạn còn lại: Nỗi oan của Vũ Nương được hóa giải

Đặc sắc về nội dung của tác phẩm

  • Hình ảnh Vũ Nương hiện lên là một cô gái nết na, thùy mị và có phẩm hạnh cao quý. Tuy nhiên số phận của cô lại vô cùng thảm thương, phải hứng chịu nỗi oan khuất.
  • Từ số phận người con gái Vũ Nương, tác giả đã bộc lộ sự đồng cảm với những người phụ nữ thời phong kiến. Mặc dù đẹp người đẹp nết nhưng bị vùi dập, có số phận bất hạnh. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ thời xưa, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn giữ trọn đạo nghĩa.
  • Mặc dù có nhiều chi tiết hoang đường kì ảo, nhưng tác phẩm lại khắc họa rõ nét những cổ hủ, bất công, khắc nghiệt trong xã hội thời phong kiến. Khiến cho người phụ nữ phải hứng chịu nhiều đau khổ.

Giá trị nghệ thuật của tác phẩm

Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

Từ câu chuyện dân gian, tác giả đã phát triển và thêm thắt nhiều tình tiết, yếu tố khiến cho tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” trở nên ly kỳ, hấp dẫn và phù hợp với thời đại hơn. Mạch truyện lôi cuốn, tự nhiên mặc dù nhiều yếu tố kỳ ảo đã được thêm thắt trong câu chuyện.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Qua những đoạn độc thoại, đối thoại, tác giả đã khắc họa một cách rõ nét tính cách riêng của từng nhân vật. Từ Vũ Nương cho tới cậu bé Đản, người chồng… Tất cả đều thể hiện những nét tính cách riêng, ngôn ngữ riêng khiến cho thế giới trong câu chuyện được hiện lên vô cùng sinh động và chân thực.

Sử dụng các yếu tố kỳ ảo

Trong chuyện, tác giả đã thêm thắt những yếu tố kỳ ảo, không có thật để giúp làm nổi bật chủ đề và khiến cho câu chuyện trở nên độc đáo, hấp dẫn hơn đối với người đọc, người nghe. Đặc biệt các yếu tố thực và kỳ ảo được thể hiện và đan xen một cách khéo léo khiến cho cốt truyện hợp lý, liền mạch hơn. Đồng thời những chi tiết này cũng thể hiện sự đồng cảm, mong muốn của tác giả giúp nàng Vũ Nương hóa giải những oan khuất của mình.

Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt

Tác phẩm không chỉ đơn thuần là một câu chuyện kể lại mà trong đó còn thể hiện cảm xúc, tình cảm của tác giả. Việc sử dụng nhiều phương thức biểu đạt giúp câu chuyện không còn khô khan mà hấp dẫn và lôi cuốn hơn.

Xây dựng tình tiết câu chuyện ly kỳ

Trong câu chuyện có nhiều tình tiết được xây dựng một cách khéo léo và đầy ly kỳ hấp dẫn. Đặc biệt là chi tiết “cái bóng” trên tường, là điểm thắt của câu chuyện giúp những mâu thuẫn, nỗi oan được đẩy lên đến đỉnh điểm một cách tự nhiên.

Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” không chỉ chứa đựng những giá trị nghệ thuật đặc sắc mà còn phản ánh nhiều giá trị hiện thực và nhân đạo. Ngợi ca phẩm chất của người phụ nữ, sự đồng cảm với thân phận bất hạnh của họ đồng thời phê phán, lên án những luật lệ hà khắc, cổ hủ trong thời đại phong kiến xưa.

Văn Học Lớp 9 -

Video liên quan

Chủ Đề