Nếu nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy những dấu hiệu nào để nhận biết học sinh nghiện ma túy

23/02/2017 | 12:12

Người nghiện ma túy thường không lường trước được tác hại ghê gớm của ma túy khi đưa vào cơ thể. Vì vậy nắm được các biểu hiện thường gặp của người vừa nghiện để kiểm tra, ngăn chặn rất quan trọng và cần thiết.

Các biểu hiện thường gặp ở người vừa sử dụng ma tuý Người vừa sử dụng xong một liều ma tuý thì nhìn chung tinh thần hưng phấn, vẻ mặt sung mãn, đỏ mặt, mắt đỏ và ướt, trông hoạt bát khác thường. Nếu tuổi còn trẻ họ thường dễ bị khiêu khích, muốn tìm cảm giác mạnh, gây gổ đánh nhau, tự rạch tay, dùng thuốc lá đốt chân tay… Các dấu hiệu trên được biểu hiện cụ thể qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Sau khi dùng 5–10 phút, biểu hiện phổ biến là mắt đỏ và trông ướt long lanh, sau đó chuyển qua sụp mi mắt, ngồi tại chỗ mắt lim dim, gãi chân tay, vò đầu, bứt tóc… [thể hiện rõ nhất trong trường hợp dùng thuốc phiện pha lẫn seduxen], người nhà khó phát hiện ra vì nó thường xảy ra ở nơi hút chích.


Giai đoạn 2: Sau 10-20 phút, mắt đỏ ướt, đồng tử teo, giọng nói khàn khàn, uống nhiều nước lạnh, tâm lý ở trạng thái hưng phấn cao, nói nhiều, cử chỉ và động tác thiếu chính xác. Nếu có tật thì tật thường xuất hiện ở mức cao như vuốt mũi, nhổ râu, nặn mụn, cắn móng tay, lấy ráy tai…
Giai đoạn 3: Sau 90 phút, người sử dụng ma tuý tìm chỗ yên tĩnh để thưởng thức cơn phê. Lúc này họ nằm như ngủ nhưng không ngủ, lại hút nhiều thuốc lá, tàn thuốc vung vãi. Quan sát nơi họ nằm thường thấy chăn màn thủng do tàn thuốc lá rơi vào, bề bộn đồ đạc, hôi, người sử dụng ma tuý sợ tắm, sợ ồn ào.

*Một số đặc trưng chủ yếu của người sử dụng ma tuý:


Về thể lực: Sống phụ thuộc vào ma tuý, sức khoẻ suy yếu, nhiều bệnh tật phát sinh, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Về tinh thần: Luôn tỏ ra thất vọng, lập dị, suy sụp về các giá trị tinh thần, thiếu ý trí quyết tâm, mất niềm tin vào cuộc sống.
Về tâm lý: không có khả năng suy nghĩ, tư duy, trí nhớ giảm, mất phương hướng, không có hứng thú trong sinh hoạt. Lời nói không đi đôi với việc làm, xuất hiện các biểu hiện tiêu cực.
Về xã hội: ít quan hệ [các quan hệ công khai chính đáng], sống vật vờ, cô lập và xa lánh mọi người.


Ảnh minh họa. Nguồn internet.

*Dấu hiệu nhận biết sớm người sử dụng ma tuý:Thay đổi thất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ít ngủ, dậy muộn, ngày ngủ nhiều… Hay tụ tập, đi lại đàn đúm với người có đời sống sinh hoạt buông thả như không lao động, không học hành… hoặc chơi thân với người sử dụng ma tuý. Đi lại có quy luật: mỗi ngày, cứ đến một giờ nhất định nào đó, dù đang bận việc gì cũng tìm cách, kiếm cớ để đi khỏi nhà. Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người [kể cả người thân trong gia đình]. Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, hay nói dối loanh quanh, hay có biểu hiện chống đối, cáu gắt hơn so với trước đây. Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, ngại lao động, bỏ vệ sinh cá nhân. Nếu còn đi học thì thường đi học muộn, trốn học, bỏ giờ học [thường vào giờ nhất định]. Ngồi trong lớp hay ngủ gật, học lực giảm sút nhanh. Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính đáng, thường xuyên xin tiền người thân và hay bán đồ đạc cá nhân, gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt, hay lục túi người khác… Trong túi quần áo, cặp, phòng ngủ thường có các thứ giấy bạc, thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm kim tiêm, ống thuốc, thuốc phiện, gói nhỏ heroin. Có dấu kim trên mu bàn tay, cổ tay, mặt trong khuỷu tay, mặt trong mắt cá chân, ở bẹn, ở cổ… Đối với người sử dụng ma túy nặng, còn có biểu hiện giảm sút sức khỏe rõ rệt, hường xuyên ngáp vặt, mắt lờ đờ; da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, ngại tắm, ăn mặc lôi thôi lếch thếch… Nếu người nghiện ma túy được phát hiện sớm, cai sớm, thì càng có khả năng cai được và giảm nguy cơ nhiễm HIV. Khi thấy những dấu hiệu người nghiện ma túy ở trên còn nghi ngờ có thể sử dụng test để kiểm tra.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], nghiện ma túy là một tình trạng hưng phấn theo chu kỳ và mạn tính, gây hại cho cá nhân và xã hội, tình trạng này xuất hiện bởi việc dùng lặp đi lặp lại ma túy [ma túy tự nhiên hoặc tổng hợp].

Cha mẹ nên để ý vì khi trẻ nghiện ma túy sẽ có các đặc điểm sau:

  • Có sự thèm muốn hoặc một nhu cầu không cưỡng lại được phải dùng ma túy và tìm mọi cách để thực hiện điều đó.
  • Có xu hướng tăng liều.
  • Tinh thần và thể chất phụ thuộc vào những tác dụng của ma túy.

Người nghiện ma túy thường có một số dấu hiệu bất thường cả về thể lý, hành vi và tâm trạng. Sử dụng ma túy ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống của trẻ vị thành niên, đôi khi dẫn đến những hậu quả đáng tiếc nếu không được can thiệp kịp thời.

Phụ huynh cần biết các dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy để có sự can thiệp kịp thời

Một số dấu hiệu cảnh báo sau đây giúp cha mẹ phát hiện nếu trẻ bị nghiện ma túy:

–  Dấu hiệu cảnh báo về thể chất:

  • Mắt đỏ ngầu, đồng tử lớn hơn hoặc nhỏ hơn bình thường. Dùng thuốc nhỏ mắt để cố gắng che giấu các dấu hiệu này.
  • Thay đổi trong ăn uống hoặc ngủ nghỉ. Đột nhiên tăng cân hoặc giảm cân.
  • Ít quan tâm đến việc chải chuốt, chăm sóc ngoại hình.
  • Hơi thở, cơ thể hoặc quần áo có mùi bất thường.
  • Run, nói lắp hoặc phối hợp kém.

–  Dấu hiệu về hành vi:

  • Trốn học, ít đến trường.
  • Nhu cầu về tiền bạc hoặc các vấn đề tài chính không giải thích được. Có thể mượn hoặc ăn cắp tiền.
  • Có các hành vi mập mờ, hay giấu giếm.
  • Đòi hỏi sự riêng tư nhiều hơn, khóa cửa, tránh tiếp xúc bằng mắt.
  • Thay đổi bạn bè, những nơi ưa thích và những sở thích đột ngột.
  • Thường xuyên gây rắc rối [đánh nhau, các hoạt động bất hợp pháp…].

–  Dấu hiệu cảnh báo về tâm lý

  • Tính cách hoặc thái độ thay đổi không giải thích được.
  • Thay đổi tâm trạng đột ngột, hay cáu gắt, tức giận.
  • Đôi khi hiếu động thái quá, kích động hoặc choáng váng bất thường.
  • Thiếu động lực, lo âu hoặc hoang tưởng không có lý do.

Tình trạng trẻ vị thành niên nghiện ma túy đang là vấn đề nhức nhối, rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình và xã hội. Cha mẹ nào có con ở độ tuổi này cần lưu ý nhé, và nếu phát hiện con sử dụng ma túy hãy nhờ đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp để có biện pháp cai nghiện ma túy cho con phù hợp.

Để chẩn đoán người nghiện ma túy, trên lâm sàng cần chẩn đoán hội chứng cai như đã nói ở trên. Ngoài ra, cần làm them các kỹ thuật để xác định bệnh nhân có nghiện ma túy hay không:

Lấy các loại mẫu thử để giám định các nhóm ma túy như: nhóm Opioids, nhóm ma túy tổng hợp ATS, nhóm cần sa, nhóm benzodiazepines, nhóm cocain, ketamin, LSD… Các loại mẫu thử được tiến hành như sau:

  • Lấy mẫu máu tĩnh mạch

  • Lấy mẫu nước tiểu.

  • Lấy mẫu tóc ở phía sau đỉnh đầu.

  • Lấy mẫu tang vật của người sử dụng như cây cỏ, viên, dung dịch…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc một người nghiện ma túy, và khi biết được nguyên nhân của họ bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc thuyết phục họ cai nghiện, cũng như phòng tránh ma túy gây hại tới những người khác trong gia đình.

1. Có chất gây nghiện

Nguyên nhân đầu tiên gây nghiện đó là việc có chất gây nghiện. Ngoài các chất gây nghiện đã có như thuốc phiện, heroin, cocain… trên thế giới ngày càng ra đời nhiều loại chất gây nghiện mới, nhất là các chất ma túy tổng hợp làm cho công tác phòng chống lạm dụng chất gây nghiện đã khó nay càng khó hơn.

Hiện nay, công tác triệt phá việc sản xuất, tàng trữ và buôn bán chất gây nghiện đang diễn ra hết sức phức tạp. Nguyên nhân là do lợi nhuận quá cao của mặt hàng này nên không ít kẻ vẫn liều lĩnh buôn bán, sản xuất, tàng trữ trái phép chất ma túy, thậm chí lôi kéo người thân, bạn bè tham gia dù mức án phạt cho loại tội phạm này rất năng, có thể là tù chung thân hoặc tử hình.

[Ảnh minh họa]

2. Sự chủ quan của người nghiện

Đây là nguyên nhân mang tính chất quyết định dẫn tới nghiện ma túy, do người sử dụng ma túy thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy nên dễ bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ dùng thử ma túy cho biết và họ chỉ thử một lần thôi nhưng vẫn bị nghiện. Sau đó vì sĩ diện cá nhân, vì danh dự gia đình, dòng tộc mà họ bưng bít, giấu kín nhưng chỉ ngày càng lún sâu vào ma túy.

Sự thiếu hiểu biết về ma túy cộng với tính hiếu kỳ, tò mò, thích chơi trội thể hiện mình ở các nhà hàng, vũ trường để được mệnh danh là những đại gia sành điệu ăn chơi dẫn tới tự nguyện sử dụng ma túy rồi trở thành người nghiện.

3. Do yếu tố tâm lý

Một số người sử dụng ma túy như một phương thức lẩn tránh khỏi tác động của các stress rất đa dạng trong đời sống hiện đại: stress trong gia đình [mâu thuẫn giữa các thế hệ, cha mẹ bất hòa, ly thân, ly hôn, mất người thân gắn bó với họ, bị bạo lực trong gia đình, bị lạm dụng tình dục, bố mẹ hoặc anh chị em khác lạm dụng các chất gây nghiện…], stress trong môi trường học tập [thi hỏng, bị thi hành kỷ luật,…], stress trong tình yêu, stress trong công việc…

Trong giai đoạn đầu, các chất ma túy dường như có thể giúp giải quyết các vấn đề khó khăn của cuộc sống, hoặc làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, khiến cho người đó nghiện ma túy ngày càng nặng. Do đó, những hậu quả mà ma túy để lại trên phương diện tâm sinh lý và trên phương diện xã hội còn tồi tệ hơn so với những rắc rối lúc ban đầu mà người đó muốn giải quyết hoặc muốn né tránh.

Đặc biệt, một số đối tượng thanh thiếu niên gặp phải vấn đề gia đình thường buồn chán, bỏ học, bỏ nhà đi bụi đời hình thành các băng nhóm sống lang thang trộm cắp, móc túi… sau đó bị kẻ xấu lôi kéo vào hút chích ma túy và lợi dụng những đối tượng này vào con đường vận chuyển trái phép các chất ma túy.

4. Do yếu tố sinh học và di truyền

Yếu tố sinh học và di truyền cũng ảnh hưởng tương tác với các giai đoạn phát triển quan trọng trong đời sống con người và tác động đến nguy cơ nghiện ma túy. Những gia đình có ông bà hay bố mẹ nghiện ma túy thì thường con cái của họ cũng có nguy cơ nghiện cao.

Thực trạng nguy hiểm nhất hiện nay là việc thanh thiếu niện sử dụng chất gây nghiện do ảnh hưởng hay áp lực của các bạn đã nghiện trong nhóm theo quy luật “hoặc đồng hóa theo nhóm hoặc bị loại trừ ra khỏi nhóm”. Mà đặc điểm tâm lý của lứa tuổi thanh thiếu niên là không muốn và không thể sống lẻ loi ngoài nhóm.

Ở một số nơi có phong tục tập quán hút thuốc phiện cũng là nguyên nhân khiến đại đa số những người ở địa phương đó bị nghiện.

5. Do môi trường gia đình

Hiện nay, ý thức giáo dục, quan tâm con cái của một số gia đình thường bị buôn lỏng. Vì cuộc sống mưu sinh, một số bậc cha mẹ mải mê làm ăn mà quên đi việc giáo dục, uốn nắn con cái trong quan hệ tiếp xúc bạn bè, khiến giới trẻ tiếp xúc với bạn xấu dẫn đến nghiện ngập mà gia đình không hề hay biết. Chỉ đến khi con mình phạm tội bị bắt giam  mới biết, lúc đó đã quá muộn.

Đặc biệt nguy hại là một số gia đình do sĩ diện hay do nuông chiều con cái nên không dám thừa nhận với cộng đồng là con mình đã bị nghiện, không dám đưa con cái đi điều trị ở các cơ sở cai nghiện và chịu áp lực thường xuyên phải cung cấp tiền để chúng mua chất gây nghiện dẫn đến việc họ ngày càng nghiện nặng hơn.

Một số gia đình thiếu kinh nghiệm trong giáo dục con cái như thiếu kiên quyết, sợ con cái tức giận bỏ đi, sợ tan vỡ gia đình khiến trẻ được nước lấn tới. Một số gia đình do bố mẹ quá nóng giận hoặc hay trừng phạt quá nặng hoặc bất công cũng dễ dẫn đến trẻ có ý thức chống đối, chán nản và dễ sa vào ma túy.

6. Do môi trường xã hội

Có thể nói, hiện nay chúng ta đang phải sống trong một môi trường xã hội đầy rẫy những cám dỗ của tệ nạn xã hội: các ổ nhóm và tụ điểm buôn bán ma túy vẫn con tồn tại ở nhiều nơi, người nghiện vẫn có thể tìm mua ma túy tương đối dễ dàng.

Bên cạnh đó, mặt trái cơ chế thị trường luôn là mảnh đất cho các loại tệ nạn xã hội phát triển, đặc biệt là tệ nạn ma túy. Mà những mặt trái này tác động đầu tiên vào tầng lớp thanh, thiếu niên có lối sống thực dụng, thích ăn chơi, hưởng thụ nhưng không chịu lao động.

Bằng chứng là hiện nay, trong xã hội khoảng cách giàu nghèo ngày càng phân hóa sâu sắc, một số gia đình giàu có lên rất nhanh chóng dẫn tới con cái có điều kiện ăn chơi, đua đòi, dễ bị cám dỗ bởi ma túy. Còn một số người gia đình không có điều kiện về tài chính để đáp ứng nhu cầu ăn chơi, đua đòi thì sinh ra trộm cắp, cướp giật, nhất là khi đã nghiện ma túy thì nhu cầu về tiền ngày càng dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng như giết người, cướp của, mại dâm…

 7. Do áp lực công việc và học tập

Áp lực công việc cũng là nguyên nhân khiến nhiều người tìm đến ma túy để tìm kiếm cảm giác khoái cảm, sảng khoái. Hiện nay ở nhiều nơi, dù là cơ quan doanh nghiệp hay các công trường, các khu công nghiệp đều có khả năng xuất hiện người nghiện ma túy và số lượng người nghiện chỉ tăng chứ không giảm.

Điều nguy hiểm hơn là môi trường Học đường từ tiểu học đến đại học đã và đang bị ma túy xâm nhập. Sức ép trong học tập khiến một số học sinh không theo kịp và dễ bị stress, làm chúng chán nản và bỏ học sau đó dễ bị bạn bè dụ dỗ dẫn tới nghiện ngập.

8. Do chuẩn mực đạo đức bị xói mòn

Trong cơ chế thị trường, các chuẩn mực đạo đức xã hội cũng ít nhiều bị biến đổi, xói mòn. Nhiều người không có ý thức tôn trọng và thực hiện theo pháp luật, nhiều người có thái độ thờ ơ, vô cảm đối với xã hội. Điển hình là việc dù thấy có đối tượng tội phạm nhưng cũng không báo cho cơ quan chức năng… Lợi dụng điều này, tội phạm ma túy đã không ngừng tấn công vào các “con mồi”. Bên cạnh đó, ở nhiều nơi chính quyền và các cơ quan chức năng vẫn chưa huy động được sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến chống ma túy.

9. Công tác quản lý, giúp đỡ người nghiện ma túy còn nhiều thiếu sót

Thực tế hiện nay, công tác quản lý, giúp đỡ người nghiện ma túy và những người sau cai nghiện vẫn còn bộc lộ nhiều sơ hở, thiếu sót. Đối với những người nghiện, nhiều cơ sở, đoàn thể chính trị, kể cả nhà trường vẫn không kiểm soát, phát hiện kịp thời những người có biểu hiện nghiện ma túy để đưa đi cai nghiện kịp thời.

Bên cạnh đó, những người sau khi cai nghiện trở về địa phương vẫn còn bị mọi người xa lánh, phân biệt đối xử khiến họ cảm thấy mặc cảm, nảy sinh tư tưởng chán đời, thiếu niềm tin, thiếu việc làm ổn định dẫn tới tái nghiện. Do vậy, chúng ta cần quan tâm hơn tới người nghiện, không kỳ thị xa lánh và tạo điều kiện để họ sớm có công ăn việc làm, nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng.

10. Việc tuyên truyền, phổ biến Luật phòng, chống ma túy chưa được quan tâm

Công tác tuyên truyền phổ biến Luật phòng, chống ma túy của các đoàn thể chính trị hiện nay tuy đã được tăng cường, nhưng vẫn còn thiếu sự phối hợp, chưa có sự phân công cụ thể dẫn khiến công tác tuyên truyền chưa được thường xuyên.

Để làm tốt công tác tuyên truyền Luật phòng, chống ma túy và góp phần làm giảm số lượng người nghiện ma túy, mỗi người dân cần nâng cao nhận thức về tác hại của các loại ma túy, đồng thời đề cao tinh thần cảnh giác trước các thủ đoạn của tội phạm ma túy.

Trên đây là 10 nguyên nhân chính khiến nhiều người lâm vào con đường nghiện hút và rất khó để thoát ra được. Quan trọng nhất phải ở bản thân, chính mình phải làm chủ cuộc đời mình chứ đừng để bị sai khiến bởi ma túy. Hiện nay có rất nhiều phương pháp cai hỗ trợ cho người bệnh thoát khỏi ma túy nhanh chóng và chống tái cho người bệnh. Trong trường hợp cần tư vấn, hãy Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Cai nghiện trên hệ thống khám từ xa Wellcare.

Video liên quan

Chủ Đề