Nếu nội dung của định luật bảo toàn khối lượng và viết công thức theo định luật

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vậy nội dụng của định luật bảo toàn khối lượng được phát biểu như thế nào? Công thức tính của định luật bảo toàn khối lượng viết ra sao? vận dụng định luật bảo toàn để giải các bài tập hóa học như thế nào?

Định luật bảo toàn Khối lượng. Công thức tính và Bài tập về định luật bảo toàn khối lượng thuộc phần : Chương 2: Phản ứng hóa học

I. Thí nghiệm

Phản ứng hóa học trong cốc trên đĩa cân

• Thực hiện thí nghiệm như sau:

- Đặt 2 cốc chứa dd BaCl2 và Na2SO4 lên 1 đĩa cân

- Đặt các quả cân lên đĩa cân còn lại.

- Đổ cốc đựng dung dịch BaCl2 vào cốc đựng dung dịch Na2SO4

• Quan sát thấy, có chất màu trắng xuất hiện, đó là bari sunfat BaSO4, chất này không tan, đã xảy ra phản ứng hóa học sau:

Bari clorua + Natri sunfat → Bari sunfat + Natri clorua

• Kim cân ở vị trí thăng bằng.

II. Định luật bảo toàn khối lượng

• Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

• Lưu ý: Trong phản ứng hóa học liên kết giữa các nguyên tử bị thay đổi. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi [được bảo toàn].

III. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

- Giả sử có phương trình phản ứng: A + B → C + D

- Công thức tính của định luật bảo toàn khối lượng như sau:

mA + mB → mC + mD

Trong đó: mA; mB; mC; mD là khối lượng của mỗi chất.

Thí dụ, công thức về khối lượng của các chất phản ứng trong thí nghiệm là:

mBaCl2 + mNa2SO4 = mBaSO4 + mNaCl

- Trong công thức này, nếu biết khối lượng của 3 chất thì ta tính được khối lượng của chất còn lại. Gọi a, b, c lần lượt là khối lượng của Bari Clorua, Natri Sunfat và Natri Clorua. Và x là số mol của Bari Sunfat.

Ta có: a + b = c + x suy ra x = a + b - c;...

IV. Bài tập vận dụng định luật bảo toàn khối lượng

* Bài 1 trang 54 SGK Hóa học 8: a] Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng.

b] Giải thích vì sao khi một phản ứng hóa học xảy ra khối lượng được bảo toàn.

° Lời giải bài 1 trang 54 SGK Hóa học 8:

a] Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng: "Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất phản ứng".

b] Một phản ứng hóa học xảy ra khối lượng được bảo toàn vì trong phản ứng hóa học nguyên tử được bảo toàn.

* Bài 2 trang 54 SGK Hóa học 8: Trong phản ứng ở thí nghiệm trên, cho biết khối lượng của natri sunfat Na2SO4 là 14,2g khối lượng của các sản phẩm bari sunfat BaSO4 và natri clorua NaCl theo thứ tự là 23,3g và 11,7g. Hãy tính khối lượng của Bari clorua BaCl2 đã phản ứng.

° Lời giải bài 2 trang 54 SGK Hóa học 8:

- Phương trình phản ứng của thí nghiệm:

Natri sunfat + Bari clorua → Bari sunfat + Natri clorua

- Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

mBaCl2 + mNa2SO4 = mBaSO4 + mNaCl

⇒ mBaCl2 = mBaSO4 + mNaCl - mNa2SO4 = 23,3 + 11,7 - 14,2 = 20,8g.

* Bài 3 trang 54 SGK Hóa học 8: Đốt cháy hết 9g kim loại magie Mg trong không khí thu được 15g hợp chất magie oxit MgO. Biết rằng magie cháy là phản ứng với khí oxi O2 trong không khí.

a] Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra.

b] Tính khối lượng của khí oxi đã phản ứng.

° Lời giải bài 3 trang 54 SGK Hóa học 8:

- Đề cho: mMg = 9[g]; mMgO = 15[g]

a] Theo định luật bảo toàn khối lượng: mMg + mO2 = mMgO.

b] Từ định luật bảo toàn khối lượng ta suy ra: mO2= mMgO – mMg = 15 - 9 = 6[g].

Định luật bảo toàn Khối lượng, Công thức tính và Bài tập vận dụng - Hóa 8 bài 15 được biên soạn theo SGK mới và được đăng trong mục Soạn Hóa 8 và giải bài tập Hóa 8 gồm các bài Soạn Hóa 8 được hướng dẫn biên soạn bởi đội ngũ giáo viên dạy giỏi hóa tư vấn và những bài Hóa 8 được soanbaitap.com trình bày dễ hiểu, dễ sử dụng và dễ tìm kiếm, giúp bạn học giỏi hóa 8. Nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác học tập cùng.

Định luật bảo toàn khối lượng là nội dung quan trọng trong chương trình Hóa Học 8. Nhằm giúp các em hiểu bài học định luật bảo toàn khối lượng chúng tôi sẽ tập hợp các kiến thức liên quan bao gồm khái niệm, nội dung định luật và những bài tập quan trọng. Xem ngay bên dưới.

I. Định luật bảo toàn khối lượng

1. Thí nghiệm của nhà khoa học

Hai nhà khoa học Mikhail Vasilyevich Lomonosov và Antoine Lavoisier đã thực hiện các thí nghiệm và đưa ra định luật bảo toàn khối lượng. Đây là các thí nghiệm được thực hiện đơn lẻ và độc lập với nhau.

Vào năm 1748, nhà hóa học Mikhail Vasilyevich Lomonosov đưa ra định đề. Mãi đến năm 1789, nhà hóa học Antoine Lavoisier mới phát biểu định luật thành công. Giới khoa học công nhận định luật bằng cách đặt tên theo 2 nhà khoa học đưa ra định đề và phát biểu định luật.

2. Nội dung định luật

Định luật bảo toàn khối lượng còn được gọi là định luật Lomonosov – Lavoisier gắn với tên 2 nhà khoa học khám phá trong phòng thí nghiệm. Định luật phát biểu chi tiết: trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng ban đầu chất tham gia phản ứng sẽ bằng tổng khối lượng sản phẩm tạo thành.

Hay có thể hiểu rằng: Trong phản ứng hóa học, chỉ có sự thay đổi điện tử, số nguyên tử của nguyên tố giữ nguyên và khối lượng các nguyên tử không đổi. Do vậy khối lượng chất được bảo toàn.

Ví dụ: Trong một phản ứng có sự tham gia các chất A + B tạo ra sản phẩm C + D có công thức khối lượng trình bày cụ thể như sau:

mA + mB = mC + mD

Với mA, mA là chất tham gia và mC, mD chính là sản phẩm. Chúng luôn bằng nhau.

*** Ý nghĩa của định luật bảo toàn khối lượng:

rong mỗi phản ứng hóa học, chỉ có sự thay đổi điện tử, còn số nguyên tử của nguyên tố vẫn được giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi. Vì vậy, mà khối lượng của các chất được bảo toàn.

3. Áp dụng

Trong phản ứng có nhiều chất khác nhau, kể cả chất tham gia và sản phẩm, nếu biết khối lượng của [n-1] chất chắc chắn sẽ tính ra khối lượng của chất còn lại.

4. Cách tính định luật bảo toàn khối lượng

Định luật bảo toàn khối lượng có cách tính như sau:

Giả sử bạn có phản ứng giữa A + B tạo ra C + D, khi đó công thức định luật bảo toàn khối lượng sẽ được viết như sau: mA + mB = mC + mD

Ví dụ Bari clorua +natri sunphat tạo ra bari sunphat + natri clorua. Khi này, chúng ta sẽ có công thức định luật bảo toàn khối lượng như sau:

mbari clorua + mnatri sunphat = mbari sunphat + mnatri clorua

Áp dụng định luật bảo toàn ta có kết quả: Trong một phản ứng có n chất, nếu biết khối lượng của [n – 1] chất thì ta sẽ tính được khối lượng của chất còn lại.

Bài 1. Đốt cháy 9gr kim loại Mg trong môi trường không khí sẽ thu được 15 g chất magie oxit [MgO]. Khi đốt cháy magie trong không khí sẽ phản ứng với oxi [O2].

a. Viết phản ứng hóa học.

b. Viết công thức khối lượng của phản ứng.

c. Tính khối lượng khí oxi tham gia vào quá trình phản ứng.

Giải: 

a. Phản ứng hóa học của magio + oxi => Magie oxit.

b. mMG + mO2 = mMGO

c. Khối lượng oxi tham gia vào quá trình phản ứng sẽ là: mO2 = mMgO – mMg = 15 – 9 = 6 [g].

Bài 2. Hãy tính m. Biết quá trình đốt cháy m[g] cacbon cần 16 g oxi sẽ thu được 22 gam khí cacbonic.

Giải: Dựa theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mC + mO2 = mCO2 => mC = mCO2 – mO2 = 22 – 16 = 6 [g].

Bài 3. Hòa tan CaC2 vào trong H2O. Khi đó người làm thí nghiệm thu được khí axetylen [C2H2] và canxi hiđroxit [Ca[OH]2]. Viết phương trình khối lượng.

Giải:

a. mCaC2  + mH2O = m Ca[OH]2 + mC2H2.

Bài 4: Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vào dung dịch BaCl2. Sau quá trình phản ứng có 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối cloru,. m sẽ là kết quả nào trong các phương án dưới đây:

A 2,66 gam

B. 22,6 gam

C.26,6 gam

D. 6,26 gam

Giải: chọn câu C

Bài 5: Trộn 5,4 gr Al và 6,0 gam Fe2O3 với nhau, sau đó hãy mang hỗn hợp nung nóng. Hãy tính giá trị của m thu thu được sau phản ứng, biết đó là hỗn hợp chất rắn.

A.2,24 gam

B. 9,40 gam

C. 10,20 gam

D. 11,40 gam

Giải: chọn câu C

Bài 6: Khử 32 gr CuO, Fe2O3 bằng khí H2 dư, sau quá trình trên sẽ thu được 9 gr H2O. Kim loại sau quá trình thu được sẽ là bao nhiêu gam?

A.12 gam

B.16 gam

C. 24 gam

D. 26 gam

Giải: chọn câu C

Bài 7: Cho mẩu magie phản ứng với dung dịch axit clohidric. Chon đáp án sai

A.Tổng khối lượng chất phản ứng lớn hơn khối lượng khí hidro

B.Khối lượng của magie clorua nhỏ hơn tổng khối lượng chất phản ứng

C.Khối lượng magie bằng khối lượng hidro

D.Tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng chất sản phẩm.

Giải: Mg+2HCl → MgCl2 + H2.

Nhìn vào phương trình ta dễ dàng nhận ra khối lượng của magie không thể bằng khối lượng khí hidro.

Bài 8: Cho sắt tác dụng với axit clohidric thu được 3, 9 g muối sắt và 7,2 g khí bay lên. Tổng khối lượn chất phản ứng

A. 11,1 g B. 12,2 g C. 11 g D. 12,22

Giải: Fe+2HCl → FeCl2 + H2

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mFe + mHCl = mFeCl2 + mH2

⇔3,9+7,2=11,1g

Bài 9: Cho 9 [g] nhôm cháy trong không khí thu được 10,2 g nhôm oxit. Tính khối lượng oxi

A. 1,7 g B. 1,6 g C. 1,5 g D. 1,2 g

Giải: 4Al+3O2 → 2Al2O3

Theo định luật bảo toàn khối lượng mAl + mO2 = mAl2O3

⇔9 + mO2 = 10,2

⇔mO2 = 1,2 g

Bài 10: Tính khối lượng của vôi sống biết 12 g đá vôi và thấy xuất hiện 2,24 l khí hidro

A. 7,6 kg B. 3 mg C. 3 g D. 7,6 g

Giải: CaCO3→CaO+CO2

Định luật bảo toàn có mCaCO3 = mCaO + mCO2

⇔12 = mCO2 + 

⇔mCaO = 7,6 g

Zicxa books đã giải thích định luật bảo toàn khối lượng là gì? nội dung của định luật và các dạng bài tập vận dụng thường gặp nhất. Hi vọng những nội dung trên sẽ giúp học sinh giải bài tập chính xác. Chúc các bạn học tốt môn Hóa Học.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng [thptsoctrang.edu.vn]

Video liên quan

Chủ Đề