Ngành Công nghệ nano học ở trường nào

Công nghệ nano được đánh giá là một trong những thành phần công nghệ điển hình của nền công nghiệp 4.0

Ứng dụng “vạn năng” của công nghệ nano

Thời gian gần đây, có thể thấy sự nổi lên mạnh mẽ của các sản phẩm sử dụng công nghệ nano. Ví dụ như các sản phẩm nước rửa tay hay khẩu trang sử dụng công nghệ kháng khuẩn bằng các hạt nano kim loại đang trở thành một trong những mặt hàng bán chạy nhất trong mùa dịch Covid-19.

Các loại kem trị nám, trị mụn, các liệu trình chăm sóc, trẻ hóa làn da dùng công nghệ nano tạo ra làn sóng mới trong ngành làm đẹp, đem lại lợi nhuận khổng lồ cho các trung tâm thẩm mỹ và các hãng dược phẩm.

Trên các quảng cáo về tủ lạnh, công nghệ kháng khuẩn khử mùi nano bạc được nhấn mạnh như một tính năng nổi bật của sản phẩm. Công nghệ nano cũng được các chuyên gia Nhật Bản ứng dụng trong quá trình xử lý nước ở sông Tô Lịch Hà Nội.

Công nghệ nano được đánh giá là một trong những thành phần công nghệ điển hình của nền công nghiệp 4.0 bên cạnh công nghệ Internet Vạn vật [IoT], thành phố thông minh, trí tuệ nhân tạo, xe tự lái, robot, máy in 3D và công nghệ sinh học.

Vậy công nghệ nano là gì mà sở hữu sức mạnh vạn năng đến vậy? Công nghệ nano nói một cách đơn giản là công nghệ cho phép tác động, điều khiển hình dáng, kích thước, cũng như cấu tạo của vật chất ở quy mô cực kỳ nhỏ bé- kích thước nanomet [1nm = 1 phần tỷ mét]

Khi ở kích thước này, vật chất xuất hiện những đặc tính vật lý, hóa học và sinh học hoàn toàn khác so với khi ở kích thước bình thường. Một số vật liệu trở nên bền và nhẹ hơn; một số khác dẫn điện, truyền nhiệt tốt hơn hoặc phản xạ ánh sáng hay thay đổi màu sắc do kích thước hoặc cấu trúc của chúng bị thay đổi.

Bởi lợi thế ưu việt đó, công nghệ nano trở thành công cụ quan trọng được các nhà khoa học sử dụng trong phân tích, thiết kế và chế tạo ra các vật liệu tiên tiến, với nhiều tính năng đặc biệt để phục vụ nhu cầu cuộc sống.

Ngành công nghệ nano được đào tạo thế nào?

Để bắt nhịp với sự ứng dụng ngày càng mạnh mẽ của công nghệ nano vào ngành công nghiệp vật liệu, nhiều trường đại học tại Việt Nam mở các ngành đào tạo liên quan đến công nghệ nano, trong đó có trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội [USTH, Đại học Việt Pháp].

Tại đây, khi theo học chương trình cử nhân Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano, sinh viên được trang bị kiến thức cơ sở vững chắc về cấu tạo vật liệu, phương pháp chế tạo vật liệu nano cũng như các phương pháp nghiên cứu xác định cấu trúc, tính chất của vật liệu.

Ngoài các giờ học lý thuyết, thực hành trên lớp, sinh viên còn có cơ hội tham gia dự án nghiên cứu của giảng viên để trực tiếp vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, rèn luyện kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm cũng như tích lũy kinh nghiệm nghiên cứu thực tế.

Với chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, sinh viên được thường xuyên nâng cao trình độ ngoại ngữ để chủ động tiếp cận, mở mang nguồn tri thức mới trong quá trình học, đồng thời tự tin gia nhập thị trường lao động thời kỳ hội nhập.

Ở những nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano là một trong những ngành đào tạo rất được chú trọng đầu tư.

Do vậy, nếu sở hữu kiến thức và khả năng tiếng Anh tốt, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội trao đổi học thuật, thực tập và nhận học bổng học tiếp tại nước ngoài. Đơn cử như ở USTH, hàng năm 80% sinh viên đi thực tập nước ngoài và 50% sinh viên tốt nghiệp được học bổng học tiếp tại Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…

Cơ hội cho người học công nghệ nano?

Công nghệ nano đang với tay tới mọi khía cạnh của cuộc sống hiện đại. Chính vì thế, sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ không bị bó buộc cơ hội việc làm trong một mảng ngành nghề nhất định mà có thể thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Sinh viên ra trường có thể làm việc tại các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như năng lượng [sản xuất pin mặt trời, pin và ắc quy, đèn LED]; chăm sóc sức khỏe [sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm]; môi trường [vật liệu lọc nước, vật liệu xử lý môi trường, phát triển cảm biến phát hiện các chất độc hại, kim loại nặng trong thực phẩm, cũng như trong môi trường]; Vật liệu điện tử, vật liệu tổng hợp [composites], mực in thông minh...

Một số những vị trí việc làm nổi bật sinh viên có thể ứng tuyển như nghiên cứu viên phát triển sản phẩm, phân tích chất lượng sản phẩm, các vị trí quản lý trong dây truyền sản xuất, chuyên viên tư vấn công nghệ, giới thiệu sản phẩm...

Ngoài ra, sinh viên cũng có thể học tiếp sau đại học để trở thành nhà nghiên cứu, giảng viên tại các trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, trường đại học trong nước và nước ngoài.

Hồng Hạnh

  • Tốt nghiệp: Cử nhân - Thạc sĩ
  • Thời gian tuyển sinh: Tháng 8 hàng năm
  • Thời gian đào tạo: 4 - 5,5 năm
  • Học phí: 40 - 45 trđ/năm học

Chương trình đào tạo cử nhân tài năng [CNTN] ngành Công nghệ nano và Quang điện tử nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về vật lý, sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật cũng như các kỹ năng giải quyết các vấn đề trong thực tế. Những kiến thức về vật lý và các lĩnh vực liên quan như điện tử, tin học, tự động hóa, công nghệ và vật liệu tiên tiến giúp cho người học phát huy ưu thế của những nhà vật lý thực nghiệm: vừa hiểu sâu về vật lý, vừa nắm vững kỹ thuật, có khả năng thích ứng cao, có khả năng phục vụ tốt, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, có tốc độ phát triển nhanh như công nghệ thông tin, công nghệ điện tử, công nghệ nano, công nghệ vật liệu. Các CNTN sau khi tốt nghiệp có thể trở thành các nhà khoa học, làm việc tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, hoặc làm kỹ sư nghiên cứu và phát triển trong các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Chương trình được thiết kế theo mô hình đào tạo hiện đại để nâng cao tính tự chủ, xây dựng kĩ năng tự học – tự đào tạo suốt đời; đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên phát triển năng lực của mình, có thể phát triển công việc trong môi trường quốc tế. Sinh viên được tiếp cận với những tiến bộ gần nhất của khoa học công nghệ thế giới. Sinh viên theo học Chương trình này được gặp gỡ và trao đổi với các Giáo sư thỉnh giảng đầu ngành trên thế giới; thông qua các nhóm nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, sinh viên sẽ được tiếp cận với các công nghệ hiện đại nhất để có thể làm việc cho bất kỳ công ty công nghệ cao nào; có khả năng độc lập nghiên cứu và phát triển hướng nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu và phát triển. Đặc biệt, các sinh viên của chương trình Tài năng được tạo điều kiện để tiếp cận với các nguồn lực tốt nhất của Trường ĐHBK Hà Nội để phát triển bản thân. 

Mục tiêu cụ thể

Sau khi tốt nghiệp chương trình, CNTN ngành Công nghệ nano và Quang điện tử được trang bị:

[1] Những kiến thức sâu về Vật lý, về Khoa học vật liệu nói chung và Vật liệu điện tử - Công nghệ nano nói riêng [cấu trúc, tính chất, phương pháp chế tạo và các mối quan hệ giữa chúng], kỹ năng thực hành tốt về công nghệ thông tin.

[2] Có khả năng làm việc trong các lĩnh vực Khoa học kỹ thuật tiên tiến. 

[3] Có kỹ năng sử dụng các thiết bị hiện đại, có khả năng nghiên cứu, vận dụng và phát triển trong các lĩnh vực công nghiệp đang phát triển [vật liệu, điện tử, thông tin và truyền thông, chế tạo các thiết bị công nghiệp...]. 

[4] Khả năng tự tìm hướng và đề tài nghiên cứu, khả năng độc lập nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu. 

[5] Năng lực tự tìm tòi, tiếp cận, ứng dụng hiệu quả và sáng tạo các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại để giải quyết những vấn đề thực tế. 

[6] Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm [đa ngành], hội nhập được trong môi trường quốc tế. 

[7] Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước.

[8] Ý thức cao được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp xây dựng nền công nghiệp hiện đại, tiên tiến và sự phồn vinh của đất nước.

[9] Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời.

Tên chương trình: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Khoa học và Công nghệ nano

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

Ngành đào tạo: Vật lý kỹ thuật – Engineering Physics

Mã chuyên ngành: 8.52.04.01

Định hướng đào tạo: - Nghiên cứu

Bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ khoa học

1 . Mục tiêu đào tạo

1.1 Mục tiêu chung

- Đào tạo các thạc sĩ nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành khoa học và công nghệ nano.

- Các thạc sĩ được đào tạo sẽ có những phẩm chất và kĩ năng để có thể tiếp tục học tập và theo đuổi các công việc nghiên cứu chuyên sâu trong các môi trường làm khoa học; có khả năng hòa nhập và kĩ năng làm việc trực tiếp trong các lĩnh vực lao động sản xuất cụ thể đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.

- Cung cấp cho học viên nhiều lựa chọn và định hướng nghề nghiệp: với các học viên sẽ nắm được các kiến thức chuyên môn trình độ cao, kỹ năng nghiên cứu và tư duy độc lập, có khả năng sáng tạo.

1.2 Mục tiêu cụ thể

- Trang bị và củng cố các kiến thức nền tảng và nâng cao về cơ sở vật lý của các đối tượng có kích thước nanomet, đặc biệt là các cấu trúc vật liệu thấp chiều; về các nguyên lý thiết kế và nguyên lý hoạt động của các thiết bị được xây dựng từ các hệ vật liệu thấp chiều.

- Rèn luyện và nâng cao các kĩ năng vận hành các thiết bị nghiên cứu; làm chủ được các phương pháp phân tách và tổng hợp các đối tượng nano; nắm được các kĩ thuật và có khả năng thiết kế và chế tạo một số các vật liệu, linh kiện, hệ thống ở quy mô micronano.

- Rèn luyện tư duy phương pháp luận nghiên cứu khoa học; xây dựng tác phong và thái độ lao động nghiên cứu khoa học. Sau khi tốt nghiệp các thạc sỹ có thể công tác và làm việc tại các hãng, công ty công nghệ cao, hoặc trở thành cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu và giảng dạy trong các trường đại học, hoặc tiếp tục học để nhận bằng tiến sỹ.

- Tuyển sinh được thực hiện bằng hình thức:

  • Xét tuyển: Đối với thạc sỹ khoa học nhóm A [Bảng 4]
  • Thi tuyển: Các đối tượng khác với ba môn thi là Toán cao cấp, Tiếng Anh và Vật lý cơ sở

Bảng 4: Quy ước mã đối tượng học viên

[*] Các trường đại học khác được ĐHBKHN công nhận tín chỉ trong CTĐT đại học

Các đối tượng được miễn học phần và các đối tượng phải học bổ sung do Viện AIST xét hồ sơ dự tuyển và quyết định cụ thể.

Các đối tượng khác do Hội đồng khoa học và đào tạo của Viện AIST quyết định.

Video liên quan

Chủ Đề