Ngày 26 8 là ngày gì năm 2024

Việc xem ngày tốt xấu từ lâu đã trở thành truyền thống văn hoá của người Việt Nam. Theo quan niệm tâm linh thì khi tiến hành một việc gì thì chúng ta thường xem ngày đó có tốt không, giờ nào là tốt để bắt đầu thực hiện. Dựa trên nhu cầu đó, trang Lịch Âm chúng tôi cung cấp thông tin giúp bạn xem ngày giờ tốt xấu, tuổi hợp xung, các việc nên làm trong ngày 26/08/2023 một cách chi tiết để các bạn dễ dàng tra cứu.

Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 26-8-2022 được Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast tại đây và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 26-8

Sự kiện trong nước

- Ngày 26-8-1945 Chính phủ lâm thời họp. Theo đề nghị của Hồ Chủ tịch, một Chính phủ thống nhất toàn quốc thể hiện chính sách đoàn kết rộng rãi, bao gồm những đại biểu các đảng phái yêu nước và một số nhân sĩ không đảng phái có danh tiếng được thành lập. Nhiều Ủy viên Tổng bộ Việt Minh trong chính phủ lâm thời yêu cầu được rút lui nhường chỗ cho những người không phải Việt Minh. Cùng ngày này, Hồ Chủ tịch đã chủ tọa phiên họp đầu tiên của Thường vụ Trung ương Đảng. Hội nghị quyết định ngày ra mắt của Chính phủ lâm thời cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng hòa.

- Ngày 26-8-1946, 57 người thay mặt cho các tầng lớp nhân dân ở Sài Gòn ký tên vào bản quốc nghị gửi lên Quốc hội và Chính phủ Trung ương "Xin đổi tên Thành phố Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh, để tượng trưng cho sự chiến đấu hy sinh và cương quyết trở về với Tổ quốc của dân Nam Bộ".

- An Giang - tỉnh đầu nguồn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cùng với quân - dân cả nước, hòa trong khí thế của cao trào Cách mạng Tháng Tám năm 1945, quân - dân An Giang đã nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Chiều ngày 26-8-1945, tất cả “Thanh niên tiền phong” tham gia khởi nghĩa đã tập hợp tại Thành PC [còn gọi là Thành lính tập], thành lập một đại đội, gồm 5 trung đội với tên gọi “Cộng hòa vệ binh” do đồng chí Hùng Cẩm Hòa làm Tổng Chỉ huy. Đây là đơn vị lực lượng vũ trang [LLVT] đầu tiên của tỉnh An Giang, và ngày 26-8 trở thành ngày truyền thống LLVT tỉnh.

Trải qua 77 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, LLVT An Giang đã xây đắp nên truyền thống vẻ vang, được Đảng ủy - Bộ tư lệnh Quân khu 9 khen tặng với 8 chữ vàng “Chiến đấu anh hùng, xây dựng sáng tạo”. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia, năm 2000, quân và dân An Giang vinh dự được Chủ tịch nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho 66 tập thể và 44 cá nhân. Đó chính là niềm tự hào, là động lực tinh thần to lớn, cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh tiếp tục phấn đấu, phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Kế thừa những thành quả cách mạng của thế hệ cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đi trước để lại, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy - Bộ tư lệnh Quân khu 9, trực tiếp là Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp, giúp đỡ của ban, ngành, đoàn thể, địa phương và nhân dân, LLVT tỉnh đã và đang phát huy truyền thống cách mạng, xây dựng LLVT tỉnh thật sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Sự kiện quốc tế

- Ngày 26-8-1789, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp với tiêu chí "Tự do - Bình đẳng - Bác ái", được công bố.

- Ngày 26-8-2008, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký 2 sắc lệnh công nhận 2 vùng lãnh thổ ly khai của Gruzia là Abkhazia và Nam Ossetia là quốc gia độc lập, sau khi Quốc hội biểu quyết tuyệt đối ủng hộ hành động này.

Theo dấu chân Người

- Ngày 26-8-1911, Nguyễn Tất Thành với cái tên Văn Ba đang làm thủy thủ trên tàu “Đô đốc Latusơ Tơrêvin”, cập bến Đoongkéc, một hải cảng của Pháp nằm trờn bờ biển Măngsơ.

- Tháng 8-1914, từ Luân Đôn, thủ đô nước Anh, Nguyễn Tất Thành gửi thư cho Phan Chu Trinh đang sống ở Pháp. Thư viết: “Kính gửi Nghi Bá đại nhân, tiếng súng đang rền vang và thây người đang phủ trên đất. Năm cường quốc đó vào vùng chiến và chín nước đang đánh nhau. Cháu chợt nhớ đến thư cách đây mấy tháng đã viết về cơn giông bão này. Định mệnh sẽ dành cho chúng ta nhiều bất ngờ và không thể nói trước được ai sẽ là người thắng... Cháu nghĩ trong vòng ba, bốn tháng nữa, số phận châu Á sẽ thay đổi và thay đổi nhiều”. Có thể coi đây là văn kiện đầu tiên chúng ta ghi nhận được những bình luận thời cuộc mang tính chính trị đầu tiên của con người sau này trở thành nhà cách mạng nổi tiếng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

- Ngày 26-8-1945, tại ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang, giữa lòng Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng để bàn thảo những vấn đề trọng đại trong chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam độc lập, trong đó có chủ trương mở rộng thành phần chính phủ lâm thời, soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập” và khẩn trương chuẩn bị ngày tuyên bố độc lập.

Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp người đứng đầu Cơ quan Tình báo chiến lược [OSS] của Mỹ từ Côn Minh vừa tới Hà Nội. Trong cuốn sách “Why Vietnam?” do Trường Đại học Caliphoócnia xuất bản, A.Pátti [A. Patty] thuật lại buổi gặp gỡ diễn ra tại số nhà 48 Hàng Ngang: Tôi rất vui gặp lại ông ta, nhưng sửng sốt khi nhận ra: Thân hình xương xẩu trái ngược với cái trán khá rộng, với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt. Trang phục của ông, một tấm áo nâu sẫm và quần rộng... Còn trong câu chuyện: Ông tỏ ra rất khó chịu về việc người Việt Nam phải đón quân đội Trung Quốc và cho rằng việc một số lượng lớn người Trung Quốc tràn vào Việt Nam cộng với số quân Nhật ở đây sẽ làm cho tài nguyên đất nước khánh kiệt một cách ghê gớm. Một cách tinh vi, ông đó liên tưởng đến những sự rối loạn mà quân đội Tưởng chiếm đóng có thể gây ra nếu họ cướp bóc lan tràn và lộng hành đối với dân chúng. Ông yêu cầu tôi báo trước cho Đồng minh về những khả năng này và tôi hứa sẽ làm đầy đủ... Với nụ cười quen thuộc, ông báo cho tôi biết rằng đúng vào lúc đó, một phái đoàn Chính phủ đã lên đường đi Huế để tiếp nhận sự thoái vị của Bảo Đại... Điều quan trọng đối với ông Hồ là Mỹ tiếp tục chính sách chống thực dân của Mỹ đối với Đông Dương... Ông tự nhận là một người “Quốc gia - Xã hội - Tiến bộ” có một sự mong muốn mãnh liệt muốn giải thoát đất nước khỏi ách đô hộ của nước ngoài. Ông nói một cách lưu loát, không điệu bộ, nhưng với một vẻ thành thật, quyết tâm và lạc quan...

- Ngày 26-8-1965, Bác đi thăm Tiểu đoàn 61, Trung đoàn 23 Bộ đội tên lửa, Đoàn Sông Đà đang tham gia chiến đấu bảo vệ Thủ đô, đặt bản doanh tại Phùng, ngoại vi Hà Nội.

- Ngày 26-8-1969, sức khỏe Chủ tịch Hồ Chí Minh đang diễn biến phức tạp. Bác đang điều trị tại Viện Quân y 108 của quân đội. Một lần, Bác tỉnh dậy và tỏ ý muốn nghe một khúc dân ca. Cô y tá chăm sóc sức khỏe đã hát một bài dân ca quan họ và được Bác tặng một bông hồng.

[Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, 2010]

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

“Quân và dân ta cố gắng thi đua giết giặc lập công, thi đua tăng gia và tiết kiệm, thì tình hình giặc sẽ bi hơn nữa và thắng lợi nhất định về ta”.

Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết “12 vạn 5 nghìn binh sĩ Pháp chết và bị thương” đăng trên Báo Cứu quốc, số 2151, ngày 26-8-1952.

Đây là giai đoạn tình hình nước Pháp trở nên rối ren với những diễn biến bất lợi trên chiến trường Đông Dương. Ở Việt Nam, quân Pháp chủ trương thực hiện chiến lược phòng ngự, ráo riết bình định các vùng tạm chiếm; nhưng liên tiếp gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của quân và dân ta dẫn đến thất bại nặng nề. Trung ương Đảng chủ trương: “Đánh dài ngày, đánh liên tục, tiến từng bước chắc, đồng thời sẵn sàng nắm thời cơ thuận lợi để phát triển nhanh chóng. Về chiến thuật là vây điểm, diệt viện; diệt viện, phá điểm”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời viết bài thông tin trên báo chí để quốc dân đồng bào biết về những tổn thất nặng nề của thực dân Pháp trên các chiến trường và chính sự rối ren trong nội bộ nước Pháp. Đồng thời, Người căn dặn, động viên, cổ vũ quân và dân cả nước nỗ lực thi đua để nhanh chóng giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Quán triệt và thực hiện những chỉ huấn của Người, phong trào thi đua yêu nước trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hưởng ứng tham gia với các phong trào thi đua: “Hũ gạo kháng chiến”, “Chiến sĩ ở trước mặt trận thi đua giết giặc lập công, đồng bào ở hậu phương thi đua tăng gia sản xuất”, “ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ, hậu phương thi đua với tiền tuyến”, “người người thi đua, ngành ngành thi đua, ta nhất định thắng, địch nhất định thua”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”… đã khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước của dân tộc, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, góp phần đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, kiến quốc, lập nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lững lẫy năm châu, chấn động địa cầu, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Học tập và làm theo lời Bác dạy trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta, Phong trào Thi đua Quyết thắng đã sớm hình thành và được duy trì thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phong phú, sôi động, có chiều sâu và sức lan tỏa rộng; gắn kết chặt chẽ giữa thi đua thường xuyên với các đợt thi đua cao điểm, đột kích, các phong trào, các cuộc vận động của các cấp, các ngành, tạo thành phong trào hành động cách mạng sôi nổi, rộng khắp trong toàn quân. Phong trào thi đua Quyết thắng đã khơi dậy ý thức tự lực, tự cường, sức sáng tạo, động viên tinh thần khắc phục khó khăn, gian khổ, phấn đấu bền bỉ, liên tục trong từng tập thể, cá nhân góp phần rèn luyện, xây dựng bản lĩnh, nhân cách người quân nhân cách mạng, phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ, nâng cao chất lượng chính trị, sức mạnh tổng hợp, lập nên những chiến công oanh liệt trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Ngày 26-8-1966, trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 1917 đăng tin Hồ Chủ tịch thưởng huy hiệu cho những công nhân sản xuất giỏi, chiến đấu dũng cảm.

Ngày 26 tháng 8 có gì đặc biệt?

- Ngày 26-8-1946, 57 người thay mặt cho các tầng lớp nhân dân ở Sài Gòn ký tên vào bản quốc nghị gửi lên Quốc hội và Chính phủ Trung ương "Xin đổi tên Thành phố Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh, để tượng trưng cho sự chiến đấu hy sinh và cương quyết trở về với Tổ quốc của dân Nam Bộ".

26 8 là ngày gì ở Việt Nam?

26/8 hằng năm sẽ là ngày Gia đình Việt Nam.

Ngày 25 tháng 8 là ngày gì?

25/08/1911: Ngày sinh của Võ Nguyên Giáp, Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam. 26/8/1975: Việt Nam tham gia phong trào Không liên kết. 29/08/1994: Ngày thành lập quận Kiến An thuộc thành phố Hải Phòng.

Ngày 13 tháng 8 là ngày gì?

Ngày Quốc tế người thuận tay trái là một trong những ngày Quốc tế được tổ chức hàng năm vào ngày 13 tháng 8 để tôn vinh sự độc đáo và khác biệt của những người thuận tay trái. Sự kiện được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1976 bởi Dean R.

Chủ Đề