Ngày ký hóa đơn điện tử sau ngày lập năm 2024

Theo ông Phan Hoàng Tân tham khảo Văn bản số 1586/TCT-CS ngày 4/5/2023 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về việc khai thuế GTGT theo hóa đơn điện tử của người bán, đối với trường hợp hóa đơn điện tử có ngày lập khác ngày ký thì "Người mua thực hiện kê khai thuế tại thời điểm nhận hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ".

Công ty ông Tân nhận được hóa đơn điện tử có ngày lập hóa đơn là 30/4/2023 nhưng ngày ký hóa đơn điện tử là 1/5/2023. Vậy, công ty ông kê khai thuế GTGT của hóa đơn này vào kỳ thuế tháng 4/2023 hay kỳ thuế tháng 5/2023?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Điều 3 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ

… 7. Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là hóa đơn, chứng từ đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định này...".

Tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về nội dung của hóa đơn.

Căn cứ theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại Công văn số 1586/TCT-CS ngày 4/5/2023.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp công ty của ông Tân là người mua nhận được hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn phát sinh sau thời điểm lập hóa đơn thì hóa đơn điện tử đã lập vẫn được xác định là hóa đơn hợp lệ, người mua thực hiện kê khai thuế tại thời điểm nhận hóa đơn bảo đảm đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Đề nghị ông căn cứ tình hình thực tế, đối chiếu các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện đúng quy định.

Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, đề nghị ông cung cấp hồ sơ liên quan đến vướng mắc và liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.

Căn cứ Điểm e, Khoản 1 và khoản 2, Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về nội dung của hóa đơn điện tử như sau:

“1. Hóa đơn điện tử phải có các nội dung sau:…

  1. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán…

2. Một số trường hợp hóa đơn điện tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính”.

+ Tại Điều 8. Lập hóa đơn điện tử

“1. Lập hóa đơn điện tử là việc thiết lập đầy đủ các thông tin quy định tại Điều 6 Thông tư này khi bán hàng hóa, dịch vụ trên định dạng hóa đơn đã được xác định.Các hình thức lập hóa đơn điện tử:

- Người bán hàng hóa, dịch vụ [tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử] thực hiện lập hóa đơn điện tử tại hệ thống phần mềm lập hóa đơn điện tử của người bán;

- Người bán hàng hóa, dịch vụ [tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử] truy cập vào chương trình hệ thống lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để khởi tạo và lập hóa đơn điện tử.

Căn cứ Điểm a, Khoản 2, Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

+ Tại Điểm a, Khoản 2, Điều 16 quy định về lập hóa đơn

“2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn

  1. Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn

Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền...”.

Căn cứ các quy định nêu trên, theo nội dung câu hỏi của độc giả đề nghị hướng dẫn thực hiện trường hợp hóa đơn điện tử của các tổ chức chỉ có duy nhất ngày lập hóa đơn mà không thể hiện ngày ký và ngày gửi hóa đơn. Cục thuế hướng dẫn độc giả như sau:

Trường hợp hóa đơn điện tử của các tổ chức trên thực hiện đúng quy định pháp luật về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử và đã được cơ quan thuế trực tiếp quản lý chấp thuận, độc giả căn cứ vào ngày lập hóa đơn điện tử để xác định nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và hạch toán theo quy định.

Ngay lập và ngày ký hóa đơn khác nhau thì kê khai theo ngày nào?

Đối chiếu với khoản 8, khoản 9 Điều 10 Nghị định này, ngày lập và ngày ký là những chỉ tiêu bắt buộc trên hóa đơn, tức là, phải có ngày ký thì hóa đơn đầu vào mới được xác định là hóa đơn hợp pháp, lúc này bên mua mới được kê khai thuế. Như vậy: - Bên bán sẽ kê khai theo ngày lập.

Hóa đơn điện tử bắt buộc sử dụng khi nào?

Theo luật quản lý thuế 38/2019/QH14 được quốc hội thông qua, từ ngày 1/7/2022 các doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Đây là chính sách vừa có lợi cho doanh nghiệp lại vừa tăng cường tính minh bạch cho các cơ quan thuế theo dõi, giám sát các hoạt động kinh tế được tốt nhất.

Kỳ quy ước là gì?

Kỳ quy ước được dùng để làm căn cứ tính toán giữa người dùng và người cung cấp dịch vụ cáp, truyền hình, viễn thông. Ngày xuất hóa đơn đối với các công trình lắp đăt là ngày bàn giao, nghiệm thu công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.

Ngày xuất hóa đơn là ngày nào?

Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ: - Ngày lập hóa đơn là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. - Nếu DN cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Chủ Đề