Nghị luận làm thế nào để tự bỏ thói đố kỵ

Bạn đang làm bài Nghị luận làm thế nào để tự bỏ thói đố kỵ , bài viết này chính là dành cho bạn. Mình sẽ chia sẻ cho bạn một số dàn ý mẫu, bài văn nghị luận mẫu hay nhất và một số biện pháp về làm thế nào để từ bỏ thói đố kị

Để từ bỏ thói đố kị, bạn có thể thử một số biện pháp sau:
1. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thói đố kị: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thói đố kị của mình để khắc phục nó hiệu quả hơn. Ví dụ, nếu bạn thói đố kị vì sợ hãi trước bài kiểm tra, bạn có thể tìm hiểu về cách học tập hiệu quả hơn để giảm thiểu sự sợ hãi.
2. Tìm người bạn có thể tin tưởng: Có một người bạn hoặc một người thân mà bạn tin tưởng sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn khi học tập. Hãy hỏi người đó để họ có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề học tập.
3. Thiết lập mục tiêu học tập: Thiết lập mục tiêu học tập rõ ràng và cụ thể sẽ giúp bạn có động lực học tập hơn.

Nghị luận về lòng đố kị của con người

  • Dàn ý nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người
  • Nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người - Mẫu 1
  • Nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người - Mẫu 2
  • Nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người - Mẫu 3
  • Nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người - Mẫu 4
  • Nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người - Mẫu 5
  • Nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người - Mẫu 6
  • Nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người - Mẫu 7
  • Nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người - Mẫu 8
  • Nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người - Mẫu 9
  • Nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người - Mẫu 10
  • Nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người - Mẫu 11

Đoạn văn ngắn về tính đố kỵ - Mẫu 1

Xã hội ngày càng phát triển, dường như cách sống thiêng về bản thân đang chiếm khá đông trong xã hội ngày nay. Vì chăm vén cho cuộc sống của bản thân mà có những người sẵn sàng chà đạp lên cuộc sống của người khác. Họ có lối sống ích kỷ, ganh ghét đố kỵ với những người xung quanh. Đố kỵ là lối sống chỉ biết nghĩ cho mình, luôn suy tính thiệt hơn, mà thờ ơ, thậm chí sẵn sàng chà đạp lên hạnh phúc của người khác để đạt được mục đích của mình. Đố kỵ là luôn soi mói, bực tức ganh ghét với những gì mà người khác đạt được. Đây là thói rất xấu làm ảnh hưởng đến nhân cách con người cũng như sự phát triển của xã hội. Vậy mà hiện nay, trong xã hội, dường như tồn tại khá nhiều những người có suy nghĩ lệch lạc như vậy. Họ ích kỷ và ganh ghét với ngay cả chính những người bạn bè thân thiết nhất của mình. Họ không muốn có người hơn mình, xuất sắc hơn mình nên luôn có cái nhìn không thiện cảm với những người hơn mình hay thậm chí không bằng mình. Những con người như vậy có đáng bị phê phán. Chính lối sống không đúng đắn của một bộ phận con người nên công việc mới không hiệu quả, xã hội mới không phát triển được. Thậm chí còn gây ra sự mất đoàn kết, hại nước. Những người này như những con sâu cần diệt trừ ngay để không ảnh hưởng đến lá xanh. Tóm lại, lối sống đố kỵ của một số người thật đáng lên án và chúng ta phải ra sức để khắc phục lối sống trên.

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người

I. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Lòng đố kị.

II. Thân bài

1. Giải thích

– Đố kị là sự ghen ghét, không công nhận, thậm chí có suy nghĩ, hành động bài trừ đối với những thành tựu của người khác.

– Lòng đố kị thể hiện qua những hành động suy nghĩ tỏ ra khó chịu khi người khác hơn mình.

2. Bàn luận về lòng đố kị và tác hại của đố lòng kị

– Lòng đố kị biểu hiện qua: cảm giác tức tối khi người khác hơn mình hay ganh ghét với những người giỏi hơn mình. Khi người có lòng đố kị họ có thể đặt điều nói xấu, bôi nhọ thanh danh của người khác.

3. Nguyên nhân dẫn đến lòng đố kị

– Thiếu tự tin, mặc cảm hay do tự ti.

– Lòng đố kị xuất phát từ những người luôn bất mãn với cuộc sống của mình và từ đó ghen tị với người khác.

4. Tác hại

– Phá hoại các mối quan hệ của mình cũng như của người khác.

– Cuộc sống không thoải mái luôn nghĩ cách hãm hại người khác và cũng làm hại cả bản thân.

– Làm nảy sinh nhiều trạng thái tâm lý tiêu cực, khiến cho bản thân người có lòng đố kị luôn căng thẳng, bức bối, không thoải mái.

5. Bài học nhận thức và hành động

– Lòng đố kị là tính xấu của con người cần phải loại trừ con người cần có lòng cao thượng khoan dung rộng rãi.

– Cạnh tranh lành mạnh, cố gắng hết sức để vượt qua khó khăn.

III. Kết bài

– Khẳng định lại tác hại của đố kị và liên hệ bài học cho bản thân.

 

Top 10 Bài văn nghị luận về tác hại của tính đố kị [lớp 9] hay nhất [Mới]

Xã hội ngày càng phát triển, dường như cách sống thiên về phiên bản thân đang chiếm khá đông trong xã hội ngày này. Vì vun vén cho cuộc sống thường ngày của phiên bản thân mà có những người sẵn sàng dẫm đạp lên cuộc sống thường ngày của người khác.

Nghị luận xã hội bàn về tác hại của tính đố kị

Xuất bản ngày 21/04/2019 - Tác giả: Tâm Phương

[Văn mẫu 9] Những bài nghị luận xã hội hay bàn về tác hại của tính đố kị, suy nghĩ về lòng đố kị trong xã hội hiện nay.

Mục lục nội dung

  • 1. Lập dàn ý
  • 2. Một số bài nghị luận hay

Mục lục bài viết

 

Nghị luận về tác hại của tính đố kị - Hướng dẫn dàn bài và tuyển chọn những bài mẫu hay nhất bàn về tính đố kị và tác hại trong cuộc sống.

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về tác hại của tính đố kị.

***

Lập dàn ý chi tiết bài văn bàn về tác hại của tính đố kị

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận:Tác hại của tính đố kị

II. Thân bài

1.Giải thích

- Đố kị là một đức tính xấu của con người. Những người có lòng đố kị thường tỏ ra khó chịu khi thấy người khác được hơn mình.

2. Bàn luận về tính đố kị và tác hại của tính đố kị

- Biểu hiện: cảm giác bực bội, tức tối khi thấy người khác hơn mình, là ghen ghét khi thấy người khác giỏi hơn mình. Thậm chí, người đố kị còn đặt điều nói xấu, bôi nhọ thanh danh và luôn tìm cách làm hại người tốt hơn, giỏi hơn.

- Nguyên nhân:

+ Xuất phát từ sự thiếu tự tin, mặc cảm, tự ti nhưng lại luôn tự cao tự đại.

+ Xuất phát từ những người luôn bất mãn với cuộc sống của bản thân và ghen tị với người khác.

- Tác hại:

+ Ít có thời gian để nhận ra và hưởng thụ những điều tốt đẹp trong cuộc sống của chính mình. Con người đố kị sống không thoải mái.

+ Phá hoại mối quan hệ người với người, cản trở con người phát triển tài năng, năng lực.

3. Bài học nhận thức và hành động

- Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác.

- Hãy cạnh tranh lành mạnh. Hãy cố gắng nỗ lực và coi đó là động lực vươn lên. Có như thế, mỗi người mới có thể tự hoàn thiện chính mình, xã hội mới hòa bình, yên ổn.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại những tác hại của tính đố kị với cuộc sống con người

- Liên hệ thực tế bài học cho bản thân

Có thể bạn quan tâm:Nghị luận bàn về câu nói của Abraham Lincoln"Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kị"

Một số bài nghị luận hay về lòng đố kị

Bài nghị luận 1:Đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim

Thói ghen ghét, lòng đố kị là một trong những thói hư tật xấu, làm hạ thấp giá trị của con người, làm cho mối quan hệ giữa ta với người khác không được tốt đẹp. Lòng ghen ghét, đố kị không nhưng làm cho bản thân khổ sở mà còn gây cho người khác nhiều khó khăn, trở ngại. Bởi thế, nhà văn Edmondo de Amicis đã từng nhắc nhở: “Đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim”.

Bằng hình ảnh so sánh độc đáo, nhà văn Edmondo de Amicis đã chỉ ra rằng thói ghen ghét, đố kị trước những thành công, tương lai, địa vị và những điều tốt đẹp mà người khác đang có chẳng khác nào như một con rắn độc từng bước đầu độc trái tim và khối óc, làm tha hóa tâm hồn, nhân cách, đạo đức của con người.

Thói ghen ghét, đố kị làm cho con người trở nên ti tiện, nhỏ nhen, tầm thường, ích kỉ, tự hạ thấp giá trị bản thân mình. Phải biết rằng những thành công mà người khác có được đâu phải tự nhiên mà có. Nó được đánh đổi từ mồ hôi, nước mắt, công sức lao động khó nhọc mà ra. Nếu ta chăm chỉ làm lụng, chịu khó học hành, trau dồi tài năng trí tuệ của bản thân mình thì ắt hẳn một ngày nào đó ta cũng sẽ thành tựu, có được những gì mình mong muốn. Thế nên, không nên đố kị, ghen tị người khác.

Mỗi một người đều có những sở trường, sở đoản, mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Có thể họ tài giỏi ở một lĩnh vực nào đó và ta cũng vậy. Đừng ghen tị so đo mà tự chuốc lấy phiền não, rồi tỏ ra cau có, bực dọc đối với người khác làm cho mối quan hệ giữa ta với họ trở nên không còn tốt đẹp như trước. Những người như thế thật đáng bị chê trách.

Một số người vì ghen tị với tài năng của người khác mà tìm đủ cách hãm hại, trù dập, không cho người đó cơ hội thăng tiến, phát triển tài năng, kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Phải phân biệt giữa thói ghen tị và thi đua. Thói đố kị, ganh ghét và tinh thần thi đua, cầu tiến giống nhau ở chỗ từ thành công của người khác khiến cho ta không hài lòng và vui vẻ. Nếu là người có lòng đố kị, ganh đua họ thường sẽ mỉa mai, gièm pha, khiêu khích. Nếu là người có tinh thần thi đua, họ sẽ lấy đó làm bài học mà phấn đấu vươn lên và vượt qua.

Quyết tâm loại bỏ thói ghen tị, luôn vui mừng trước những thành tựu của người khác, không ngừng học hỏi, trao dồi, hoàn thiện nhân cách, tài năng của chính mình.

Lòng đố kị là nguyên nhân dẫn đến sự dối trá. Sự dối trá lại mang đến tai họa cho bản thân. Bởi thế, hãy làm đúng như Edmondo de Amicis khuyên bảo: “Đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim”.

Bài nghị luận 2:

Trong đời sống, ta thường thấy một hiện tượng xấu là lòng đố kị. Thấy ai có chút thành tích, kẻ đố kị cảm thấy khó chịu, đau khổ như mình bị mất mát điều gì, tiếp đó nảy sinh những phản ứng bệnh hoạn.

Trong lớp, một học sinh có thành tích học tập giỏi, người có tính đố kị sẽ nói bóng gió là bạn ấy khéo làm thân với các thầy, các cô. Thấy bạn có bộ đồ mới hợp thời trang, người đố kị tìm cách dìm, bảo: “Báu gì, hàng thùng ấy mà!”. Thấy một đôi vợ chồng đẹp đôi, hạnh phúc, kẻ đố kị liền nói độc miệng: “Rồi xem, được bao lâu!”.

Hiện tượng đố kị trong cuộc sống đã có từ xưa. Thời Tam Quốc có danh tướng Đông Ngô là Chu Du, nổi tiếng thao lược nhưng lại có tính đố kị. Thấy Gia Cát Lượng tài ba, Du đã nhiều lần tìm cách chứng tỏ mình là người tài “đệ nhất thiên hạ”, nhưng lần nào cũng bị thua. Lòng đố kị còn khiến Chu Du tìm kế sách hãm hại Gia Cát Lượng, nhưng lần nào Lượng cũng đoán biết và thoát hiểm. Khi nhận ra tài trí của mình không bằng Gia Cát Lượng, Du đã ngửa mặt lên trời mà than: “Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng!”. Câu nói đó đã bộc lộ chân tướng của người đố kị: không chấp nhận thực tế người khác hơn mình.

Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hi Lạp cổ đại A-ri-xtốt đã nói: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công.

Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng “ngoài trời còn có trời” [cao hơn], “ngoài núi còn có núi” [cao hơn], mình tài còn có người tài hơn.

Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉgiúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.

Bài nghị luận 3:

Con người bên cạnh những đức tính tốt đẹp thì cũng có những điểm hạn chế cần cải thiện khắc phục. Một trong những điều đó chính là thói đố kị.

Đố kị là sự ghen ghét, so đo với những gì người khác có. Người đố kị thường rất tính toán thiệt hơn luôn không bằng lòng với những gì mình đang có và cảm thấy khó chịu khi người khác hơn mình. Có thể nói người có tính đố kị là thường xuyên ghen ăn tức ở với những người xung quanh. Chẳng hạn khi ta thấy bạn ta học giỏi hơn ta, thi được giải cao hơn ta thì ta cảm thấy ghét bỏ, không công nhận năng lực của bạn, cho rằng bạn không xứng đáng, ganh ghét với những gì bạn nhận được. Trong công việc, khi bình bầu nhân viên xuất sắc, các cá nhân nhất trí, đồng lòng bình bầu một thành viên duy có một người vì đố kị, so đo với họ mà tìm cách vùi dập, nói xấu tìm ra yếu điểm của người kia. Rồi chẳng hạn thấy nhà bên cạnh cho con đi học thêm lớp này lớp khác, gia đình này cũng về cho con mình đi học để chứng tỏ với người ta con tôi cũng học nhiều học giỏi, thấy gia đình bên cạnh đi du lịch đây đó cũng về cố gắng sắp xếp đi du lịch để sang khoe khoang…

Đố kị là một đức tính không tốt đẹp của con người, người có thói đố kị sẽ khó có thể thành công, luôn luôn tìm cách bôi nhọ nói xấu người khác, thấy người khác làm gì cũng không vừa ý. Thói đố kị sẽ khiến cho những đức tính tốt đẹp của con người bị lu mờ, đạo đức và nhân phẩm của con người trở nên xấu xí, đáng chê trách. Vì con người có thói đố kị nên đã kìm hãm sự phát triển của người khác, ảnh hưởng đến sự phát triển chung bởi lẽ khi ta luôn soi mói, để ý tìm tòi những ưu điểm của người kia, những thành tích người khác đạt được thì ta sẽ không thể tập trung làm việc gì. Chưa kể, những người đố kị thường nảy sinh những hành động xấu như bôi nhọ, tìm cách dìm dập, hạ bệ đối phương, điều đó khiến cho con người và tập thể rơi vào một vòng tranh đấu mà không thể tập trung phát triển. Những người đố kị thường bị thành tích và lợi ích làm mờ mắt dẫn đến những hành động không sáng suốt, không thể nhìn xa trông rộng mà chỉ quanh co trong một lối mòn.

Ngược lại, nếu như con người biết tiết chế, bỏ qua tính đố kị, biến lòng đố kị thành sự ngưỡng mộ thì thực tế sẽ vô cùng khác biệt. Khi thấy người khác giỏi giang hơn ta, ta không ghen ghét, so đo tính toán mà ngược lại ngưỡng mộ họ, tôn sùng họ, thì ta sẽ có những động lực tích cực để phấn đấu, làm việc. Nếu như thói đố kị kìm hãm sự phát triển của con người thì ngược lại, lòng ngưỡng mộ, tôn trọng và yêu mến sẽ khích lệ mọi người cùng nhau cố gắng, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Tinh thần con người khi không đố kị cũng sẽ thoải mái, nhẹ nhõm và sáng suốt hơn rất nhiều.

Trong xã hội hiện nay, những người có lòng đố kị càng ngày càng nhiều. Rất nhiều người luôn rình rập, tìm cách hạ bệ nhau. Thấy người khác hơn mình cái gì là lại khó chịu, bức bối. Những người như vậy rồi cũng trở thành những tấm gương xấu của mọi người, khiến tình cảm với mọi người xung quanh trở nên rạn nứt.

Trong môi trường học đường, mỗi bạn học sinh nên biết dẹp bỏ thói đố kị, giúp đỡ nhau cùng học tập, phát triển. Mỗi bạn học sinh thay vì đi để ý đến những gì mà các bạn khác làm được thì hãy tập trung vào việc học tập chăm chỉ, tự bản thân các bạn luôn cố gắng, không phải so đo với ai thì những gì các bạn làm được sẽ tốt đẹp biết bao nhiêu và thành tích của chúng ta mới thật là đáng tự hào.

/***/

Qua các bài văn mẫu nghị luận về lòng đố kị trên đây, hy vọng các em đã có thêm những nhận thức nhất định và bài học ý nghĩa về tác hại của tính đố kị trong cuộc sống. Kết hợp với những quan điểm hiểu biết xã hội của mình, các em hãy tự hoàn thiện một bài nghị luận riêng của mình về tác hại của tính đố kị. Chúc các em làm bài tốt và đạt điểm cao !

 

 

 

 

I. Dàn ýNghị luận xã hội về lòng đố kị [Chuẩn]

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Lòng đố kị

2. Thân bài

a. Giải thích:
- Đố kị là sự ghen ghét, không công nhận, thậm chí có suy nghĩ, hành động bài trừ đối với những thành tựu của người khác.
- Lòng đố kị thể hiện qua những hành động suy nghĩ tỏ ra khó chịu khi người khác hơn mình.

 

b. Bàn luận về lòng đố kị và tác hại của đố lòng kị

Lòng đố kị biểu hiện qua: cảm giác tức tối khi người khác hơn mình hay ganh ghét với những người giỏi hơn mình. Khi người có lòng đố kị họ có thể đặt điều nói xấu, bôi nhọ thanh danh của người khác

c. Nguyên nhân dẫn đến lòng đố kị:
+Thiếu tự tin, mặc cảm hay do tự ti
+ Lòng đố kị xuất phát từ những người luôn bất mãn với cuộc sống của mình và từ đó ghen tị với người khác.

d. Tác hại

- Phá hoại các mối quan hệ của mình cũng như của người khác
- Cuộc sống không thoải mái luôn nghĩ cách hãm hại người khác và cũng làm hại cả bản thân.
- Làm nảy sinh nhiều trạng thái tâm lí tiêu cực, khiến cho bản thân người có lòng đố kị luôn căng thẳng, bức bối, không thoải mái.

e. Bài học nhận thức và hành động

- Lòng đố kị là tính xấu của con người cần phải loại trừ con người cần có lòng cao thượng khoan dung rộng rãi.
- Cạnh tranh lành mạnh, cố gắng hết sức để vượt qua khó khăn.

3. Kết bài

Khẳng định lại tác hại của đố kị và liên hệ bài học cho bản thân

 

Hiểu rõ sự đố kỵ của bản thân

Thừa nhận bạn đang gặp vấn đề do ganh tỵ

Trước khi bắt đầu “chiến đấu” với lòng đố kỵ, bạn cần thừa nhận đây là một vấn đề trong cuộc sống của mình và khiến bạn gặp trục trặc trong tình cảm. Sự ganh tỵ thực sự có thể hủy hoại tình cảm và là rào cản tiến sâu vào các mối quan hệ xung quanh. Một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang đố kỵ:

  • Bạn dành phần lớn thời gian ước muốn mình có những gì người khác có;
  • Bạn liên tục so sánh bản thân với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và nghĩ về khuyết điểm của mình;
  • Bạn đố kỵ một người nào đó và không thể dừng việc mong ước có được trang phục, diện mạo và dáng vẻ của người đó;
  • Bạn ganh tỵ với tất cả các mối quan hệ của bạn bè, muốn mối quan hệ của mình có thể tốt bằng một nửa của họ;
  • Bạn đang yêu ai đó và không thể chịu đựng được việc người ấy tiếp xúc hay nói chuyện với các đối tượng khác giới.

Suy nghĩ kỹ về lòng đố kỵ của mình

Một khi đã thừa nhận là mình có đố kỵ và muốn xua tan sự đố kỵ đó, bạn cần hiểu rõ tại sao mình lại bắt đầu có những cảm xúc như vậy. Một số cách nhận biết lòng ganh tỵ của bạn đến từ đâu:

  • Bạn ghen tỵ với mối tình lãng mạn của bạn bè vì mình không được như thế. Nếu là như vậy, bạn nên cố gắng cải thiện mối quan hệ của mình hoặc kết thúc nó nếu mối quan hệ đó không đáng được giữ lại. Ngoài ra, nếu bạn ganh tỵ vì bạn thân của mình là một họa sĩ tài ba và đang gặt hái nhiều thành công, tại sao bạn không suy nghĩ lại mình có thật yêu thích nghề nghiệp hiện tại và thử trải nghiệm lĩnh vực nghệ thuật?
  • Bạn có ghen tỵ với mọi thứ mà mọi người sở hữu không? Nếu bạn nghĩ mình không có bất cứ thứ gì để người khác ganh tỵ thì có lẽ bạn đang cảm thấy không an toàn và thiếu tự tin. Bạn cần làm gì đó để cải thiện cách nhìn về bản thân mình để xua tan lòng đố kỵ;
  • Bạn có đang ghen tỵ vì diện mạo của bạn bè? Bạn nghĩ cuộc sống mình sẽ tốt hơn nếu bạn có vẻ ngoài như họ? Hãy cố gắng tạo cho mình một phong cách độc đáo, dành nhiều thời gian để tập thể dục, ăn uống hợp lý và học cách yêu quý bản thân mình.
 

1. Lập dàn ý cho bài văn nghị luận tư tưởng, đạo lí về lòng đố kỵ trong cuộc sống

a. Mở bài: Các em cần tiến hành dẫn dắt vấn đề cần nghị luận.

+ Ví dụ mở bài: Trong những thói hư tật xấu cơ bản, là nguồn gốc cho nhiều loại tội ác phái sinh của con người, duy chỉ có tâm đố kỵ, ghen ghét ai đó là không mang lại cảm giác thỏa mãn, vui thú hay dễ chịu nào. Vậy nhưng biểu hiện của tâm đố kỵ lại rất phong phú trong cuộc sống, kéo chúng ta xuống vũng lầy chật hẹp và hủy hoại chúng ta một ngày nào đó.

b. Thân bài:

– Giải thích từ khóa:

+ Đố kỵ chính là trạng thái không hài lòng về bản thân. Từ đó, ghen ghét người khác cả bên trong lẫn bên ngoài.

+ Hòn than nóng: Ý nói những âm mưu ghen ghét người khác, ném đi để hại người khác nhưng mình là người bị bỏng tay đầu tiên.

– Phân tích – chứng minh:

+ Lòng đố kỵ như một hòn than nóng ném vào người khác nhưng chính mình lại bị thương: Đố kỵ người khác là đang buông thả bản thân.

+ Chấp nhận bản thân thua kém người khác nên mới phát sinh lòng đố kỵ.

+ Phải tạo cho mình những lối sống tích cực, để quên đi sự đố kỵ của bản thân.

+ Đố kỵ làm mọi người xa lánh, không ai muốn kết bạn, không ai yêu mến.

– Đánh giá – mở rộng:

+ Câu nói bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích cực, có ý nhấn mạnh cho chúng ta rằng lòng đố kỵ sẽ làm chính mình bị thương.

+ Mệt mỏi về tinh thần lẫn thể xác khi liên tục đố kỵ người khác. Không có tâm trạng thoải mái để hoàn thành công việc và hoàn thiện bản thân.

+ Trong thực tế, những người đố kỵ thường sống không vui vẻ, không thành công, ít bạn bè.

– Bài học rút ra cho bản thân:

+ Về nhận thức: Cần loại bỏ lòng đố kỵ ra khỏi bản thân, hướng đến cuộc sống vui vẻ, thoải mái.

+ Về hành động: Cần phải học hỏi nhiều để hoàn thiện bản thân, khi hoàn thiện bản thân thì sẽ không đố kỵ người khác bởi bản thân đã rất hoàn hảo rồi.

c. Kết bài: Khái quát lại vấn đề.

+ Ví dụ kết bài:

Không nhất thiết phải như Bàng Quyên, đố kỵ đến mức luôn bày mưu tính kế hại Tôn Tẫn, cuối cùng lại chính vì nhân tâm này mà lọt bẫy và chết thảm dưới hàng trăm mũi tên của quân Tôn Tẫn. Cũng không đến mức chỉ vì một quả táo mà dẫn tới cuộc chiến nổi tiếng muôn đời như cuộc chiến thành Troy. Nhưng biểu hiện của tâm đố kỵ lại tinh vi đến mức không ngờ mà chúng ta có thể giật mình khi nhận ra mình cũng có. Lòng đố kị vì thế nó giống như một hòn than nóng ném vào người khác nhưng chính mình lại bị thương. Và sự thật là nó có thể hủy hoại chúng ta.

 

Chủ Đề