Nghị luận về xin lỗi và cảm ơn

Trong cuộc sống thường ngày của mỗi chúng ta, lời cám ơn và xin lỗi tưởng chừng như rất khó nói nhưng thực chất nó có tác dụng rất lớn trong việc duy trì và kết nối các mối quan hệ. Đặc biệt tại môi trường công sở, khi công việc được giải quyết bằng sự phối hợp của tập thể thì giá trị của lời cảm ơn và xin lỗi càng được nhân lên gấp nhiều lần.

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi... Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác. Thậm chí thường ngày khi cha mẹ dặn dò con cái phải biết cảm ơn và xin lỗi nhưng đôi khi lại ít chủ động làm gương trong việc nói những lời ấy.

Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?

Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường và mỗi người ứng xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi. Biết nói và sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xử văn hóa. Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói quen trong quan hệ xã hội, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể hơn, để mọi người ứng xử có văn hóa hơn trong giao tiếp.

Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.

Những cách để lời xin lỗi đạt được hiểu quả cao nhất:

+ Dành thời gian để xác định bản thân đã làm gì có lỗi.

+ Sử dụng những từ ngữ rõ ràng để diễn tả suy nghĩ và tình cảm của bạn.

+ Cho đối phương thấy bạn đã hiểu được lỗi lầm của bản thân và cảm thông với sự giận của họ. Đừng cố gắng biện minh và đừng đổ lỗi.

Bản thân tôi luôn cho rằng học cách nói lời xin lỗi hay cảm ơn từ trái tim mình thì luôn luôn sẽ luôn được mọi người trân trọng, yêu quý. Người khác cũng sẽ nhìn vào đó đánh giá bản thân chúng ta là người có văn hoá, giáo dục, chúng ta cũng trở nên tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn cho chính bản thân mình. Vì thế tôi và các bạn chúng ta hãy học nói lời cảm ơn hay xin lỗi thật chân thành và đúng chỗ nhé.

Từ xa xưa, văn hóa ứng xử luôn là chuẩn mực để đánh giá con người, thể hiện nhân cách con người. Trong đó lời xin lỗi và cảm ơn là một chuẩn mực xác thực nhất cho sự đánh giá ấy.

1.Giải thích:

Cảm ơn: là bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của ai đó dành cho mình.

Xin lỗi: là bày tỏ thái độ ân hận , hối lỗi trước những sai lầm mình đã gây ra cho người khác. Tùy theo hậu quả xảy ra mà lời xin lỗi có được tha thứ hay không.

2. Nêu ý nghĩa:

Mang lại niềm vui, hạnh phúc, mang lại sự thư thái trong tâm hồn của người nói và của cả người nghe.

Là sợi dây gắn kết tình cảm mọi người, mọi người yêu thương nhau, thấu hiểu và đồng cảm với nhau nhiều hơn.

Hình thành những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội.

3. Nêu dẫn chứng

Lời xin lỗi được nói ra khi ta trót làm bố mẹ buồn, thất vọng thì khiến ta cảm thấy nhẹ nhàng hơn và bố mẹ chúng ta cũng bớt phiền lòng và yêu thương chúng ta nhiều hơn nữa…

Lời cảm ơn được nói ra khi ta nhận sự giúp đỡ, chia sẻ, đồng cảm của ai đó cũng giúp ta cảm thấy hạnh phúc và người nghe cũng được ấm lòng.

4. Mở rộng và liên hệ

Lời cảm ơn và xin lỗi rất cần thiết nhưng nó phải chân thành, xuất phát từ tấm lòng chân thật của người nói.

Những lời cảm ơn, xin lỗi chỉ chiếu lệ, cho có, làm màu thì trở thành vô nghĩa.

Liên hệ: nhận thức + hành động

"Bên cạnh việc trao truyền kiến thức, cô Thu đặc biệt chú trọng việc đào tạo phương pháp tư duy, các kỹ năng thao tác, một ý chí chiếm lĩnh và làm chủ những tri thức mới, đảm bảo cho học sinh vững tin trước mọi thách thức và đổi thay. Phương pháp tư duy đúng đắn và một bản lĩnh vững vàng là những hành trang quan trọng nhất cô chuẩn bị cho học sinh trước những kỳ thi."

Tại sao phải nói cảm ơn và xin lỗi?

Việc nói cảm ơn và xin lỗi không chỉ đánh giá phẩm hạnh và đạo đức của con người, mà còn giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Việc xin lỗi khi sai lầm và cảm ơn khi được giúp đỡ là một cách tối thiểu để thể hiện lòng biết ơn và đạo đức của con người.

Khi nói lời cảm ơn xin lỗi chúng ta phải nói và làm như thế nào để đạt hiệu quả?

Những cách để lời xin lỗi đạt được hiểu quả cao nhất: + Dành thời gian để xác định bản thân đã làm gì có lỗi. + Sử dụng những từ ngữ rõ ràng để diễn tả suy nghĩ và tình cảm của bạn. + Cho đối phương thấy bạn đã hiểu được lỗi lầm của bản thân và cảm thông với sự giận của họ. Đừng cố gắng biện minh và đừng đổ lỗi.

Tại sao chúng ta cần nói lời cảm ơn?

Lời cảm ơn là tiếng nói chân thành bày tỏ sự cảm thông, thấu hiểu đối với những việc làm tốt đẹp của con người trong xã hội. Xác định rõ ràng lời cảm ơn và thực hiện lời cảm ơn chân thành trong cuộc sống là điều cần thiết để tránh rơi vào giao tiếp sai lầm hoặc gây hiểu lầm.

Khi nào chúng ta nên nói lời cảm ơn?

Khi ai đó làm điều không hay với bạn hoặc giúp đỡ bạn một điều gì thì bạn nói lời cảm ơn. Có thể hiểu "cảm ơn" là lời bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng đối với việc làm, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó.

Chủ Đề