Nghị quyết trung ương 4 khóa 12 nghĩa là gì năm 2024

Loạt bài Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII: Đảng tự "sửa mình" của tác giả Phạm Giang (Tạp chí Xây dựng Đảng) đoạt giải Khuyến khích Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm vàng) lần thứ VI - năm 2021. Tạp chí Xây dựng Đảng trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Nghị quyết trung ương 4 khóa 12 nghĩa là gì năm 2024

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn luôn chăm lo công tác xây dựng Đảng với nhiều giải pháp làm cho Đảng ngày càng tiến bộ, trưởng thành. Nhiệm kỳ Đại hội XII, trước tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái, BCH Trung ương đã ban hành Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) là kết tinh tầm nhìn, quyết tâm chính trị và khả năng tổ chức hành động của cả hệ thống chính trị về một nhiệm vụ “then chốt” của Đảng. Nhiệm vụ đó không chỉ được định hướng, định tính mà còn định lượng; không chỉ nhận diện vấn đề ở tầm vóc, chiều sâu mà còn giải quyết vấn đề cả ở tầm chiến lược và sách lược một cách hiện thực, khả thi. Nó cung cấp không chỉ về nhận thức mà quan trọng nhất là giải pháp và cách thức xử lý vấn đề. Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Nghị quyết không chỉ có tác dụng làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên mà còn giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, nâng cao vai trò, vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Những kết quả đó đã góp phần khôi phục, củng cố và tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Kết quả đó là sự tiếp nối chặng đường hơn 91 năm phấn đấu bền bỉ, thể hiện bản lĩnh, khát vọng phấn đấu, hy sinh của đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần quan trọng để đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay; đưa Việt Nam vững bước đi tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Loạt bài "5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII: Từ "chiếc gương soi" đến những dấu ấn đột phá" của nhóm tác giả Tấn Tuân - Hoàng Tiến - Bá Hiên - Hồng Thạnh (Báo Quân đội nhân dân) đoạt Giải B - Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm vàng). Tạp chí Xây dựng Đảng trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Nghị quyết trung ương 4 khóa 12 nghĩa là gì năm 2024

Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải B.

Việc ban hành, thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” là dấu ấn lớn, thể hiện tư duy và quyết tâm chính trị của Đảng trong tiến hành công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Sau 5 năm (2016-2021) triển khai thực hiện, bên cạnh kết quả và chuyển động mạnh mẽ, có tính đột phá trong thực tiễn, tổ chức đảng các cấp còn đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Báo Quân đội nhân dân đã tiến hành khảo sát, trao đổi thông tin đa chiều với gần 20 Đảng bộ địa phương trực thuộc Trung ương và nhiều lãnh đạo, cơ quan chức năng thuộc các tỉnh, thành phố trong cả nước để thực hiện loạt bài này. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc!

Bài 1: "Chiếc gương" chiếu khuyết tật

Từ khi bắt đầu đổi mới đến trước Đại hội lần thứ XII của Đảng, vấn đề suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên liên tục được Đảng ta cảnh báo. Thế nhưng dư luận vẫn băn khoăn không biết rõ hình hài của “một bộ phận không nhỏ” nằm ở đâu, làm thế nào để “chỉ mặt điểm tên” bộ phận ấy? Và NQTƯ 4, khóa XII được ban hành với việc xác định 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” được ví như một "chiếc gương soi chiếu" giúp nhìn rõ hơn về “một bộ phận không nhỏ” ấy.

Rõ hình hài “một bộ phận không nhỏ”

Việc cảnh báo về tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở đội ngũ cán bộ, đảng viên được Đảng ta thẳng thắn nhận diện từ rất sớm. Từ Đại hội VI đến Đại hội X, Trung ương đã chỉ ra với không ít biểu hiện tiêu cực ở cán bộ, như: Lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền; giảm sút ý chí chiến đấu, phai nhạt lý tưởng, dao động, mất lòng tin, tha hóa về phẩm chất đạo đức... Thế nhưng, những biểu hiện này chưa được xướng tên một cách hệ thống.

Đến Đại hội XI, Đảng ta khẳng định: Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp. Đặc biệt, NQTƯ 4, khóa XII là sự tiếp nối những thách thức đã đặt ra từ rất nhiều đại hội, hội nghị Trung ương trước đây, nhưng có sự phát triển đột phá là xác định rõ những biểu hiện suy thoái. Điều này cho thấy, đây là nguy cơ đeo đẳng suốt tiến trình xây dựng, phát triển của Đảng, là vấn đề sống còn, buộc Đảng phải thường xuyên tu sửa, chỉnh đốn. Cái mới là Trung ương đã thẳng thắn chỉ ra một cách hệ thống 27 biểu hiện cụ thể của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đây là căn cứ quan trọng để Đảng ta tiến hành một cuộc tầm soát, chẩn đoán những yếu kém, khuyết tật; làm cơ sở đánh giá đúng cán bộ, giúp thanh lọc đội ngũ, chỉnh đốn lại tổ chức ở quy mô lớn, từ Trung ương tới cơ sở. Chính sự ra đời của NQTƯ 4, khóa XII giúp việc nhận diện các biểu hiện tiêu cực, suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không còn là vấn đề hóc búa như trước, mà cơ bản đã rõ hình hài cả về mặt định dạng, định hình, định lượng, cả diện mạo lẫn bản chất của “giặc nội xâm” đặc biệt nguy hại này!

Còn nhớ, tại Hội nghị Trung ương 6, khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã rơi nước mắt, nghẹn ngào khi thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân về "một số khuyết điểm lớn" cả hiện tại lẫn ở các nhiệm kỳ trước. Đến Hội nghị Trung ương 4, khóa XII, việc thẳng thắn chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái là minh chứng sinh động cho cách nhìn toàn diện hơn hẳn của Đảng ta. Cũng từ đây, “một bộ phận không nhỏ” lần lượt bị lôi ra ánh sáng.

Thực tiễn đã chứng minh, không chỉ ở Trung ương, mà từ đảng bộ cấp tỉnh, thành phố đến cơ sở, việc thực hiện NQTƯ 4, khóa XII được tiến hành nghiêm túc, quyết liệt, bài bản, hệ thống; nhất là việc nhận diện, đấu tranh, loại trừ “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đã trở thành việc làm thường xuyên, quyết tâm chính trị của cả hệ thống. "Chiếc gương soi chiếu" những khuyết tật được các đảng bộ vận dụng triệt để, góp phần làm trong sạch đội ngũ, vững mạnh tổ chức. Đơn cử như ở Cao Bằng, Ban Thường vụ tỉnh ủy đã cụ thể hóa 27 biểu hiện thành 82 dấu hiệu dễ nhận biết để các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên thuận lợi trong việc soi chiếu, nhận diện; chỉ đạo chặt chẽ việc tầm soát và xác định rõ những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trong 5 năm, Ban Thường vụ tỉnh ủy gợi ý kiểm điểm đối với 18 tập thể, 33 cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp sở, ngành và tương đương, yêu cầu 4 đơn vị báo cáo kết quả khắc phục những hạn chế đã được chỉ ra trong kỳ kiểm điểm. Các cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận có biểu hiện suy thoái về tư tưởng đối với 1 đồng chí; có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống là 182 đồng chí; có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là 3 đồng chí. Trong xử lý, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thi hành kỷ luật hai đảng viên bằng hình thức khiển trách và cảnh cáo; Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với 15 đảng viên, trong đó có 9 đảng viên vi phạm phải xử lý kỷ luật.

Thực hiện NQTƯ 4, khóa XII, hầu hết các cấp ủy cụ thể hóa 27 biểu hiện được Trung ương chỉ rõ thành các biểu hiện cụ thể để dễ nhận diện ở thực tiễn cơ sở. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn cụ thể hóa thành 135 biểu hiện cụ thể suy thoái và phổ biến, triển khai thực hiện trong toàn đảng bộ. Tỉnh ủy Trà Vinh vận dụng thành 82 nội dung biểu hiện nhỏ để các tập thể và cá nhân dễ đánh giá, nhận diện; đồng thời phân tích, làm rõ từng nội dung biểu hiện suy thoái để tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên. Tỉnh ủy Vĩnh Long cụ thể hóa 27 biểu hiện thông qua 2 phiếu tự đánh giá: Phiếu 1 gồm 12 biểu hiện nhưng chưa nghiêm trọng và 63 biểu hiện suy thoái; phiếu 2 chia ra 13 dấu hiệu vi phạm nhưng chưa nghiêm trọng và 29 dấu hiệu vi phạm. Tỉnh ủy Hậu Giang cụ thể hóa thành 71 dấu hiệu nhận biết với 3 mức độ khác nhau là không suy thoái, có lúc hay thường xuyên...

Qua 5 năm triển khai thực hiện nghị quyết, việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, tăng cường kiểm tra, giám sát trên cơ sở 27 biểu hiện suy thoái đã giúp ban thường vụ, cấp ủy các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên phát hiện, đấu tranh loại trừ và ngăn ngừa vi phạm. Trong 5 năm, Đảng thi hành kỷ luật hơn 87.000 cán bộ, đảng viên, trong đó hơn 3.200 đảng viên bị kỷ luật liên quan đến tham nhũng và nhiều cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. Việc xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm đã tạo được niềm tin vững chắc trong nhân dân. Sự hoài nghi về “một bộ phận không nhỏ” được làm sáng tỏ, là cơ sở vững chắc để toàn Đảng, toàn dân ta tiếp tục quét sạch chủ nghĩa cá nhân, làm trong sạch đội ngũ, vững mạnh tổ chức.

Chẩn đoán đúng để có phác đồ chuẩn

Bài học từ câu chuyện của ông Nguyễn Xuân Anh ở TP Đà Nẵng 4 năm trước là một trong những dẫn chứng điển hình của biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Ở thời điểm Nguyễn Xuân Anh là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, trong dư luận người dân thành phố xuất hiện tâm tư cho rằng, thành phố thời điểm ấy không còn được sự hào sảng, thân thiện như trước đây; nội bộ lãnh đạo biểu hiện nghi kỵ, mất đoàn kết, khiến nhân dân bất an, thiếu tin tưởng vào đội ngũ lãnh đạo thành phố. Người dân đặt câu hỏi cho việc chỉ trong khoảng thời gian ngắn, mặc dù chưa thể hiện tài năng, chưa có dấu ấn gì rõ rệt ở những vị trí công tác mà ông Nguyễn Xuân Anh đảm nhận, nhưng lại liên tục được cất nhắc, đặt vào vị trí quan trọng, vị trí sau cao hơn vị trí trước. Khi ông Nguyễn Xuân Anh bị kỷ luật cách chức, dư luận bày tỏ sự đồng tình cao với Trung ương, bởi một cán bộ cấp cao, thuộc tầng lớp "hậu duệ", tuổi đời còn trẻ, đã sa vào cám dỗ vật chất, nhận nhà, nhận xe của doanh nghiệp; khai khống bằng cấp, tác động vào cơ chế chính sách có lợi cho một nhóm người. Quả thực, nếu Trung ương không rốt ráo vào cuộc, nghiêm túc xem xét để kịp xử lý kỷ luật thì hậu quả thật khôn lường!

Năm 2016, dư luận xôn xao việc ông Trịnh Xuân Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang sử dụng xe cá nhân Lexus trị giá hơn 5 tỷ đồng có gắn biển xanh sai quy định. “Bắt bệnh” từ biểu hiện suy thoái đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí Trung ương đã trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc, điều tra, phát hiện nhiều sai phạm khác của ông Thanh. Cũng từ vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh, các cơ quan chức năng phát hiện ra nhiều sai phạm trong công tác bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng cán bộ của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ. Ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương bị cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công Thương giai đoạn 2011-2016, xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Kết quả từ việc chẩn đoán đúng “căn bệnh” suy thoái để chữa trị dứt điểm, xử lý đến tận cùng những sai phạm, nhất là cán bộ cấp cao, được dư luận hoan nghênh là minh chứng sinh động cho tính đúng đắn, kịp thời từ những chủ trương, giải pháp quyết liệt mà NQTƯ 4, khóa XII vạch định. Từ ánh sáng của nghị quyết, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cụ thể hóa ở cấp mình bằng kế hoạch, chương trình hành động sát thực tiễn cơ sở, đặc biệt trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, tự phê bình và phê bình; từ đó tạo bước chuyển biến đột phá mạnh mẽ trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Có thể thấy, qua 5 năm thực hiện NQTƯ 4, khóa XII đã có tác động mạnh mẽ làm chuyển biến sâu sắc nhận thức của cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu về vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và mỗi cá nhân phụ trách trong công tác xây dựng Đảng; tích cực đổi mới phương pháp lãnh đạo, lề lối tác phong làm việc, sâu sát cơ sở, nói đi đôi với làm, gương mẫu thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước; nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp ủy, tổ chức đảng và chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của mỗi đảng viên, cấp ủy viên, góp phần thực hiện thắng lợi chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng.

Theo đánh giá của Trung ương, các cấp ủy, tổ chức đảng đã nghiêm túc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả NQTƯ 4, khóa XII. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã gương mẫu, nghiêm túc thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình; đồng thời, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, chú trọng gợi ý kiểm điểm đối với những tập thể, cá nhân có biểu hiện vi phạm. Các ban Đảng, trực tiếp là Ban Tổ chức Trung ương làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn quán triệt, triển khai, sớm đưa NQTƯ 4, khóa XII vào cuộc sống. Các cấp ủy, tổ chức đảng dành thời gian thỏa đáng để kiểm điểm ở cấp mình, trực tiếp dự, chỉ đạo, gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý; coi trọng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc sửa chữa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm. Cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với tổ chức đảng, đảng viên đạt kết quả khá toàn diện.

Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, cấp ủy các cấp kiểm tra hơn 264.000 tổ chức đảng và hơn 1,1 triệu đảng viên; ủy ban kiểm tra các cấp kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với hơn 15.900 tổ chức đảng và hơn 47.700 đảng viên. Qua kiểm tra, cấp ủy các cấp thi hành kỷ luật hơn 1.300 tổ chức đảng và 69.600 đảng viên; ủy ban kiểm tra các cấp thi hành kỷ luật 17.610 đảng viên.

Bài 2: Không còn “trên nóng, dưới lạnh”

Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII như một “cú huých” để cả hệ thống chuyển động mạnh mẽ hơn, khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, tạo thành phong trào toàn Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia xây dựng Đảng.

Bước chuyển đồng bộ, rộng khắp

Nhiều năm trước, ở Đảng bộ xã Song Phụng (Long Phú, Sóc Trăng) tồn tại thực trạng một số cán bộ, đảng viên có tác phong làm việc xuề xòa, đùn đẩy trách nhiệm, đi muộn về sớm, đến cơ quan làm việc riêng... Theo đồng chí Huỳnh Văn Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Song Phụng, triển khai NQTƯ 4, khóa XII, Đảng bộ xã xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện; phát huy tinh thần “tự soi, tự sửa” của cán bộ, đảng viên trong các kỳ họp chi bộ, cơ quan, đơn vị để khắc phục khuyết điểm; đăng ký, cam kết không có biểu hiện suy thoái. Qua 5 năm thực hiện, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng có những chuyển biến mạnh mẽ, rõ nét, cơ bản khắc phục được những khuyết điểm. Nhiều cán bộ, đảng viên phát huy tốt trách nhiệm, vai trò nêu gương, được nhân dân tin tưởng làm theo. Điển hình như đồng chí Nguyễn Văn Dễ, Phó bí thư chi bộ, Trưởng ban Công tác mặt trận ấp Phụng Sơn kiên trì tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp nâng cấp tuyến đường giao thông dài hơn 2.000m, rộng 4m, trị giá hơn 2 tỷ đồng. Đồng chí Bí thư Chi bộ ấp Phụng Tường 2 vận động bà con hiến hơn 1.300m2 đất để làm đường giao thông nông thôn, trị giá gần 3 tỷ đồng.

Ngay sau khi NQTƯ 4, khóa XII được ban hành, Ban Thường vụ Huyện ủy Tân Lạc (Hòa Bình) tổ chức học tập, quán triệt, xây dựng triển khai kế hoạch thực hiện đến đội ngũ cán bộ chủ chốt. Trong đó, xác định rõ cấp ủy, người đứng đầu phải tiên phong, gương mẫu trong lối sống, có trách nhiệm, năng lực và tác phong chuẩn mực, nói đi đôi với làm để cán bộ, đảng viên và nhân dân noi theo. Đồng thời, yêu cầu các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành đảng bộ, bí thư cấp ủy, người đứng đầu địa phương, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn phải xây dựng kế hoạch hành động của cá nhân trong nhận diện, đấu tranh, đẩy lùi 27 biểu hiện suy thoái. Các cấp ủy đảng đều phải xác định trọng tâm, trọng điểm tập trung chỉ đạo; những nơi có vấn đề phức tạp, dư luận bức xúc, có biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" thì cấp trên gợi ý kiểm điểm, yêu cầu báo cáo giải trình và trực tiếp dự, chỉ đạo. Nội dung kiểm điểm tập trung làm rõ những hạn chế, yếu kém; liên hệ với những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; chỉ rõ nguyên nhân, đề ra giải pháp và thời gian khắc phục.

Đồng chí Đinh Anh Tuấn, Bí thư Huyện ủy Tân Lạc cho biết: Cùng với đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, Ban Thường vụ huyện ủy chỉ đạo rà soát, hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền theo hướng "quyền hạn đến đâu, trách nhiệm đến đó"; phân định thẩm quyền và trách nhiệm tập thể, cá nhân trong từng công đoạn giải quyết công việc và có chế tài xử lý nghiêm những biểu hiện, hành vi tiêu cực. Đặc biệt, để thực hiện hiệu quả nghị quyết, Ban Thường vụ huyện ủy chú trọng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát, làm cho các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. 5 năm qua, các cấp ủy đảng đã xem xét và quyết định thi hành kỷ luật 13 đồng chí theo thẩm quyền.

Trong 5 năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh ban hành 18 văn bản; cấp huyện ban hành 382 văn bản; cấp xã ban hành 1.942 văn bản liên quan để triển khai, tổ chức thực hiện NQTƯ 4, khóa XII một cách đồng bộ, toàn diện. Công tác kiểm tra, giám sát được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, lấy phòng ngừa là chính, kiên quyết xử lý nghiêm tập thể, cá nhân thực hiện không đúng, không nghiêm, vi phạm các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Qua kiểm điểm, đánh giá, xếp loại đảng viên hằng năm; hướng dẫn nhận diện suy thoái của cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, kết quả xử lý kỷ luật đảng viên, trong đảng bộ có 323 đảng viên suy thoái, trong đó, 147 đảng viên biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị; 123 đảng viên biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống; 53 đảng viên biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Đồng chí Phạm Hùng Thái, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tây Ninh cho rằng, đối chiếu với 27 biểu hiện mà NQTƯ 4, khóa XII nêu, trong Đảng bộ tỉnh nổi lên những biểu hiện suy thoái, như: Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng, lười học tập lý luận chính trị; không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác; né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; chưa chấp hành nghiêm quy định về những điều đảng viên không được làm; tự phê bình và phê bình còn biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, bỏ sinh hoạt đảng nhiều lần; tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi... Ban thường vụ và cấp ủy các cấp trong Đảng bộ tỉnh đã thi hành kỷ luật 23 tổ chức đảng; tổng số đảng viên bị thi hành kỷ luật là 466, trong đó, cấp ủy viên các cấp là 157.

Với cách làm quyết liệt, thận trọng nhưng có trọng tâm, trọng điểm đột phá, 17/17 đảng bộ cấp tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương) mà chúng tôi tiến hành khảo sát đều thể hiện quyết tâm rất cao, cách làm rất quyết liệt, mạnh mẽ, không khoan nhượng, không có vùng cấm, không thỏa mãn dừng lại trong quá trình quán triệt, thực hiện NQTƯ 4, khóa XII suốt 5 năm qua.

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII (tháng 6-2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Thời gian qua, việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện NQTƯ 4, khóa XII đã đạt nhiều kết quả rất quan trọng, khá toàn diện, với nhiều cách làm mới, sáng tạo, thiết thực, tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn Đảng và toàn xã hội, được Đại hội XIII của Đảng đánh giá cao. Những kết quả tích cực đó góp phần đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị; xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trách nhiệm và động cơ đúng đắn, tiên phong, gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần tạo ra những đột phá trong việc phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhiều vấn đề khó, hết sức phức tạp trong công tác xây dựng Đảng, nhất là việc chỉnh đốn Đảng, đã được đề cập nhưng chưa xử lý dứt điểm, hiệu quả thấp trong nhiều nhiệm kỳ trước thì đến nhiệm kỳ Đại hội XII được giải quyết có kết quả rõ rệt.

Cả hệ thống chính trị và toàn dân “xung trận”

Hội nghị Trung ương 4, khóa XII nhấn mạnh: Muốn nghị quyết này đi vào cuộc sống, tạo ra chuyển biến rõ rệt thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Từng tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước Đảng để tự giác thực hiện. Quán triệt sâu sắc tinh thần đó, cả hệ thống chính trị và nhân dân đã tích cực vào cuộc, tạo thành phong trào toàn dân tham gia xây dựng Đảng, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Năm 2006, người dân xã Canh Nậu (Thạch Thất, Hà Nội) bức xúc trước những khuất tất trong việc triển khai cấp đất giãn dân của chính quyền. Gần 200 lô đất thuộc diện đất giãn dân đã được giao không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, không đúng đối tượng. Không thể đứng nhìn sự dối trá của một số cán bộ đang ăn mòn niềm tin trong dân, gây thất thoát thuế của Nhà nước, bằng nghiệp vụ được tôi rèn trong quá trình công tác, sau một thời gian thu thập chứng cứ, tháng 10-2007, cựu chiến binh Nguyễn Trung Dật viết đơn báo cáo chi ủy Chi bộ thôn 1 và được chi ủy cho thông qua Chi bộ thôn 1 về việc vạch trần những sai phạm nêu trên. Hàng trăm lần, ông Dật đạp chiếc xe cà tàng đi hết lên xã, lên huyện rồi cả UBND tỉnh Hà Tây (trước đây), sau này đến UBND TP Hà Nội. Trải qua 10 năm với biết bao khó khăn, tủi cực, thậm chí cả sự trù dập, đe dọa, nhưng với niềm tin vào công lý, vào sự nghiêm minh của pháp luật, trong sạch của Đảng, cuộc đấu tranh của ông với những cán bộ biến chất đã có kết quả. Năm 2017, Văn phòng Chính phủ có chỉ đạo, yêu cầu Công an TP Hà Nội và các cơ quan có trách nhiệm giải quyết nghiêm nội dung tố cáo của cựu chiến binh Nguyễn Trung Dật. Một thời gian ngắn sau đó, cơ quan chức năng xác định: Những tố cáo, khiếu nại của đồng chí Nguyễn Trung Dật là có cơ sở; đồng thời ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và đưa các đối tượng liên quan đến sai phạm trong việc cấp đất giãn dân tại xã Canh Nậu ra xét xử. Những cán bộ, đảng viên vi phạm đã phải nhận hình thức xử lý thích đáng.

Có một thực tế dễ thấy là các vụ việc tiêu cực, tham nhũng lớn thời gian qua hầu hết đều xảy ra ở các ngành, địa phương, nhưng lại không phải do người của ngành hoặc các cơ quan nơi đó phát hiện, càng không phải thông qua sinh hoạt Ðảng mà hầu hết là do quần chúng nhân dân và báo chí phát hiện, vào cuộc. Đã có những quyết định hết sức quan trọng được đưa ra xuất phát từ thông tin phản ánh ban đầu của một bài báo. Điển hình như từ chiếc xe ô tô cá nhân gắn biển xanh mà ông Trịnh Xuân Thanh sử dụng, cả một vụ án lớn về tham nhũng được phanh phui. Dù là lĩnh vực khó nhưng chủ đề về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí rất hấp dẫn đối với người cầm bút. Những tác phẩm báo chí trong lĩnh vực này như là sản phẩm tất yếu từ chủ trương đúng đắn của Đảng.

Theo lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện NQTƯ 4, khóa XII, những năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã đồng hành cùng báo chí theo dõi, phát hiện và đấu tranh với những hành vi tham nhũng. Từ những bài báo điều tra chống tham nhũng, tiêu cực, Mặt trận Tổ quốc đứng ra kiến nghị với các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết những vấn đề, vụ việc mà báo chí nêu để có kết quả cuối cùng; tham gia giám sát, phản biện xã hội góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong các nghị quyết của Đảng, chưa có nghị quyết nào đề cập việc phát huy vai trò của báo chí trong xây dựng Đảng nhiều và rõ như NQTƯ 4, khóa XII. Cũng chưa khi nào có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc chung tay cùng báo chí trong công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng như thời gian 5 năm gần đây, đóng góp đặc biệt quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng.

Có thể khẳng định, NQTƯ 4, khóa XII là kết tinh trí tuệ của Đảng và nhân dân ta, được xây dựng công phu, hoàn chỉnh về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng với mục tiêu trọng tâm là “ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Để đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trở thành phong trào và xu thế chủ yếu, nghị quyết đã hội tụ được ý Đảng với lòng dân, huy động được sức mạnh của nhân dân. Quan điểm này được thể hiện rõ trong nghị quyết, đó là: Kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình từ Trung ương đến chi bộ; cấp ủy cấp trên chủ động gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân ở những nơi có vấn đề phức tạp, có biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; coi trọng kiểm tra việc khắc phục hạn chế, khuyết điểm (Văn kiện Đại hội XIII của Đảng).

Nghị quyết Trung ương 4 khóa 12 có bao nhiêu biểu hiện?

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cụ thể hóa 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII thành 135 biểu hiện suy thoái và phổ biến, triển khai thực hiện trong toàn Đảng bộ, giúp các tập thể, cá nhân dễ nhận biết để tự rà soát, đối ...