Ngoại thành hà nội gồm những huyện nào năm 2024

Việc triển khai quy hoạch xây dựng vùng huyện trên địa bàn TP Hà Nội được thực hiện tại 14 huyện, gồm: Gia Lâm, Ba Vì, Ứng Hòa, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Mê Linh, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Đan Phượng.

Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho biết quy hoạch xây dựng vùng huyện là một trong những phương án quy hoạch để tích hợp lập quy hoạch thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời là cơ sở để lập quy hoạch nông thôn và dự án đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật huyện.

Ngoại thành hà nội gồm những huyện nào năm 2024

Tiềm năng của các huyện của Hà Nội rất lớn, đang chờ được khai phá Ảnh: HỮU HƯNG

Sau khi thành phố phê duyệt 14 nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện, các huyện đang gấp rút triển khai các công việc liên quan, tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, hoàn thiện nguồn tài liệu quan trọng phục vụ lập và điều chỉnh các đồ án quy hoạch.

Theo ông Lê Chính Trực, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, quy hoạch vùng huyện sẽ là cơ hội để đưa ra những đề xuất xác đáng với thành phố cho định hướng phát triển. "Để việc lập quy hoạch xây dựng các vùng huyện trên địa bàn được bảo đảm tiến độ và chất lượng, đơn vị sẽ phối hợp chặt chẽ với các huyện để hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp thực hiện các quy hoạch vùng huyện đúng nội dung, đúng định hướng quy hoạch của thành phố" - ông Trực khẳng định.

Cơ hội bứt phá

Các chuyên gia đánh giá tiềm năng lớn nhất của các huyện ngoại thành là đất đai với hàng chục ngàn hécta đất chưa được khai phá. Ví dụ, huyện Mê Linh với 7.000 ha đất đô thị sẽ rất phù hợp cho không gian phát triển và được xác định sẽ lên quận hoặc thành phố trực thuộc thủ đô trong thời gian tới. Ông Nguyễn Thanh Liêm, Bí thư Huyện ủy Mê Linh, khẳng định: "Quy hoạch lần này là cơ hội để huyện Mê Linh nghiên cứu các lợi thế cạnh tranh, lợi thế vùng, lấy trục Vành đai 4, Sân bay quốc tế Nội Bài làm lợi thế để nghiên cứu quy hoạch huyện Mê Linh thành trung tâm giao thương quốc tế của vùng, trung tâm tri thức và sáng tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, công nghiệp công nghệ cao, thương mại, dịch vụ, logictics, du lịch, nghỉ dưỡng, y tế tầm cỡ trong nước và khu vực. Huyện luôn tạo mọi điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư để nơi đây sẽ trở thành "đại bản doanh" của các nhà đầu tư".

Với huyện Thanh Oai, nằm ở cửa ngõ phía Tây thành phố có phần lớn diện tích đất nông nghiệp, dự kiến sẽ là vùng nông nghiệp sinh thái năng suất cao, có vị trí đầu mối giao thương cửa ngõ phía Tây Nam, đồng thời là địa bàn cung cấp những sản phẩm nông nghiệp cho đô thị trung tâm...

Vừa qua, huyện Sóc Sơn cũng đã giới thiệu một số ý tưởng về quy hoạch vùng huyện trong mục tiêu hướng tới từng bước hình thành đô thị trung tâm phía Bắc thủ đô. Trước mắt, đến năm 2030, huyện Sóc Sơn được định hướng ưu tiên phát triển các ngành thương mại - du lịch, công nghiệp, du lịch, giáo dục - đào tạo, nông nghiệp sinh thái. Giai đoạn sau năm 2030, sẽ xác định các tính chất, chức năng phù hợp để phát triển cùng các huyện Đông Anh, Mê Linh trở thành thành phố trực thuộc thủ đô…

KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nhận định quy hoạch vùng huyện ở Hà Nội là rất cần thiết và cấp bách. Đây là cơ hội rất lớn của các huyện nói riêng và cả TP Hà Nội nói chung. Khi quy hoạch vùng huyện được thông qua sẽ là cơ hội để khai phá hàng chục ngàn hécta đất, tiềm năng của các huyện cũng sẽ được tận dụng, giải phóng... Nếu tận dụng được lợi thế của các vùng huyện cũng sẽ giải quyết được nhiều vấn đề như phát triển các đô thị vệ tinh, giãn dân, việc làm…

Lo quy hoạch bị chồng chéo

Năm 2023, thành phố thực hiện đồng thời lập quy hoạch Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. TP Hà Nội kỳ vọng đây là nền tảng triển khai các quy hoạch cấp dưới và tác động mạnh tới các quy hoạch phân khu khu vực nội đô cũng như quy hoạch các vùng huyện. Lãnh đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho rằng việc triển khai quy hoạch các vùng huyện phải bảo đảm tiến độ và chất lượng để ngay khi các đồ án quy hoạch lớn của thủ đô được thông qua, thành phố sẽ có đầy đủ công cụ quản lý.

Tuy nhiên, theo ông Đào Ngọc Nghiêm, việc TP Hà Nội đang đồng thời lập, điều chỉnh các quy hoạch, nếu không làm cẩn thận, không rà soát kỹ sẽ có sự chồng chéo giữa các quy hoạch, từ đó việc thực hiện các quy hoạch sẽ khó, hạn chế.

PNO - Thành phố Hà Nội sẽ tập trung cao độ và ưu tiên đầu tư, quy hoạch để phấn đấu đưa huyện Đông Anh thành quận vào cuối năm 2023.

Ngoại thành hà nội gồm những huyện nào năm 2024
Huyện Đông Anh lợi thế là "cửa ngõ" đến với Hà Nội, gần sân bay, tuyến đường giao thông huyết mạch kết nối Hà Nội với các tỉnh phía Bắc.
Ngoại thành hà nội gồm những huyện nào năm 2024
Hiện có 3 cây cầu kết nối Trung tâm Thủ đô với huyện Đông Anh là cầu Nhật Tân, cầu Thăng Long (bắc qua sông Hồng) và cầu Đông Trù (bắc qua sông Đuống). Rút ngắn khoảng cách di chuyển từ Đông Anh vào Trung tâm Hà Nội.
Ngoại thành hà nội gồm những huyện nào năm 2024
Huyện Đông Anh là một điển hình về sự bứt phá hạ tầng mạnh mẽ thời gian qua. Hàng loạt tuyến giao thông huyết mạch kết nối thông suốt.Tuyến đường cao tốc: Hà Nội - Thái Nguyên; Đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài (đường Võ Văn Kiệt); Đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp); Quốc lộ 5 kéo dài gồm đường Trường Sa và đường Hoàng Sa.
Ngoại thành hà nội gồm những huyện nào năm 2024
Theo đề án lên quận của các huyện, có 27 tiêu chuẩn phải đạt, gồm 6 tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, 21 tiêu chuẩn về trình độ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị.
Ngoại thành hà nội gồm những huyện nào năm 2024
Đường Võ Nguyên Giáp chạy qua địa phận 4 xã của huyện Đông Anh là xã Vĩnh Ngọc, xã Tiên Dương, xã Vân Nội, xã Nguyên Khê. Đường có tổng chiều dài 12,1km. Đi từ đầu phía bắc cầu Nhật Tân và điểm cuối tại sân bay Quốc tế Nội Bài.
Ngoại thành hà nội gồm những huyện nào năm 2024
Dự án nhà văn hóa có họa tiết mô phỏng trống đồng Đông Sơn với vốn đầu tư hơn 300 tỉ đồng chuẩn bị được khánh thành trên đường Cao Lỗ. Đây sẽ là một điểm nhấn của quận Đông Anh sau này.
Ngoại thành hà nội gồm những huyện nào năm 2024
Theo đề án, quận Đông Anh được thành lập trên cơ sở giữ nguyên trạng diện tích tự nhiên 185km2, dân số 437.000 và 24 xã, thị trấn hiện có. Đông Anh sẽ có 24 phường gồm: Đông Anh, Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn.
Ngoại thành hà nội gồm những huyện nào năm 2024
Thông tin từ Thành uỷ Hà Nội, thực hiện Đề án lên quận, đến nay, huyện Đông Anh đã đạt 29/31 tiêu chí. 2 tiêu chí chưa đạt là trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia và tỉ lệ tuyến phố văn minh đô thị. Đây là 2 tiêu chí thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố và có thể đạt được trong năm 2023.
Ngoại thành hà nội gồm những huyện nào năm 2024
Theo đề án quy hoạch, Phía đông quận Đông Anh giáp TP Từ Sơn và huyện Yên Phong (Bắc Ninh); phía tây giáp huyện Mê Linh và huyện Đan Phượng; phía nam giáp huyện Gia Lâm, quận Long Biên; phía bắc giáp huyện Sóc Sơn với ranh giới là sông Cà Lồ.
Ngoại thành hà nội gồm những huyện nào năm 2024
Quận Đông Anh được định hướng phát triển thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, tài chính, thương mại và giao dịch quốc tế khu vực bắc sông Hồng, đóng vai trò động lực phát triển ở phía bắc Thủ đô.
Ngoại thành hà nội gồm những huyện nào năm 2024
Hà Nội hiện có 12 quận (Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Hà Đông, Long Biên), 17 huyện (Đông Anh, Gia Lâm, Ba Vì, Mê Linh, Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Thanh Trì, Phú Xuyên, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thạch Thất, Thường Tín, Ứng Hòa) và thị xã Sơn Tây.
Ngoại thành hà nội gồm những huyện nào năm 2024
Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu trước mắt là ưu tiên nguồn lực, hoàn thiện các tiêu chí đưa 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận năm 2023. Phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025 sẽ đưa 3-5 huyện lên quận.

Bảo Khang

TIN NỔI BẬT

  • Ngư dân rước kiệu đi dọc sông Lam ra...
  • Người dân Nghệ An “đau đầu” tìm...
  • Ngoại thành hà nội gồm những huyện nào năm 2024
    Người dân TPHCM đổ về trung tâm vui...
  • Ngoại thành hà nội gồm những huyện nào năm 2024
    Hà Nội thí điểm giữ xe không dùng...
  • Ngoại thành hà nội gồm những huyện nào năm 2024
    Khám phá tết cổ truyền của người...
  • Ngoại thành hà nội gồm những huyện nào năm 2024
    Phụ nữ Hà thành duyên dáng bên hoa loa...

TIN MỚI

  • Ngoại thành hà nội gồm những huyện nào năm 2024

    Khám phá nét độc đáo chùa Một Cột hơn 50 năm tuổi ở TPHCM

    14-04-2024 06:55 Chùa được xây dựng mô phỏng theo lối kiến trúc chùa Một Cột ở Hà Nội, được nhiều người quan tâm tìm đến tham quan.
  • Đường phố Huế rực rỡ sắc màu với lễ rước cung nghinh Thánh Mẫu

    10-04-2024 11:32 Sáng 10/4, Lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) chính thức khai hội. Đây là một trong những hoạt động thuộc Lễ hội mùa Hạ - Festival Huế 2024.
  • Ngoại thành hà nội gồm những huyện nào năm 2024

    Người dân TPHCM tìm mọi cách ''xoay xở'' dưới nắng nóng

    08-04-2024 13:48 Trong những ngày này, người dân ở TPHCM phải tìm mọi cách để phần nào làm dịu bớt dưới cái nắng gay gắt.
  • Người dân thành phố rủ nhau đi thả diều

    08-04-2024 08:52 Vào mỗi buổi chiều, cánh đồng diều cạnh chân cầu Ba Son, quận 1, TPHCM lại trở nên nhộn nhịp khi rất nhiều người cùng đến thả diều.

Công nhân “phơi mình” mưu sinh dưới cái nắng như đổ lửa

04-04-2024 06:28

Nắng nóng như vắt kiệt sức người lao động trên những công trường. Để chống lại cái nắng vượt ngưỡng 40 độ C, công nhân phải xoay xở đủ cách.