Người dân tự đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm 2024

Bảo hiểm xã hội [BHXH] tự nguyện là bảo hiểm do nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp cá nhân.

Hiện nay, BHXH tự nguyện gồm 2 chế độ là hưu trí và tử tuất, cụ thể là hưởng lương hưu hằng tháng, nhận trợ cấp một lần; trợ cấp mai táng; trợ cấp tuất một lần; quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT.

Theo BHXH TP.HCM, mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng = 22% x mức thu nhập lựa chọn - mức hỗ trợ của nhà nước.

BHXH tự nguyện hiện nay chỉ có chế độ hưu trí và tử tuất

NHẬT THỊNH

Trong đó, mức thu nhập lựa chọn thấp nhất bằng chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 1,5 triệu đồng [theo Nghị định số 07/2021 quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025], do đó mức lựa chọn thu nhập thấp nhất đóng BHXH tự nguyện là 1,5 triệu đồng.

Đồng thời, mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở [hiện tại mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng, từ ngày 1.7.2023, mức lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng].

Từ ngày 1.1.2018, nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm [%] trên mức đóng BHXH hằng tháng [thời gian hỗ trợ không quá 10 năm]. Cụ thể là 30%, 25% và 10% của 22% mức thu nhập của hộ nghèo khu vực nông thôn lần lượt với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng khác.

Như thế, mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất sau khi được nhà nước hỗ trợ đối với hộ nghèo là 231.000 đồng/tháng, với hộ cận nghèo là 247.500 đồng/tháng và với các diện khác là 297.000 đồng/tháng.

Phương thức đóng BHXH tự nguyện linh hoạt như đóng hằng tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng. Ngoài ra, còn có mức đóng một lần cho nhiều năm [không quá 5 năm] hay đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng còn thiếu thời gian đóng, tuy nhiên thời gian đóng không quá 10 năm.

Xem nhanh 12h ngày 7.4: Xung quanh ồn ào Đàm Vĩnh Hưng - Nguyễn Phương Hằng | Diễn biến vụ rơi trực thăng Bell 505

Tại TP.HCM, báo cáo kết quả thực hiện chính sách BHXH tự nguyện của BHXH TP.HCM cho biết, từ năm 2017 - 2021 số người tham gia BHXH tự nguyện tăng từ 8.283 lên 51.401 người. Tuy nhiên, năm 2022, chỉ còn 30.170 người tham gia BHXH tự nguyện, giảm 21.231 người so với năm 2021.

Nguyên do, ngoài ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, giá cả tiêu dùng tăng, thì có thực tế là chính sách BHXH tự nguyện chưa thật sự hấp dẫn vì chỉ có hai chế độ hưu trí và tử tuất.

Mới đây, trong dự thảo luật BHXH sửa đổi được Bộ LĐ-TB-XH đưa ra lấy ý kiến rộng rãi có đề xuất bổ sung quy định thêm chế độ thai sản cho người tham gia BHXH tự nguyện mà không phải đóng thêm tiền.

Bên cạnh đó, tại Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP có quy định cụ thể về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

Mức đóng
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:
1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
...

Như vậy, người lao động tự do khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể cân nhắc lựa chọn mức đóng hàng tháng cũng như phương thức đóng như thế nào cho phù hợp với thu nhập của mình.

Mức đóng hằng tháng tính bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.

Mức đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Bên cạnh đó căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì từ ngày 01/01/2018 thì người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội.

Và theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm [%] trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:

- Bằng 30% mức chuẩn hộ nghèo đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo;

- Bằng 25% mức chuẩn hộ nghèo đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;

- Bằng 10% mức chuẩn hộ nghèo đối với các đối tượng khác.

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định về mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn 2022 - 2025 là 1.500.000 đồng.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động tự do là bao nhiêu? [Hình từ Internet]

Lao động tự do có được đồng thời tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện hay không?

Tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a] Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b] Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c] Cán bộ, công chức, viên chức;
d] Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ] Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e] Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g] Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h] Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i] Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
...
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, lao động tự do không có giao kết hợp đồng lao động nên sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chỉ có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Đối với những người lao động khác giao kết hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Đồng thời theo khoản 4 nêu trên thì khi thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì không đủ điều kiện để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nữa.

Lao động tự do tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đáp ứng điều kiện gì sẽ được hưởng lương hưu?

Tại Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a] Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b] Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Và căn cứ theo khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định tuổi nghỉ hưu như sau:

Tuổi nghỉ hưu
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Theo đó, để được hưởng chế độ hưu trí khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, lao động tự do cần phải:

- Đáp ứng điều kiện về tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật và đóng từ đủ 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên.

- Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao nhiêu tiền 1 tháng?

1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. 2. Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Lương 5 triệu đồng bảo hiểm tự nguyện bao nhiêu?

Nếu tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là 5 triệu đồng thì mức tiền đóng BHXH hàng tháng như sau: Mức tiền đóng BH = 10,5% x 5 triệu đồng = 525.000 đồng/tháng.

Lương 10 triệu đồng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao nhiêu?

2. Lương 10 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu? Theo đó, người lao động có được trả lương 10 triệu đồng/tháng sẽ phải đóng bảo hiểm với số tiền = 10,5% x 10 triệu đồng = 1.050.000 đồng/tháng.

20 năm đóng bảo hiểm xã hội nhận được bao nhiêu tiền?

Theo Luật BHXH 2014 quy định, số năm đóng BHXH tối thiểu để được nghỉ hưu là 20 năm; tối đa với nam là 35 năm sẽ đạt 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, nữ 30 năm đạt 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH; nếu vượt trên mức 75% sẽ được tính trợ cấp một lần.

Chủ Đề