Người khôn người đến chốn lao xao là gì

Trả lời câu hỏi về các biện pháp tu từ trong câu thơ: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ / Người khôn người đến chốn lao xao.

Câu hỏi

Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao.

[Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngữ văn 10]

Biện pháp tu từ trong câu thơ: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ / Người khôn người đến chốn lao xao

- Biện pháp tu từ: Phép đối "ta - người", "dại" – "khôn", "vắng vẻ" – "lao xao".

- Một bên là nhà thơ xưng Ta một cách ngạo nghễ, một bên là Người ; một bên là dại của Ta, một bên là khôn của người ; một nơi vắng vẻ với một chốn lao xao.

-> Ý nghĩa: Xa lánh chốn quan trường hiểm ác, tìm về nơi vắng vẻ, sống hòa hợp với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”.

Xem thêm tuyển tập văn mẫu phân tích Nhàn.

=> Khẳng định tuyên ngôn sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm những năm tháng sau khi cáo quan về ở ẩn. Ông tự nhận mình "dại" khi tìm nơi vắng vẻ đến sống, nhưng đây là cái "dại" khiến nhiều người ghen tỵ và ngưỡng mộ. Ông rất khéo léo trong việc dùng từ ngữ độc đáo, lột tả được hết phong thái của ông. Ông bảo rằng những người chọn chốn quan trường là những người "khôn". Một cách khen rất tinh tế, khen mà chê, cũng có thể là khen mình và chê người.

  • Tham khảo những phân tích chi tiết trong nội dung soạn bài Nhàn để làm nổi bật hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ

Cùng tham khảo các bài văn mẫu 10 do Đọc Tài Liệu sưu tầm và tuyển chọn để nâng cao kĩ năng làm văn nhé!

“Thơ khởi phát từ lòng người ta”, chứa đựng biết bao nhiêu rung cảm, trăn trở nơi người cầm bút. Một tác phẩm thơ chân chính, muốn vượt lên sức mạnh của thời gian, của lòng người, ẩn chứa trong đó những tình cảm thật, suy nghĩ thật và phải được viết lên từ mồ hôi và nước mắt của nhà thơ. Với Cảnh nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã gửi tới người đọc những quan niệm, triết lí sâu sắc về con người, thời đại mà cho đến tận ngày nay người ta vẫn phải suy ngẫm.Cũng giống như Nguyễn Trãi, sống giữa một thời đại loạn lạc, đầy biến động, nơi mà các giá trị truyền thống đạo đức bị đảo lộn, con người trở nên vị kỉ hơn, vụ lợi hơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm về với cuộc sống nơi thôn dã, vui với việc “cày nhàn câu vắng”, tự mình thích thảng với lòng mình, tạm quên hết sự đời “dầu ai vui thú nào”. Gửi chí hướng về nơi thôn dã, cuộc sống của thi nhân nơi thôn quê hiện lên như một “lão nông chi điền”:

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Bài thơ mở đầu bằng phép liệt kê kết hợp với điệp từ “một” đã gợi mở ra một cuộc sống đơn sơ, chất phác với những công cụ lao động quen thuộc của người dân quê. Một cuộc sống thuần phác, giản dị với “mai”, “cuốc” và “cần câu” nhưng an nhàn và thanh tao. Đặc biệt, hai chữ “thơ thẩn” kết hợp với nhịp thơ 2/2/3 một cách tài tình, đã gợi ra chân dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm giữa chốn thôn quê dân dã. Đó là dáng điệu ung dung, thu thái của một nhà thơ, cũng là nhịp điệu cuộc sống thường nhật của nhân vật trữ tình. Thanh thản, tự tại là tâm thế con người đã xác định được lẽ sống của mình, rời xa cõi trần tục, lòng không vướng bận xung quanh. Câu thơ cũng là lời bày tỏ thái độ cự tuyệt đời sống thị thành, chối bỏ mọi sự nhập cuộc, tự tách mình khỏi thế nhân truỵ lạc để giữ khí thiết thanh tao.Trở về với cuộc sống thuần phác, chân chất, Nguyễn Bỉnh Khiêm tiếp tục cụ thể hoá bằng một đời sống tinh thần và lề lối sinh hoạt hoà hợp với thiên nhiên. Ông nương theo quy luật đất trời, thuận theo thời tiết bốn mùa:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Các nguyên liệu cho đời sống, không gian sinh hoạt đều rất bình dị, đơn sơ với “măng trúc”, “giá” là những món ăn dân dã sẵn có trong tự nhiên; “ao”, “hồ” là những bến nước thôn quê đơn sơ và bình dị. Đó là sự thể hiện một lối sống, một thái độ xử thế cầu nhàn không hề kham khổ mà trái lại nó toát lên vẻ thanh cao của nhân vật trữ tình. Con người giờ đây đã hoà hơp với thiên nhiên bốn mùa, với sự luân chuyển luân chuyển của thời gian và không thể tách khỏi thiên nhiên.Như vậy, với Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhàn trước hết là một cách sống. Cùng với “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi, ông đã khẳng định một lối sống thanh tao của các bậc hiền tài giữa cảnh đất nước suy tàn, loạn lạc: rời xa cõi trần phàm tục để tìm về với thiên nhiên, sống một cuộc sống giản dị, thuần phác để giữ tâm hồn được thư thái, thanh sạch.Thi nhân đau đớn, phê phán thế thái nhân tình, đạo lí suy vi và tìm đến sự hoà giải nội tâm bằng một lối sống gián cách với cõi đời. Đã hơn một lần, ông lên tiếng chối bỏ lối sống đô hội thị thành, sống một cuộc sống tự tại, không đua tranh:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Bằng nghệ thuật đối rất chỉnh, tác giả đã đối lập giữa cái “vắng vẻ” với “chốn lao xao”, giữa “ta” với “người”. Cái “lao xao” đó chính là nơi trần tục đầy những sự nhân vi, toan tính, bon chen mà Nguyễn Bỉnh Khiêm từng chiêm nghiệm, chán ghét và thể hiện trong nhiều bài thơ khác: “Thành thị vốn đua tranh giành giật”; “Vật vờ thành thị làm chi nữa”; “Đường lợi há theo thị tỉnh”… Đối lập lại, ông đề cao lối sống dân dã, thanh đạm, kiệm cần, đề cao “nơi vắng vẻ” và rất mực coi trọng tinh thần tự tại bằng một lối nói khiêm nhường “Ta dại…”. Đương nhiên, đó là một lối sống mới mẻ, có sự hấp dẫn bởi vẻ đẹp đạo lí, cách biệt với “thói đời”. Nếu nhìn cuộc sống ấy theo quan niệm đạo đức nhà nho một chiều, người ta không dễ dàng chấp nhận những mầm mống lối sống mới đó. Trên tất cả, ông đã hoà giải được những phức tạp nội tâm bằng tinh thần tự tại và thái độ gián cách với thế tục, đứng trên thế tục. Nhưng xét đến cùng, đó mới chính là cái khôn của bậc đại trí, quay lưng lại với danh lợi, sống một cuộc sông an nhàn để giữ cho tâm hồn thư thái.Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng kiến và chiêm nghiệm lẽ đời, đã đi đến cùng của sự khôn dại để thấu hiểu và tìm ra triết lí “nhàn” – cũng là triết lí nhân sinh sâu sắc:
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Thi nhân đã nhắc đến giấc mộng dưới cây hoè của Thuần Vu Phần để thức tỉnh một chân lí: của cái, vật chất chỉ là ảo mộng, như một giấc chiêm chiêm bao, bất chợt đến rồi lại bất chợt đi. Phải trải qua tất cả cảnh đời, trường đời như thế rồi Nguyễn Bỉnh Khiêm mới đạt tới thế ứng xử văn hoá mang tinh thần triết lí về nhàn dật và tự tại. Một tinh thần nhàn dật và tự tại như thế nhiều khi biểu lộ cách nói hơn là hành động thực, một giải pháp tình thế hơn là chí hướng cả đời người, một sự độc tôn tâm trạng bất đắc dĩ hơn là khả năng tìm ra lối thoát tối ưu. Bởi xét đến cùng, giữa một xã hội đâu đâu cũng là hư danh, phú quý phù du, mấy ai được như Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Trãi để nhìn thấy lẽ đời, sự đời, để gìn giữ khí tiết thanh tao. Nhân vật trữ tình đã tìm đến cái say để tỉnh, dùng mộng để nói thực và thốt lên những chiêm nghiệm sâu sắc. Cũng như chính thi nhân đã bày tỏ rõ ràng trong Bài tựa tập thơ Am Bạch Vân: “Ôi, nói tâm là nói về cái chỗ mà chí đạt tới vậy, mà thơ lại là đề nói chí. Có kẻ chí để ở đạo đức, có kẻ chí để ở công danh, có kẻ chí để ở sự nhàn dật. Tôi lúc nhỏ chịu sự dạy dỗ của gia đình, lớn lên bước vào giới sĩ phu, lúc về già chí thích nhàn dật, lấy cảnh núi non sông nước làm vui…”

Có thể nói, nhàn là một chủ đề rất phổ biến trong thơ ca trung đại, là một nét tư tưởng văn hoá rất sâu sắc của người xưa, đặc biệt là tầng lớp trí thức. Sống nhà dật với tự nhiên để tu dưỡng nhân cách, đem lại thú vui tao nhã cho con người. Biết sống sống nhàn, biết tìm thú nhàn là cả một học thuyết triết học lớn. Bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm in đậm dấu ấn tinh thần con người cá nhân trước một thời đại mất phương hướng, chao đảo, loạn lạc, nhiều đổi thay. Đặt trong tương quan với nhiều tác phẩm thơ văn khác, các sáng tác của ông hàm chứa tính phức hợp của cung bậc tâm trạng. Thi nhân đã đưa ra nhiều cách thức hình dung về cuộc đời, soi nhìn cuộc sống từ nhiều góc cạnh, tự đặt mình trong mỗi tình huống cụ thể mà bài thơ Cảnh nhàn chỉ là một chiêm nghiệm riêng. Điều này đặt ra yêu cầu tiếp nhận thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm cần được xem xét trong tính tổng thể song cũng phải chú tới mối liên hệ giữa các đường hướng tâm trạng phù hợp với từng cảnh đời và chặng đường đời cụ thể.

Như vậy, khép lại bài thơ, người đọc vẫn còn vương vấn cuộc sống an nhàn, thanh tao, giản dị mà Nguyễn Bỉnh Khiêm coi đó là cách sống, là triết lí sống sâu sắc: vinh hoa phú quý chỉ là phù du, như một giấc mộng, rời xa chốn hư danh phàm tục đó để giữ khí tiết thanh sạch mới là bậc đại trí. Điều đó đã làm nên sức sống trường tồn bất diệt của tác phẩm trước sức mạnh của dòng thời gian và đời người.


Nguyễn Thu Hà

tửu tận tình do tại

Bạn đang gặp khó khi nêu Cảm nhận về câu thơ Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ người khôn người đến chốn lao xao? Đừng lo! Hãy tham khảo những bài mẫu đã được tuyển chọn và biên soạn với nội dung hay nhất của Top Tài Liệu dưới đây để nắm được cách làm cũng như bổ sung thêm vốn từ ngữ nhé. Chúc các bạn có một tài liệu bổ ích!

Nền văn học thời trong đại mang đến cho chúng ta nhiều áng thơ hay với giá trị nhân văn to lớn. Trong đó, tác phẩm “Nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là một bài thơ hay. Bài thơ được sáng tác trong thời gian tác giả về quê ở ẩn, đề cập tới một triết lý sống thanh cao, không vì lợi danh mà làm những trái lương tâm. Ẩn mình ở chốn quê, Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn cho mình một lối riêng, thể hiện qua hai câu thực:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

Để độc tả lối riêng của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dụng hiệu quả nghệ thuật đối lập ‘‘ta và người’’, ‘‘dại và khôn’’, ‘‘tìm và đến’’, ‘‘chốn lao xao và nơi vắng vẻ’’ cùng những hình ảnh biểu trưng đầy ý nghĩa. Đọc hai câu thơ, ta thấy hiện lên hình ảnh một cụ Trạng lặng lẽ về chốn quê, về nơi thanh vắng còn đám đông chung nhân lại đôn đáo, đua chen, tất tả đến trốn quan trường mưu cầu lợi danh. Chúng chen xô đẩy, dẫm đạp lên nhau, thậm chí dùng mọi thủ đoạn, mưu mô để cảm bước tiến của nhau. Cảnh « ta về, người đến » chính là bức tranh thu nhỏ về xã hội đen bạn, thối nát của thời buổi đảo điên mà không chỉ ở « Nhàn », ở một số tác phẩm khác, cụ Trạng cũng có phản ánh

Ở triều định thì tranh nhau cái danh

Ở chợ búa thì tranh nhau cái lợi

Cụ Trạng thơ thẩn tìm vế nơi vắng vẻ, tự nhận mình là dại, người người chen lấm đến chốn lao xao cụ lại cho là khôn. Quan niện « dại, khôn » của cụ Trạn thật lạ. Nhưng đó lại là cái dại của một bậc đại trí [Đại trí như ngu]. Vậy là ẩn sau cách nói ngược nghĩa là nụ cười hóm hỉnh, thâm thúy của bậc đại chí, của đấng triết nhân đã tách ra và vượt lên thói thường.

Nhưng có nhiều người nghĩ lối sống của nhà thơ là lối sống xa đời và vô trách? Thật sự có phải như vậy không? Điều đó là không đúng. Nếu như đặt mình trong hoàn cảnh của Nguyễn Bỉnh Khiêm ta có thể hiểu được điều này. Do Nguyễn Bỉnh Khiêm có hoài bão muốn giúp vua làm cho trăm dân ấm no hạnh phúc nhưng triều đình lúc đó đang đấu đá tranh giành quyền lực không màng tới cuộc sống của dân chúng. Nhân dân đói khổ lầm than, cơ cực. Còn tất cả các ước mơ hoài bão của ông mong sẽ giúp dân không được xét tới.Vậy nên Nguyễn Bỉnh Khiêm quyết rời bỏ “ chốn lao xao “ là điều đáng trân trọng, là việc làm rất đúng đắn.

Nền văn học trung đại đồ sộ đã mang đến cho chúng ta nhiều áng thơ hay, mang giá trị lớn lao. Trong số đó, không thể không nhắc đến bài thơ “Nhàn” của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ đề cao triết lí sống thanh cao của những vị danh nhơ đương thời.

“Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chỗ lao xao

…”

Hai câu đầu là lối sống tự do tự tại, hòa mình vào cuộc sống chung thì hai câu sau là sự lí giải sâu sắc về sự lựa chọn ấy:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

Hai câu thực của bài thơ ý tác giả muốn nhắm đến cảnh nhàn và sử dụng các từ đối nhau như “ ta “_ “ người” ; “ dại” _ “ khôn” ; “ nơi vắng vẻ”_ “ chốn lao xao” từ 1 loạt những từ đối lập đó đã thể hiện được quan niệm sống của tác giả . Nhân vật trữ tình đã chủ động tìm đến nơi vắng vẻ đến với chốn thôn quê sống cuộc sống thanh nhàn mặc cho bao người tìm chốn “phồn hoa đô hội”. hai câu thơ đã đưa ra được hai lối sống độc lập hoàn toàn trái ngược nhau. Tác giả tự nhận mình là “ dại” vì đã theo đuổi cuộc sống thanh đạm thoát khỏi vòng danh lợi để giữ cho tâm hồn được thanh nhàn .Vậy lối sống của NBK có phải là lối sống xa đời và trốn tránh trách nhiệm ?”

Điều đó tất nhiên là không vì hãy đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác chỉ có thể làm như vậy mới có thể giữ được cốt cách thanh cao của mình . Do NBK có hoài bảo muốn giúp vua làm cho trăm dân ấm no hạnh phúc nhưng triều đình lúc đó đang tranh giành quyền lực , nhân dân đói khổ tất cả các ước mơ hoài bảo của ông không được xét tới .

Vậy nên NBK rời bỏ “ chốn lao xao “ là điều đáng trân trọng. “ . Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao.” Hai câu luận đã dùng biện pháp liệt kê những đồ ăn quanh năm có sẵn trong tự nhiên . Mùa nào thức ăn nấy , mùa thu thường có măng tre và măng trúc quanh nhà , mùa đông khi vạn vật khó đâm chồi thì có giá thay . Câu thơ “ xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” gợi cho ta cuộc sống sinh hoạt nơi dân dã .Qua đó ta có thể cảm nhận được tác giả đã sống rất thanh thản , hòa hợp với thiên nhiên tận hưởng mọi vẻ đẹp vốn có của đất trời mà không bon chen , tranh giành .

—/—

Trên đây là các bài mẫu nêu Cảm nhận về câu thơ Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ người khôn người đến chốn lao xao do Top Tài Liệu sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

Video liên quan

Chủ Đề