Người trả lời phóng viên được gọi là gì

Tôi tin rằng những đối tượng hành hung và cản trở tác nghiệp của phóng viên báo Dân Việt sẽ sớm phải trả giá cho hành động côn đồ của chúng. Bởi vụ việc đã quá rõ ràng, có hình ảnh ghi nhận tại hiện trường, và nhiều nhân chứng khách quan.

Nhưng tôi cho rằng, vụ việc này, ngoài yếu tố hình sự của nó, còn là vấn đề nhận thức của xã hội về việc tôn trọng tác nghiệp của phóng viên.

Khi xem lại hình ảnh được ghi lại tại hiện trường, chứng kiến thái độ côn đồ của các đối tượng khi cản trở phóng viên tác nghiệp, tôi nhận thấy những người này không hề có một ý niệm nào về cái gọi là vi phạm luật báo chí.

Sự tự tin của họ khi bộc lộ thái độ côn đồ trước ống kính, trước rất đông nhân chứng khách quan, cho thấy họ hoàn toàn tin rằng việc các nhà báo quay phim chụp ảnh nhà máy là trái phép, và là những người có trách nhiệm với nhà máy, họ đang bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, dù thô bạo quá mức. Đó thực sự là một vấn đề đáng suy nghĩ.

Khi một nhà báo tiến hành hoạt động tác nghiệp để ghi nhận, xác minh vấn đề theo phản ánh của người dân một cách công khai, có sự chứng kiến của những người có trách nhiệm, đối tượng bị phản ánh có quyền được cản trở, ngăn chặn hay không?

Câu hỏi này, tôi không chắc nhiều người có thể ngay lập tức trả lời. Còn những đối tượng trong vụ việc kể trên, thái độ tự tin côn đồ cho thấy chắc chắn họ tin rằng họ có quyền đó.

Ghi hình Nhà máy nghi gây ô nhiễm, phóng viên Báo NTNN/Dân Việt bị hành hung. Ảnh: Dân Việt

Luật Báo chí quy định nghiêm cấm các hành vi đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; Phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. Tuy nhiên, hoạt động nghề nghiệp như thế nào là đúng pháp luật, như thế nào là không đúng pháp luật?

Nhà báo có quyền hoạt động báo chí, nhưng có quyền chụp ảnh quay phim trong phạm vi sở hữu của doanh nghiệp, người dân hay không? Nếu được thì trong trường hợp nào?

Tôi làm báo gần 30 năm, nhưng cơ bản vẫn khá mù mờ về tình huống này. Cơ bản là phải vận dụng sự linh hoạt khi xử lý tình huống để cố gắng không xảy ra đụng độ bởi sự bức xúc của đối tượng liên quan. Tất nhiên, khi phải tác nghiệp trong trạng thái mù mờ về khả năng được pháp luật bảo vệ, đứng giữa ranh giới mong manh giữa được, và không, các nhà báo sẽ luôn cảm thấy công việc của mình thiếu đi sự đảm bảo về an ninh.

Luật pháp nghiêm cấm cản trở nhà báo tác nghiệp đúng pháp luật. Tuy nhiên, khái niệm tác nghiệp báo chí đúng pháp luật lại không đủ cụ thể, dẫn đến quá nhiều phương án diễn giải.

Người dân, và cả chính nhà báo không dễ phân định quyền và phạm vi được luật pháp bảo vệ trong các tình huống tác nghiệp báo chí. Điều đó khiến các nhà báo dễ gặp nguy hiểm vì mức độ nhận thức về luật báo chí của cộng đồng không cao.

Đó cũng là lý do rất nhiều vụ việc cản trở tác nghiệp báo chí vẫn diễn ra, nhưng hầu hết các vụ án chỉ xét xử được tội cố ý gây thương tích, phá huỷ tài sản… mà không xét được tội danh về cản trở hoạt động tác nghiệp của nhà báo.

Trở lại với vụ việc của phóng viên báo Dân Việt ở Hoà Bình, tôi cho rằng những phóng viên đã lường trước được sự mong manh của luật pháp. Họ đã tác nghiệp với sự cẩn trọng nhất có thể khi đi cùng những người có trách nhiệm, tác nghiệp công khai ở khu vực an toàn.

Mặc dù vậy, họ vẫn không thể lường trước sự manh động của những đối tượng côn đồ trong danh nghĩa nhân viên của nhà máy đang sai phạm. Họ không thể ngờ rằng người ta có thể coi thường luật pháp đến mức tấn công người khác một cách công khai đến như thế, thô bạo đến như thế!

Trước sự manh động của các đối tượng đánh phóng viên ở Hoà Bình, chắc chắn các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ xử lý nghiêm vụ việc, nhằm hướng đến mục đích răn đe, giáo dục. Cá nhân tôi cũng không muốn một lần nữa các nhà báo sẽ lại thất vọng khi sự việc trôi qua như bao vụ nhà báo bị hành hung khác.

Bởi hành vi côn đồ của các đối tượng không chỉ tương ứng với một vụ hành hung thông thường, nó còn là thái độ coi thường luật pháp, coi thường chức năng giám sát của báo chí. Hành động ấy, thái độ đó nếu không bị xử lý thích đáng, sẽ để lại hậu quả nặng nề hơn cả những vết thương.

Bởi nó mang đến sự tự tin cho các hành vi manh động sau đó, tạo nên tâm lý e dè, ngần ngại của phóng viên trong các nhiệm vụ đòi hỏi phải tác nghiệp ở hiện trường. Sự e dè vì bất an và cảm giác thiếu sự bảo vệ của nhà báo, chắc chắn sẽ luôn là cơ hội để cái ác, cái xấu ngày càng lộng hành hơn./.

Nguyên nhân thì nhiều, nhưng bằng kinh nghiệm cá nhân và quan sát trực tiếp của một người trong cuộc, một nhà báo của Thời báo Kinh tế Việt Nam trước kia [nay là Tạp chí Kinh tế Việt Nam] từng được giao nhiệm vụ phỏng vấn nhiều VIP chia sẻ một số “bất cập” sau đây.

Trường hợp đầu tiên, muôn thuở, là các vị lãnh đạo ở đâu trên thế gian này thì ai cũng đều bận, rất bận. Chính vì vậy, các quan chức nói chung đều thật sự không muốn đưa ra cho báo chí, cụ thể ở đây là phóng viên làm phỏng vấn, những điều tâm huyết, những ý tưởng mới lạ, những quan niệm, quan điểm rất riêng tư mà các phóng viên muốn khai thác trong bài phỏng vấn của mình. Khi đã thiếu đi những yếu tố mới và lạ ấy thì bài phỏng vấn sao còn có tính hấp dẫn?

Trường hợp thứ hai, do sự “lãnh đạo tập thể”, “tập trung dân chủ” khi phát ngôn với truyền thông, nên trong hầu hết các bài phỏng vấn lãnh đạo, quan chức, chúng ta chỉ luôn được nghe những ý kiến giống như đã in trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của một tập thể, chứ không phải là ý kiến của một cá nhân trong tập thể đó.

Không có bóng dáng cá nhân hoặc có nhưng hết sức mờ nhạt của người được phỏng vấn trong bài phỏng vấn, thì đó không bao giờ có thể là một bài báo đặc sắc.

Trường hợp thứ ba, phổ biến nhất, đến từ việc các phóng viên gửi câu hỏi phỏng vấn đến trước hàng tuần, [nếu dịp lễ, Tết thì có khi hàng tháng] đến cho các vị lãnh đạo, quan chức; rồi được các vị đó hẹn ngày nhận email hoặc gọi tới công sở lấy bài về.

Đúng hẹn, cũng đôi khi không được đúng hẹn lắm, các phóng viên sẽ nhận được email hoặc văn bản trả lời từ phía văn phòng, các thư ký, trợ lý, sau đó là xin một cái ảnh hoặc xin chụp một cái ảnh của nhân vật mình phỏng vấn. Trước khi báo ra phải gửi bản “bông” cho các vị ấy xem lại nếu gặp người cẩn thận, kỹ tính và trọng chữ nghĩa.

Nhà báo Vũ Hùng phỏng vấn Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Phạm Hưng tại phòng làm việc của Chánh án, tháng 1/1997.

Thế nhưng, hầu hết các bài trả lời phỏng vấn trong trường hợp này đều do các vị thư ký, trợ lý viết, sau đó có đưa Thủ trưởng duyệt rồi mới gửi trả cho phóng viên để đăng báo. Vậy là bài phỏng vấn đến tay bạn đọc hầu hết là những câu trả lời của các vị thư ký, trợ lý cho Thủ trưởng, chứ không phải lời của chính Thủ trưởng.

Vì vậy, đa số các bài phỏng vấn này rất chung chung, văn phong đặc chất hành chính, trong từng ý, từng câu. Vì thế bài phỏng vấn khó có nhiều người đọc.

Trường hợp thứ tư, rất hãn hữu nhưng vẫn có, đấy là phóng viên có mối quan hệ cá nhân thân tình với người được phỏng vấn. Họ sẽ bố trí gặp nhau trực tiếp tại công sở, hoặc tại nhà riêng ngoài giờ để hỏi và trả lời.

Tuy nhiên, có tình huống hài hước diễn ra. Đầu tiên là các câu hỏi và trả lời rất trôi chảy, rất dễ chịu, rất cởi mở, rất hay là khác. Đến khi kết thúc cuộc phỏng vấn, phóng viên nam thường được nhận mấy cú cụng ly, phóng viên nữ thì cốc nước mát ngọt, kèm câu căn dặn: “nhưng thế này nhá, các chuyện anh nói với chú [cô] là để nghe cho biết thôi, chứ đừng đăng lên báo làm gì. Lộ thiên cơ, phiền cả anh cả chú [cô]...”.

Và phóng viên cố vật vã nài nỉ: thôi kệ anh [chú], em [cháu] cứ đăng đây, đã đăng ký bài với báo với sếp rùi...

Đưa đẩy mãi, cuối cùng thường đi đến giải pháp win - win. “Thôi em cứ về viết đi, tham khảo thêm các tài liệu X, Y, Z chỗ cậu Thư ký [hoặc trợ lý], viết xong đưa anh đọc rồi đăng...”.

Nhà báo Vũ Hùng.

"Ở Việt Nam, rất khó để có được một bài phỏng vấn nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo cao cấp của Đảng và Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ban ngành từ cấp thứ trưởng trở lên mà đọc thấy hay, hấp dẫn, nhiều lượng thông tin mới, lạ trên báo chí.

Vì vậy, đa số các bài phỏng vấn này rất chung chung, văn phong đặc chất hành chính, trong từng ý, từng câu. Vì thế bài phỏng vấn khó có nhiều người đọc".

Cũng phải nói là có nhiều anh, chị phóng viên viết bài phỏng vấn cực giỏi, cực hay. Nếu là chỗ tri âm tri kỷ, thân thiết gần gũi với người được phỏng vấn, thì tinh thần toát lên từ bài phỏng vấn đó lại càng trùng khớp nhiều hơn với những gì người được phỏng vấn muốn nói.

Vậy nên họ - những nhà báo giỏi ấy - nhiều khi lại “áo gấm đi đêm”.

Tất cả những chuyện tôi nhắc tới ở trên, những chuyện hậu trường xung quanh những cuộc phỏng vấn báo chí, hy vọng có thể là một bài học kinh nghiệm hữu ích để các bạn phóng viên tránh bị rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, “dở khóc dở cười” khi phải thực hiện các bài phỏng vấn quan chức, lãnh đạo hiện nay.

Đó cũng là những lời trao đổi, tâm sự làm nghề của một nhà báo già gửi tới các bạn phóng viên trẻ của Tạp chí Kinh tế Việt Nam nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 25-2023 phát hành ngày 19-06-2023. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

Chủ Đề