Nguyên nhân khiến ta gặp ác mộng

Bí mật về lý do tại sao chúng ta có những cơn ác mộng cuối cùng có thể đã được tìm thấy bởi các nhà khoa học nghiên cứu bộ não khi ngủ, theo Mail Online.

Các chuyên gia tìm thấy sự mất cân bằng giữa hai vùng não, cả não trái và não phải, là nguyên nhân cho những cơn ác mộng đáng lo ngại.

Một dấu hiệu nhận biết là một hiệu ứng, trong đó một loại hoạt động đặc biệt của não cao hơn ở một bên của não.

Các nhà nghiên cứu từ Anh, Phần Lan và Thụy Điển đã xem xét cách bộ não điều chỉnh những cảm xúc như giận dữ và tò mò khi đang mơ vào ban đêm.

Nghiên cứu được tiến hành trên 17 tình nguyện viên khỏe mạnh, gồm 7 nam và 10 nữ. Họ được quét não trước, trong và sau khi ngủ.

Các chuyên gia tìm kiếm dấu hiệu của những người tham gia khi đạt được giấc ngủ REM, là giấc ngủ liên tục có những giấc mơ.

Giai đoạn này của giấc ngủ được đặc trưng bởi chuyển động mắt nhanh, mạch nhanh hơn, thở nhanh hơn, cử động cơ thể và mơ nhiều hơn.

Sau khi những người tham gia trải qua 5 phút giai đoạn giấc ngủ REM, là giấc ngủ liên tục có những giấc mơ, các nhà nghiên cứu đánh thức những người tham gia đang ngủ và yêu cầu họ mô tả những giấc mơ họ đã thấy và đánh giá những cảm xúc mà họ đã trải qua trong những giấc mơ đó.

Từ những báo cáo về giấc mơ này, các chuyên gia đã dán nhãn trạng thái cảm xúc của giấc mơ của những người tham gia, như '”tức giận” hoặc “thú vị”.

Trạng thái cảm xúc của giấc mơ có mối tương quan đáng kể với sự bất đối xứng alpha phía trước, trong giấc ngủ REM có liên quan chặt chẽ với sự tức giận, không tin tưởng hoặc nghi ngờ.

Các phát hiện cho thấy mô hình hoạt động của não này là một cách lý tưởng để dự đoán cách mọi người kiểm soát cảm xúc của họ.

\n

Những người tham gia nghiên cứu đã dành hai đêm trong phòng thí nghiệm về giấc ngủ, trong đó các nhà nghiên cứu đã ghi lại điện não đồ về hoạt động não của người tham gia trong giai đoạn ngắn trước khi ngủ, trong và sau khi ngủ.

Các chuyên gia phát hiện ra rằng những người trải nghiệm hoạt động não ở vỏ não trước bên phải ít hơn bên trái trong khi thức và trong giấc ngủ REM, đã trải qua nhiều cơn ác mộng hơn.

Pilleriin Sikka, nhà nghiên cứu tại Đại học Turku [Phần Lan], cho biết: Việc thể hiện sự tức giận có liên quan đến hoạt động nhiều hơn của vỏ não trước bên trái, trong khi việc kiểm soát cơn tức giận có liên quan đến hoạt động nhiều hơn của vỏ não trước bên phải.

Các nhà khoa học tiết lộ hoạt động cao hơn ở vùng não trái là lý do chúng ta có những cơn ác mộng.

Họ phát hiện ra những giấc mơ giận dữ có liên quan đến sự mất cân bằng trong hoạt động của não trước.

Sự tức giận trong cả giấc ngủ và ngay cả khi thức có thể được gây ra bởi cùng một cơ chế.

Các phát hiện có thể mở đường cho các phương pháp điều trị mới cho những cơn ác mộng ở những người mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Các nghiên cứu trước đây đã liên kết sự bất đối xứng alpha phía trước với cả sự tức giận và sự tự điều chỉnh chung trong khi thức.

Những phát hiện mới có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu và có khả năng giảm thiểu cảm xúc trong những cơn ác mộng.

Đây có thể là một triệu chứng đau khổ của nhiều chứng rối loạn tâm thần và rối loạn giấc ngủ, bao gồm cả rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Tin liên quan

  • Tại sao chúng ta hay quên những giấc mơ của mình?
  • 5 thứ phá hỏng giấc ngủ mà nhiều người không để ý
  • 5 thứ kỳ lạ tạo nên giấc mơ của bạn

Ác mộng là giấc mơ hãi hùng dẫn đến cảm giác tiêu cực khiến người ta thức dậy trong lo lắng, sợ hãi, theo nhật báo Ấn Độ Hindustan Times.

Sau đây là những lý do đáng ngạc nhiên đằng sau những cơn ác mộng tái diễn.

Những nguyên nhân gây ra ác mộng

Những giấc mơ có thể cho biết rất nhiều về những gì thực sự đang diễn ra trong đầu bạn. Những vấn đề đã chôn sâu trong tiềm thức có thể hiện ra trong những giấc mơ, đặc biệt vào những lúc quá căng thẳng, hoặc trải qua chấn thương.

Một số người gặp nhiều ác mộng hơn và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của họ.

Ác mộng phổ biến hơn ở trẻ nhỏ và giảm dần sau 10 tuổi.

Sức khỏe tinh thần kém là một trong những lý do chính đằng sau những cơn ác mộng thường xuyên. Tiến sĩ Milan Balakrishnan, Chuyên gia tư vấn tâm thần tại Bệnh viện tâm thần Masina, Mumbai [Ấn Độ], cho biết căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm là những nguyên nhân phổ biến gây ra quá nhiều ác mộng.

Ác mộng là giấc mơ hãi hùng dẫn đến cảm giác tiêu cực khiến người ta thức dậy trong lo lắng, sợ hãi

Shutterstock

Ông cũng liệt kê chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý [CTTL] là một trong những lý do gây ra những cơn ác mộng tái diễn.

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của CTTL là trải qua lần nữa hoặc hồi tưởng về biến cố đau buồn. Đôi khi những hồi tưởng này có thể biểu hiện như những cơn ác mộng, theo Hindustan Times.

Tiến sĩ Shefali Vaidya, nhà tâm lý học, từ Bệnh viện đa khoa Apollo Spectra Mumbai [Ấn Độ], liệt kê 6 lý do khiến bạn gặp ác mộng thường xuyên.

1. Căng thẳng

Cuộc sống cá nhân hoặc công việc có thể là nguyên nhân dẫn đến cơn ác mộng của bạn.

Một số yếu tố như ly hôn, khủng hoảng tài chính, người thân qua đời, hoặc mất việc làm là một số lý do gây ra cơn ác mộng.

\n

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra ác mộng và cần được giải quyết kịp thời.

2. Chấn thương

Ác mộng là hiện tượng thường xảy ra sau một tai nạn, thương tích, lạm dụng thể chất hoặc tình dục, hoặc một biến cố đau thương. Ác mộng thường gặp ở những người có xu hướng bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý.

Sức khỏe tinh thần kém là một trong những lý do chính đằng sau những cơn ác mộng thường xuyên

Shutterstock

3. Thiếu ngủ

Lịch trình ngủ sai lệch sẽ làm giảm thời lượng giấc ngủ của bạn và có thể làm tăng nguy cơ gặp ác mộng. Mất ngủ dẫn đến nguy cơ gặp ác mộng cao hơn. Cố gắng thực hiện thói quen ngủ tốt.

Rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ và chứng ngủ rũ có thể gây ra những cơn ác mộng tái diễn.

4. Một số loại thuốc

Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp và thuốc điều trị bệnh Parkinson hoặc giúp ngừng hút thuốc có thể gây ra ác mộng.

5. Lạm dụng chất gây nghiện

Sử dụng rượu và chất kích thích có thể gây ra ác mộng. Vì vậy, bạn sẽ không thể có được một giấc ngủ ngon vào ban đêm.

Tiến sĩ Balakrishnan nói: Cai rượu và các chất gây nghiện khác cũng có thể gây ra ác mộng.

6. Sách và phim kinh dị

Đọc sách hoặc xem phim kinh dị, đặc biệt là trước khi ngủ, có thể khiến bạn gặp ác mộng, theo Hindustan Times.

Tin liên quan

  • Hạn chế những thực phẩm này trước khi ngủ để tránh gặp ác mộng
  • 5 cách để phòng ngừa bạn có thể ‘ra đi’ trong giấc ngủ
  • 6 mẹo giúp nhanh đi vào giấc ngủ

Chủ Đề