Nguyên nhân lạm phát vào giai đoạn trước năm 2012

Đó là nhận định được các chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra trong báo cáo "Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2012" được tổ chức sáng 3/10 tại Hà Nội.

Giải mã nguyên nhân

Báo cáo ADO 2012 của Ngân hàng Phát triển châu Á chỉ ra những thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối diện trong nỗ lực tái cơ cấu.

Nguyên nhân lạm phát vào giai đoạn trước năm 2012

Tiêu dùng cá nhân sẽ tăng do lạm phát giảm. Ảnh: Việt Linh

Thị trường bên ngoài suy yếu là lý do đầu tiên khiến kinh tế Việt Nam trong năm 2012 không đạt được tốc độ tăng trưởng như mong muốn. Theo báo cáo được ADB đưa ra, tăng trưởng GDP của các nước châu Âu sẽ giảm khoảng 0,6% trong năm 2012, trong khi đó, các cường quốc kinh tế như Mỹ hay Nhật Bản cũng chỉ có mức tăng GDP ở mức tương ứng là 1,9% và 2,3%. Trong khi đó, hai cường quốc khác là Trung Quốc và Ấn Độ cũng sẽ có mức tăng GDP tương ứng là 7,7% và 5,6% trong năm nay, giảm đáng kể so với năm 2011. Nếu như tình trạng phục hồi kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến không tốt sẽ ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế của Việt Nam.

Nguyên nhân thứ hai được đưa ra là các chính sách chưa phát huy tác động. Nhiều doanh nghiệp vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Trong nửa đầu năm 2012, Chính phủ đã bắt đầu nới lỏng các chính sách tài khóa khi tăng trưởng GDP tiếp tục có dấu hiệu suy giảm. Tuy nhiên, các biện pháp bình ổn lại làm suy yếu nhu cầu trong nước, khiến quỹ đạo tăng trưởng bị chậm lại.

Dựa trên kết quả đạt được 6 tháng đầu năm,  ADB đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2012 của Việt Nam xuống còn 5,1% so với mức 5,7% mà tổ chức này dự báo trước đó.

Trong lần cập nhật này, ADB dự báo đến cuối năm 2012, lạm phát cả nước sẽ là 7% trước khi tăng tốc lên 9,4% vào cuối năm 2013. Tỷ lệ lạm phát trung bình trong năm nay sẽ là 9,1%.

Yếu tố thứ ba tác động tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam là tính dễ tổn thương của khu vực tài chính. Tỷ lệ nợ khó đòi liên tục tăng trong suốt nửa cuối năm 2011 tới nay, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ hiện xấp xỉ 5%. Các doanh nghiệp cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong tìm kiếm cơ hội, thị trường. Bằng chứng là thu nhập trong hầu hết các ngành như nguyên liệu cơ bản, hàng tiêu dùng, dịch vụ, sản phẩm công nghiệp, tiện ích đều giảm từ 3 - 60%.

Bên cạnh đó, giá bất động sản giảm cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tín dụng ngân hàng. Theo dữ liệu thị trường, trong nửa đầu năm 2012, giá mua bán chung cư tại các trung tâm đô thị lớn đã giảm 5 - 10%, trong khi giá thuê nhà cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

Những tín hiệu tích cực

Ở khía cạnh tích cực, dự kiến hoạt động kinh tế trong nửa cuối năm 2012 sẽ được cải thiện nhờ các chính sách tái cơ cấu kinh tế thực hiện từ đầu năm và việc ngân sách thường được tăng tốc vào cuối năm. Dự kiến, chi tiêu ngân sách ngoài chính phủ thông qua phát hành trái phiếu trong nước cũng sẽ tăng lên. Tiêu dùng cá nhân sẽ tăng do lạm phát giảm. Dữ liệu sơ bộ của ADB cho thấy, hiệu quả của các ngành sản xuất, xây dựng và vận tải được cải thiện. Các ngành công nghiệp xuất khẩu được củng cố nhờ những dấu hiệu phục hồi của thị trường thế giới.

Tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng tăng nhẹ trong 7 tháng đầu năm nay lên mức 14%, cao hơn nhiều so với mức 9% do Ngân hàng Nhà nước quy định. Tuy nhiên, mức độ nợ xấu không rõ ràng và bảng cân đối đầy rủi ro của một số ngân hàng đặt ra những câu hỏi về sự an toàn nói trên. Bên cạnh đó, ADB cũng đánh giá, tốc độ tăng trưởng kinh tế có khả năng sẽ bị chi phối bởi tiến độ giải quyết các vấn đề dễ tổn thương trong lĩnh vực tài chính. Chu kỳ tăng trưởng tín dụng nhanh, chính sách thắt chặt cùng với sự suy yếu của thị trường bất động sản tạo ra ngày càng nhiều áp lực cho ngành ngân hàng.

Một vấn đề khác cũng được ADB nhắc tới, đó là các biện pháp tài chính và tiền tệ chỉ có tác động một cách hạn chế đến quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế, trừ khi các biện pháp này mang lại lợi ích cho một lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tăng lên, từ đó tạo ra công ăn việc làm mới. Tuy nhiên, ADB cũng nhận định, GDP của Việt Nam có dấu hiệu sẽ tăng trở lại trong năm 2013 do tính chu kỳ của thanh khoản, chính sách cân đối tài khóa và tiêu dùng trong người dân tăng (do lạm phát giảm xuống).

Ông Tomoyoki KIMURA, Giám đốc ADB tại Việt Nam kiến nghị: Cần tránh xu hướng thực hiện các chính sách trái ngược nhau như đã diễn ra trong lịch sử. Cam kết của Chính phủ trong việc thực hiện một lộ trình đáng tin cậy với các hành động cụ thể sẽ giúp phục hồi cho vay và cải thiện niềm tin của thị trường. Bên cạnh đó, việc công bố thêm thông tin về tiến độ thực hiện mục tiêu cải cách có thể củng cố hơn niềm tin vào quyết tâm tiến hành cải cách của Chính phủ.

Báo cáo ADO 2012 của ADB đã cắt giảm đáng kể dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á và cho thấy, sau nhiều năm tăng trưởng nhanh chóng, khu vực sẽ bước vào giai đoạn phát triển với tốc độ vừa phải mà nguyên nhân là do lượng cầu suy giảm.ADO 2012 dự báo tổng sản phẩm nội địa (GDP) của khu vực sẽ giảm xuống 6,1% trong năm 2012 và 6,7% trong năm 2013, thấp hơn đáng kể so với mức 7,2% năm 2011. Tình hình lạm phát cũng sẽ giảm xuống còn 4,2% trong hai năm 2012 và 2013, với giả định không có đột biến về giá thực phẩm và nhiên liệu quốc tế.