Nhà nước Vạn Xuân ra đời như thế nào

- Sau khi đánh bại quân Lương, năm 544 Lý Bí lên ngôi hoàng đế [Lý Nam Đế] 
- Đặt tên nước là Vạn Xuân , dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch [Hà Nội], đặt niên hiệu là Thiên Đức
- Thành lập triều đình với hai ban Văn và võ.

Ý nghĩa : Với sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân Sau 50 năm đấu tranh liên tục, một quốc gia độc lập tự chủ ra đời, thể hiện ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc ta

Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế [ Lý Nam Đế], đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở sông Tô Lịch, đặt tên niên hiệu là Thiên Đức. Thành lập triều đình hai ban : ban văn, ban võ

Việc đặt tên nước cho em suy nghĩ tên nước Vạn Xuân thể hiện ý chí bất khuất, kiên cường trên chiến trường, không phụ thuộc vào trung quốc

Mong muốn đất nước bình yên, hạnh phúc

Chào bạn

- Năm 544, tháng giêng, ông tự xưng là Lý Nam Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiên Đức [đức trời], lập trăm quan, đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện mong muốn rằng xã tắc truyền đến muôn đời. Đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch [Hà Nội]. Dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội. Thành lập triều đình với hai ban văn, võ. Lấy Triệu Túc làm thái phó, Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.

Hiện có một số mâu thuẫn về kinh đô của Lý Nam Đế. Một số nguồn cho rằng Lý Nam Đế đóng đô ở thành Long Biên. Tuy nhiên ngày nay đa số công nhận kinh đô của Lý Nam Đế là một tòa thành được xây ở cửa sông Tô Lịch [thuộc Hà Nội ngày nay].

- Vạn Xuân là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi thoát khỏi chính quyền trung ương Trung Hoa, dưới thời nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương. Tháng 2 năm 544, sau khi đánh bại quân nhà Lương [Trung Quốc], Lý Bí xưng là Hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602, khi nhà Tùy đánh bại Lý Phật Tử và đô hộ Việt Nam một lần nữa. Tượng Phật mạ vàng thế kỷ 6 - 7 của nước Vạn Xuân, hiện trưng bày tại Bảo tàng Brussels, nước Bỉ.

Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua [Triệu Việt Vương], tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau, Lý Phật Tử từ phía Nam kéo quân về cướp ngôi. Lý Phật Tử lên làm vua, sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế. Vua Tùy đòi Lý Phật Tử phải sang chầu, nhưng ông thoái thác không đi. Lý Phật Tử cho tăng thêm quân ở những thành trọng yếu như Long Uyên [Bắc Ninh], Ô Diên [Hà Nội], còn mình thì cầm quân giữ thành ở Cổ Loa [Hà Nội]. Năm 602, mười vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân. Lý Phật Tử bị vây hãm ở Cổ Loa, rồi bị bắt giải về Trung Quốc.

Lý Bí [Lý Nam Đế] đặt tên nước ta là Vạn Xuân vì mong muốn đất nước ta, dân tộc ta độc lập lâu dài và mãi tươi đẹp như vạn mùa xuân.

Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước tư bản đế quốc vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước vừa xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới - thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc. Cách mạng Tháng Mười Nga đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.

Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản [Quốc tế III] vào tháng 3/1919 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trở thành ngọn đuốc lớn soi đường cho cách mạng Việt Nam sau này. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tại Việt Nam, năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.

Về chính trị, thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam.

Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.

Về văn hoá, thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách “ngu dân” để dễ bề cai trị.

ý nghĩa;

 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam - thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. 

 Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vô cùng quan trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. 

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. 

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang; đồng thời đóng góp tích cực vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ của nhân loại 

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

nước Vạn Xuân ra đời vào hoàn cảnh nào? Nêu ý nghĩa của sự kiện đó.

Các câu hỏi tương tự

Video liên quan

Chủ Đề