Nhà tù côn đảo võ thị sáu ở đâu

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. [tháng 7/2022]

Võ Thị Sáu [1933–1952] là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam, người nhiều lần thực hiện các cuộc mưu sát nhắm vào các sĩ quan Pháp và những người Việt cộng tác đắc lực với chính quyền thực dân Pháp tại miền Nam Việt Nam.

Võ Thị Sáu

Sinh1933
Đất Đỏ, Bà Rịa, Liên bang Đông DươngMất23 tháng 1, 1952[1952-01-23] [18–19 tuổi]
Côn Đảo, Quốc gia Việt NamNơi an nghỉCôn ĐảoTên khácChị SáuDân tộcKinhNghề nghiệpdu kíchNăm hoạt động1948–1952Danh hiệuAnh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Nhà nước Việt Nam xem cô như một biểu tượng Liệt nữ Anh hùng tiêu biểu trong cuộc Kháng chiến chống Pháp và đã truy tặng cho cô danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1993.[1]

Võ Thị Sáu sinh năm 1933, là con ông Võ Văn Hợi và bà Nguyễn Thị Đậu.[2] Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhiều tài liệu ghi nguyên quán của cô tại xã Phước Thọ [thuộc tổng Phước Hưng Hạ], tỉnh Bà Rịa, nay thuộc thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.[3] Một số tài liệu khác ghi nguyên quán của cô tại xã Long Mỹ [thuộc tổng Phước Hưng Thượng], tỉnh Bà Rịa, nay thuộc Long Mỹ, Đất Đỏ, Bà Rịa – Vũng Tàu.[2]

Sinh ra trong một gia đình nghèo, cha làm nghề đánh xe ngựa chở khách thuê đi Long Điền, Phước Hải, mẹ buôn bán bún bì chả tại chợ Đất Đỏ, từ nhỏ, cô phải phụ giúp cha mẹ để sinh kế. Năm cô lên 4 tuổi, gia đình cô đã thuê một căn nhà thuộc dãy phố chợ do làng xây dựng để cho thuê mượn. Căn nhà này nay thuộc thị trấn Đất Đỏ, được Nhà nước Việt Nam cho phục dựng để làm nhà lưu niệm về cô.[4]

Sau khi quân Pháp tái chiếm vùng Đất Đỏ[5] vào cuối năm 1945, các anh trai của cô đã thoát ly gia đình, hoạt động kháng chiến cho phong trào Việt Minh. Cô bỏ dở việc học, ở nhà giúp mẹ cha kiếm sống và bí mật tiếp tế cho các anh, vốn công tác trong Chi đội Giải phóng quân của tỉnh Bà Rịa.

Năm 1946, cô theo anh trai là Võ Văn Me vào khu kháng chiến, và trở thành liên lạc viên của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1947, cô chính thức trở thành đội viên Công an xung phong Đất Đỏ khi mới 14 tuổi.[4] Từ đó, cô tham gia nhiều trận tập kích bằng lựu đạn, ám sát các sĩ quan Pháp và Việt gian cộng tác với quân Pháp; đặc biệt là trận tập kích bằng lựu đạn tại lễ kỷ niệm Quốc khánh Pháp ngày 14 tháng 7 năm 1949 tại Đất Đỏ, gây được tiếng vang trong vùng.[2]

Bị bắt và án tử hình

Vào tháng 12 năm 1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, cô đã bị quân Pháp bắt được.[4] Một số tài liệu khác ghi cô bị bắt vào tháng 2 năm 1950, sau khi cô và đồng đội dùng lựu đạn tập kích giết chết Cả Suốt và Cả Đay, là hương chức người Việt cộng tác đắc lực với quân Pháp, ở ngay phiên chợ Tết Canh Dần tại chợ Đất Đỏ.[2][3][6]

Sau khi bị bắt, cô lần lượt bị đưa đi thẩm vấn và giam giữ tại các nhà tù Đất Đỏ, khám đường Bà Rịa và khám Chí Hòa. Tháng 4 năm 1950,[3] tòa án binh của quân đội Pháp đã đưa cô ra xét xử với tội danh làm chết một sĩ quan Pháp và 23 người Việt cộng tác với Pháp.[cần dẫn nguồn]

Vào thời điểm xử án, cô chưa tròn 18 tuổi, vì vậy các luật sư bảo vệ cô căn cứ vào điểm này để tranh biện nhằm đưa cô thoát khỏi án tử hình. Mặc dù vậy, tòa án binh Pháp vẫn tuyên án tử hình cô.[6] Bản án này đã gây chấn động dư luận, gây ra sự phản đối mạnh mẽ cả tại Việt Nam và ngay tại nước Pháp.[cần dẫn nguồn] Chính vì vậy, chính quyền quân sự Pháp không thể công khai thi hành bản án. Cô tiếp tục bị giam cầm tại khám Chí Hòa cho đến tận giữa tháng 1 năm 1952 thì bị chính quyền quân sự Pháp chuyển ra Côn Đảo để bí mật thi hành án tử hình khi cô đã đủ 18 tuổi.

Rạng sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, lúc khoảng 5 giờ, cô bị đưa đến văn phòng giám thị trưởng đặt trước sân Banh I để làm lễ rửa tội. Đến 7 giờ sáng, cô bị đưa đến sân Banh III phụ và bị xử bắn tại đây. Thi hài cô được đưa ra Hàng Dương và được chôn tại huyệt đào sẵn. Trong "Sổ giám sát tử vong 1947–1954" còn lưu tại Côn Đảo, có dòng chữ ghi bằng tiếng Pháp: "Le 23 Janvier 1952: 195 G.267 Võ Thị Sáu dite CAM mort 23/1/1952 7h P.Condor Par balles..." [Tù nhân số G 267 Võ Thị Sáu bị xử bắn vào ngày 23/1/1952].[2][7][8]

 

Mộ Võ Thị Sáu tại Khu B2 Nghĩa trang Hàng Dương.

Sau khi cô hy sinh, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã công nhận cô là liệt sĩ. Năm 1993, cô được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Năm 1995, Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trình chiếu bộ phim Như một huyền thoại tái hiện về Võ Thị Sáu.

Khu mộ của Võ Thị Sáu tại Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo được tôn tạo nhiều lần và trở thành một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất tại Côn Đảo. Do ảnh hưởng từ các giai thoại hiển linh của cô, nhà lưu niệm Võ Thị Sáu luôn đầy ắp các vật phẩm phụng cúng từ nhiều nơi. Thậm chí, có hẳn cả một chương trình viếng mộ Võ Thị Sáu tại Hàng Dương vào lúc nửa đêm với rất nhiều người tham dự.

Ngôi nhà mà gia đình cô thuê ở cuối thập niên 1930 đầu thập niên 1940, đã được Nhà nước Việt Nam mua lại đầu thập niên 1980, trùng tu lại nguyên trạng ban đầu và công nhận là di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 15/QĐ-BT ngày 27 tháng 1 năm 1986.[4]

Tại nhiều địa phương ở Việt Nam, tên Võ Thị Sáu được đặt cho những con đường tại các đô thị[9] cũng như nhiều trường học.

Đầu năm 2021, Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành sắp xếp lại một số phường trên địa bàn thành phố. Theo đó, Phường 6, Phường 7 và Phường 8 tại Quận 3 được sáp nhập thành một phường, phường mới được đặt tên là phường Võ Thị Sáu.[10]

Hình tượng Võ Thị Sáu cũng được đưa vào bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn năm 1958. Bộ phim "Người con gái đất đỏ" được trình chiếu năm 1996 tại Việt Nam, được dựa trên những thông tin lịch sử về Võ Thị Sáu. Diễn viên đóng vai Võ Thị Sáu là ca sĩ Thanh Thúy, người được cho là đã thể hiện rất thành công hình tượng nhân vật Võ Thị Sáu.

  1. ^ “Sâu nặng nghĩa tình ngày về nguồn”. Báo Công an nhân dân điện tử. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2013.
  2. ^ a b c d e Cô Võ Thị Sáu bị bắn ở đâu trên Côn Đảo? Lưu trữ 2015-11-17 tại Wayback Machine, Công An Bà Rịa – Vũng Tàu
  3. ^ a b c Về thăm quê hương Anh hùng Võ Thị Sáu, Báo Lâm Đồng
  4. ^ a b c d “Ký ức về căn nhà mang tên Võ Thị Sáu”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2017.
  5. ^ huyện Đất Đỏ
  6. ^ a b Đó là hành động xúc phạm người anh hùng
  7. ^ Hé lộ những giây phút cuối đời của nữ anh hùng huyền thoại Võ Thị Sáu
  8. ^ Vì sao có ngày Phụ nữ Việt Nam?
  9. ^ “Võ Thị Sáu - Nữ đội viên công an xung phong sống mãi với quê hương”. An Ninh Thủ Đô. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2013.
  10. ^ “Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh”.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Võ_Thị_Sáu&oldid=68901135”

Côn Đảo là địa điểm du lịch nổi tiếng mà bất kỳ ai cũng muốn đặt chân đến một lần. Đây cũng là nơi chôn cất của hàng ngàn những vị anh hùng đã hi sinh thân mình vì đất nước. Một trong số đó là mộ chị Võ Thị Sáu. Đây là một địa điểm tâm linh được nhiều người đến thăm khi có dịp đến Côn Đảo. Sau đây là những thông tin bạn cần nắm được trước khi đi viếng thăm mộ chị Võ Thị Sáu.

1. Tiểu sử chị Võ Thị Sáu

Chị Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo tại thị trấn Đất Đỏ, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa. Cha là Võ Văn Hợi, làm nghề đánh xe ngựa. Mẹ là Nguyễn Thị Đậu, làm nghề bán bún.

Năm 1947, khi chỉ mới 14 tuổi, chị đã tham gia vào đội chiến sĩ trinh sát, hoạt động trong đội Công an xung phong Đất Đỏ. Chị là một người gan dạ và không ngại hiểm nguy, luôn liều mình để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng được giao phó. Sau nhiều lần trinh sát, chị bị bắt và kết án tử hình.

Năm 1950, chị Võ Thị Sáu bị giam ở Chí Hòa. Tuy nhiên, chị chưa đủ tuổi vị thành niên để bị tuyên án tử hình. Vì vậy, để chuyện này không gây náo động dư luận, thực dân Pháp đã mang chị ra Côn Đảo hành quyết.

Con người gan dạ ấy trước lúc hi sinh vẫn cất cao giọng hô vang “Đả đảo thực dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm! Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn năm”. Năm 1993, chị Võ Thị Sáu được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Và tượng của chị được dựng nên tại Đất Đỏ để tưởng nhớ về một nữ anh hùng nhỏ tuổi dũng cảm.

Ảnh: Linh Nhi

2. Mộ chị Võ Thị Sáu tọa lạc ở đâu?

Hằng năm, rất nhiều du khách đến du lịch Côn Đảo và ghé qua viếng thăm mộ chị Sáu. Người ta đồn rằng, chị Võ Thị Sáu rất thiêng, chị luôn giúp đỡ những ai thành tâm cầu nguyện. Vì vậy, người ta thường đến đây để cầu tài lộng, may mắn, bình an. Đặc biệt, người ta còn kể lại rằng, nhiều cặp đôi trước khi kết hôn thì sẽ ra cầu nguyện tại mộ chị Sáu để chị phù hộ cho “trăm năm hạnh phúc”.

Ảnh: Sưu tầm

Nằm cách trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng 1km, mộ chị Võ Thị Sáu thuộc nghĩa trang Hàng Dương, gần nhà tù Côn Đảo. Mộ chị Sáu là ngôi mộ vô cùng nổi bật so với những ngôi mộ khác. Mộ nằm ở khu B nghĩa trang Hàng Dương, ở bên trái cổng chính của nghĩa trang.

3. Hướng dẫn cách di chuyển đến mộ chị Võ Thị Sáu

Du khách thường kết hợp chuyến đi du lịch Côn Đảo cùng với chuyến đi thăm mộ chị Võ Thị Sáu. Sau khi di chuyển đến Côn Đảo bằng nhiều hình thức khác nhau như máy bay hay tàu khách, để di chuyển thuận lợi, dễ dàng, bạn có thể thuê xe điện, taxi hoặc xe máy. Dịch vụ cho thuê xe máy cũng được rất nhiều du khách quan tâm vì du khách có thể vừa chủ động, vừa đi thăm thú được nhiều nơi.

  • Cách di chuyển đến mộ chị Võ Thị Sáu:

Xuất phát từ cây xăng Côn Đảo trên đường Phạm Văn Đồng, bạn rẽ trái vào đường Nguyễn Duy Trinh và đi thẳng đến khúc giao Nguyễn Duy Trinh – Nguyễn Văn Linh thì rẽ phải. Cứ thế đi thẳng hết đường Nguyễn Văn Linh thì quẹo sang đường Nguyễn An Ninh và đi thêm khoảng 700m nữa sẽ đến được nghĩa trang Hàng Dương.

Quãng đường di chuyển từ cây xăng Côn Đảo đến ngĩa trang Hàng Dương khá ngắn, chưa đầy 2km nên rất dễ dàng để bạn tìm đến đây.

Ảnh: Sưu tầm

Một số địa điểm du lịch Côn Đảo khác:

    • Nhà tù Côn Đảo
    • Bảo tàng Côn Đảo

4. Thời gian hợp lý để viếng thăm mộ chị Võ Thị Sáu

Vào ngày 23/1 âm lịch hàng năm, lễ giỗ chị Sáu lại được người dân Côn Đảo tổ chức. Về thời gian đến viếng thăm mộ chị Sáu, bạn có thể viếng thăm bất kỳ ngày và thời gian nào. Tuy nhiên, tại mộ chị Sáu, ban đêm lại thường đông hơn ban ngày. Mọi người cho rằng, khoảng thời gian từ 21:00 – 23:55 là thời điểm linh thiêng nhất để viếng mộ chị Sáu.

Ảnh: Nhi Giày

Bạn cũng có thể đến đây vào ban ngày, lúc này là thời điểm người tham quan đến để thắp hương tưởng niệm chị Võ Thị Sáu cũng các anh hùng dân tộc tại nghĩa trang Hàng Dương. Trong đó có các chiến sĩ cách mạng tiêu biểu như Lê Hồng Phong hay Nguyễn An Ninh. Ban đêm mới là lễ viếng chị Sáu.

5. Đi lễ tại mộ chị Sáu cần chuẩn bị những gì?

Để đi lễ mộ chị Võ Thị Sáu, bạn cần sửa soạn mâm lễ với những đồ lễ như:

  • Về vật lễ: Bó nhang, đèn cầy, xấp tiền vàng, xấp thỏi vàng, nón lá, bộ gương lược. Và không thể thiếu được những bông hoa màu trắng như hoa hồng trắng hay hoa cúc trắng.
  • Về ngũ quả: Bạn cần chuẩn bị một mâm ngũ quả và trong ngũ quả đó phải có quả lekima.

Lưu ý:

  • Những vật dụng này bạn có thể tự tay chuẩn bị tại nhà hoặc cũng có thể đến mua tại đây.
  • Lưu ý về việc đặt lễ, bạn nên để ngửa nón là và đặt đồ lễ vào nón nhé!

Ảnh: Nhi Giày

Ảnh: Linh Nhi

6. Những lưu ý khi viếng thăm mộ chị Võ Thị Sáu

  • Nên mặc trang phục gọn gàng, lịch sự vì đây là địa điểm tâm linh.
  • Đi nhẹ, nói khẽ, không cười đùa, to tiếng, luôn luôn thể hiện lòng biết ơn đối với những vị anh hùng dân tộc đã ngã xuống vì nước.
  • Tất cả những đồ lễ sau đó sẽ bị ban quản lý nghĩa trang giữ lại.

Thông tin chi tiết:

Mộ chị Võ Thị Sáu là một trong những địa điểm tâm linh được nhiều người ghé qua khi có dịp đến Côn Đảo. Đến đây rồi, bạn đừng quên lại mộ, thắp chị nén hương để tỏ lòng biết ơn, đồng thời cầu nguyện sức khỏe, may mắn, bình an nhé!

Một số điểm du lịch Côn Đảo khác:

    • Hòn Bảy Cạnh
    • Bãi Đầm Trầu

Video liên quan

Chủ Đề