Nhân giống hoa lan bằng phương pháp nuôi cấy mô

1.Vào mẫu tạo nguyên liệu khởi đầu

- Vào mẫu từ ngồng hoa: Ngồng hoa còn non [chưa nở hoa] có chứa mắt ngủ được lấy để vào mẫu. Rửa sạch mẫu dưới vòi nước chảy, dùng dao sắc cắt mẫu thành từng đoạn, mỗi đoạn chứa 1 mắt ngủ. Tráng lại bằng nước cất rồi đưa vào khử trùng ở Box cấy vô trùng. Tiến hành khử trùng mẫu lần 1 bằng dung dịch HgCl2 0,1% trong thời gian 5 phút, tráng lại 4-5 lần bằng nước cất vô trùng, bóc bỏ phần lá bao bên ngoài để lộ ra mắt ngủ rồi khử trùng tiếp lần 2 cũng bằng dung dịch HgCl2 0,1% trong thời gian 1 phút. Rửa sạch mẫu, cắt bỏ phần mẫu bị tổn thương do hoá chất khử trùng gây rồi dùng panh cấy các mẫu vào  môi trường đã chuẩn bị sẵn, mỗi mẫu 1 bình.

Môi trường vào mẫu: VW+ 100 ml ND + 10g Đường + 2mg/lBA +0,3 mg/lKi

2. Nhân nhanh và tạo cây hoàn chỉnh

- Nhân nhanh từ gieo hạt: Hạt gieo sau 5-7 ngày bắt đầu nảy mầm, sau 20 ngày bắt đầu hình thành thể tiền chồi [PLBs: Protocorm Like Bodies]. Sau 1,5 tháng được cấy chuyển sang môi trường nhân nhanh: 

VW + 100ml/l Nước dừa+ 10g/l Đường + 30g/l Khoai tây+ 30g/l Cà rốt +1g/l pep ton 

+ 0,3 g/l Than hoạt tính + 6,5 g/l agar

Định kỳ 2 tháng cấy chuyển một lần.  Sau 4-5 vòng cấy chuyển trên môi trường nhân nhanh sẽ tạo thành cây hoàn chỉnh với 4-5 lá, trọng lượng cây ≥3 gram đủ tiêu chuẩn  ra ngôi trồng ngoài vườn ươm.

- Nhân nhanh bằng nuôi cấy lát mỏng: Nguyên liệu để cắt lớp mỏng là thể Protocorm hoặc chồi non mới được hình thành hoặc mới qua một lần cấy chuyển cấy. Chiều dày lát mỏng là 0,3-0,5cm. Môi trường nuôi cấy lát mỏng: 

VW + 100mlND + 0,5mm 2,4D + 0,3mg Kinetin + 10g đường Saccaroza + 6,5g agar/lít

Sau khi nuôi cấy được khoảng 30 ngày các mẫu cấy  sẽ bắt đầu phát sinh hình thái hình thành nên các PLBs. Sau khi PLBs hình thành, tiến hành  cấy chuyển các PLBs  sang  môi trường  nhân nhanh để chúng tiếp tục phát sinh hình thái tạo thành cây hoàn chỉnh

Trong quá trình nuôi cấy, bổ sung 1g PVP [polyvinyl pirollidon]/lít môi trường để ngăn ngừa hiện tượng hoá đen môi trường.  Số vòng cấy chuyển là  4-5 lần, sau đó phải vào mẫu mới để thay thế. 

Loại bình cấy thích hợp sử dụng trong nuôi cây in vitro là bình trụ thủy tinh miệng rộng 110. Nút đậy bình là nút cao su có màng trao đổi khí.

Điều kiện phòng nuôi cây in vitro: 

- Nhiệt độ: 25± 20C

- ánh sáng: 2.500-3.000 lux

- Quang chu kỳ: 12-14 giờ chiếu sáng/24 giờ

3. Ra ngôi chăm sóc cây ngoài vườn ươm

- Tiêu chuẩn cây ra ngôi: Cây có đủ thân lá, rễ, không bị nấm bệnh, trọng lượng tươi ≥ 3 g/cây.

- Huấn luyện cây trước khi ra ngôi bằng cách mở nút bình từ 90-120 phút vào buổi sáng trong điều kiện môi trường vườn ươm là tốt nhất.

- Cây con lấy ra khỏi bình được rửa sạch, xử lý thuốc trừ nấm Ridomil [nồng độ 3 g/lít] trong khoảng 3 phút

- Giá thể là rêu khô [dớn] dược xử lý bằng chế phẩm EM, nồng độ 1ml/lít nước ngâm 30 phút, sau đó vắt sạch.

- Trồng cây vào giá thể trong bầu có đường kính 5 cm lưu ý quấn giá thể quanh gốc cây đảm bảo chặt và sau đó đưa cây vào bầu.

- Đặt cây trên khay, loại khay có 4 rãnh, chiều ngang rãnh 5 cm 

- Che lưới đen cho cây đảm bảo cường độ ánh sáng 3000 - 4000lux

- Nhiệt độ: 25 – 31 oC, ẩm độ không khí 65-85%

- Tưới nước và dinh dưỡng: Trong 15 ngày đầu chỉ tưới nước, phun nhẹ trên lá bằng vòi phun tay, giữ ẩm cho giá thể. Sau 15 ngày, phun cho cây bằng chế phẩm Vitamin B1, nồng độ 50ml/100 lít, định kỳ phun 7 ngày/lần. Sau khi cây được 1 tháng, tưới cho cây bằng phân NPK với tỷ lệ 30:20:10 với nồng độ 40g/100 lít nước, định kỳ tưới 7 ngày/lần.

- Những ngày không phun, tưới dinh dưỡng phải chú ý giữ ẩm cho cây, thông thường 2-3 ngày tưới 1 lần bằng vòi phun tay.

- Sau 6 tháng thì có thể sang bầu 8,3 cm. 

Page 2

Written by Super User Được đăng: 13-10-2017 - 27229

 THÔNG TIN CHUNG

1. Nhóm tác giả: KS. Phan Ngọc Diệp, Ths.Bùi Thị Hồng, TS.Đặng Văn Đông, TS.Trịnh Khắc Quang. 

2. Cơ quan tác giả: Viện Nghiên cứu Rau quả.

3. Nguồn gốc xuất xứ: 

Từ kết quả nghiên cứu của dự án “ Phát triển một số giống hoa chất lượng cao giai đoạn 2006- 2010”.

4. Phạm vi áp dụng:

Áp dụng cho vùng Đồng bằng sông Hồng.

5. Đối tượng áp dụng: 

Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất giống hoa đồng tiền giai đoạn sau in vitro. 

QUY TRÌNH RA NGÔI CÂY HOA ĐỒNG TIỀN GIAI ĐOẠN SAU IN VITRO

1. Điều kiện nhà lưới ra ngôi

Theo tiêu chuẩn nhà ra ngôi cây đồng tiền TCN 904-2006.

2. Tiêu chuẩn cây in vitro khi ra ngôi

Chiều cao cây từ 4-6 cm ; số lá/cây 5-6 lá; số rễ/cây 5-6 rễ, chiều dài rễ 2-3 cm. Sạch bệnh, không bị tổn thương cơ giới [dập, nát].

3.Thời vụ ra ngôi

Ra ngôi vào tháng 2 giúp nâng cao tỷ lệ sống, cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất

4. Xử lý cây in vitro trước khi ra ngôi

Cây con sau khi lấy ra khỏi bình được rửa sạch môi trường, xếp gọn gàng trên rổ có lót báo ẩm để tránh cho cây bị gãy hỏng, mất nước. Ngâm cây khoảng 3 phút trong dung dịch Ridomil [nồng độ 3g/lít] để diệt trừ nấm bệnh trên cây.

5.Giá thể

Yêu cầu giá thể: thông thoáng, tơi xốp, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nước cho cây, khả năng thoát nước tốt, sạch nấm bệnh và vi khuẩn, không có tuyến trùng.

Giá thể ra ngôi tốt nhất là hỗn hợp [½ trấu hun + ¼ xơ dừa + ¼ đất phù sa]. Phun đều Ridomil [nồng độ 3g/lít] để xử lý nấm bệnh trong giá thể. 

6. Kỹ thuật ra ngôi

6.1. Ra ngôi trên luống

Luống rộng 1- 1,2m, cao 20- 25cm, rãnh rộng 30- 40cm. Dải đều hỗn hợp giá thể phẳng trên mặt luống dày 10-15cm. Ra ngôi cây trên nền đã chuẩn bị sẵn; khoảng cách: hàng cách hàng 7cm; cây cách cây 5cm. 

6.2. Ra ngôi trên khay

Khay ra ngôi có kích thước 40 x 60cm, có 70 lỗ, đường kính lỗ 5cm, chiều sâu lỗ 5cm. Cho giá thể vào đầy miệng lỗ. Mỗi lỗ trồng một cây.

Chú ý: Trồng cây sao cho lấp đất kín bộ rễ nhưng vừa đủ ngập cổ rễ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Nên trồng cây vào buổi chiều để cây có thời gian phục hồi tốt sau 1 đêm. Sau khi trồng tưới đẫm nước. 

7. Chăm sóc

a. Che giảm ánh sáng

Sử dụng lưới đen loại 3kg/100m2 

Vào vụ hè che 2 lớp lưới đen, giảm 50% cường độ ánh sáng trong suốt thời kỳ ra ngôi, đảm bảo cường độ ánh sáng khoảng 10.000 – 12.000lux.

Cách che: Căng lưới đen cách mặt luống 1,5-2m. 

b. Tưới nước

Trong 2 tuần đầu tiên cây còn nhỏ yếu nên tưới nước giữ ẩm cho cây bằng vòi phun mù tự động hoặc dùng bình phun tay. Hàng ngày phun đều cho ẩm toàn bộ cây và giá thể vào buổi sáng và chiều mát. Khi cây đã khỏe và phát triển tốt thì có thể dùng ô doa để tưới nước cho cây, 2-3 ngày tưới 1 lần duy trì độ ẩm 60- 65%. Tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát.

c. Bón phân

Khi cây bén rễ hồi xanh [sau 2 tuần] sử dụng phân bón lá Đầu trâu 502 [N:P:K = 30:12:10] cho cây với liều lượng 10ml/bình 8 lít nước, 7 ngày phun một lần để bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

d. Phòng trừ sâu bệnh

Bệnh thối cây, sử dụng Ridomil liều lượng 200g/100 lít nước hoặc Daconil với liều lượng 250g/100 lít nước, định kỳ 7 ngày phun 1 lần.

 Bệnh đốm lá, sử dụng Score 250ND nồng độ 0,05% định kỳ 7 ngày phun 1 lần.

Sâu vẽ bùa, dùng bẫy dính dẫn dụ con trưởng thành, mật độ bẫy dính từ 0,8- 1,5m luống/bẫy. Sử dụng Supathion 40EC hoặc Politrin P- 440EC liều lượng 15- 20ml/bình 8 lít.

Nhện, sử dụng Pegasus 500EC liều lượng 8- 10ml/bình 8lít hoặc Ortus 5SC liều lượng 10ml/bình 8lít. Phun thuốc vào chiều mát.

Ngoài ra có thể sử dụng một số loại thuốc BVTV khác theo hướng dẫn của ngành Bảo vệ Thực vật.

8. Tiêu chuẩn cây xuất vườn

Sau ra ngôi khoảng 60 ngày cây đồng tiền đạt tiêu chuẩn: tươi khỏe, xanh tốt, không dị dạng, sạch bệnh, có chiều cao cây từ 15-18 cm; 4- 6 lá và có ≥ 6 rễ/cây, dài rễ 2- 4 cm thì có thể trồng ra ruộng sản xuất. 

9. Bứng cây và bao gói

Trước khi bứng cây đi trồng 1 ngày, tưới đẫm để khi bứng cây đảm bảo rễ cây không bị đứt và giữ được bầu đất xung quanh bộ rễ. Dùng giấy gói bao quanh chặt bầu và vừa kín bộ lá để tránh bị tổn thương cây, gói 50 cây/1 bó.

Nên bứng cây trồng vào những ngày râm mát hay vào buổi chiều, tránh ngày có cường độ ánh sáng quá cao làm cây dễ bị mất nước, chậm phục hồi sau khi trồng.

Để vận chuyển đi xa xếp gọn gàng và vừa khít vào thùng cacton để tránh bị xê dịch. Đục lỗ xung quanh thùng để đảm bảo được thông thoáng.

Video liên quan

Chủ Đề