Nhất hậu hôn nhì điền thổ là gì

Trong bất kỳ một xã hội hay cộng đồng nào thì sự ổn định và vận hành hiệu quả của cộng đồng đó cũng là lợi ích rất lớn. Một trong các nguy cơ phá vỡ sự ổn định và vận hành hiệu quả đó là nạn trai gái vô nguyên tắc. Người Việt ta từ xưa đã truyền kinh nghiệm “”nhất hậu hôn, nhì điền thổ’’, chính là hai nguy cơ lớn nhất gây thù hằn, đâm chém trong xã hội. Điều này đúng cả với phương Đông lẫn phương Tây, cho nên trên thế giới hiện nay hành vi “quấy rối tình dục” bị xem là vi phạm đạo đức nghiêm trọng và rất khó được tha thứ.

Họp báo thầy giáo sàm sỡ hàng chục nữ sinh Bắc Giang

Một vị thầy giáo ở tỉnh Bắc Giang bị tố cáo uống rượu, "sờ soạng" nhiều nữ sinh lớp 5A trường Tiểu học Tiên Sơn vào buổi học phụ đạo chiều 1.3. Cụ thể là ông đã “véo tai, sờ mông và đùi” nhiều nữ sinh. Ngày 6.3, UBND huyện Việt Yên [Bắc Giang] tổ chức họp báo tại trụ sở. Khi phóng viên đặt câu hỏi "sờ mông và đùi có phải là vùng nhạy cảm", Phó trưởng công an huyện, Nguyễn Việt Nguyễn nói: "Việc xác định không phải chức năng của công an" [theo VNE].

Trên các trang mạng, nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ về câu trả lời này.

Theo tôi, vị phó trưởng công an không có trách nhiệm xác định vùng này hay vùng kia trên thân thể là nhạy cảm hay không. Có thể ông cũng có câu trả lời cho riêng mình, nhưng vì cẩn thận ông chờ sự xác định từ cá nhân hay pháp nhân có thẩm quyền.

Theo tôi, việc vị thấy giáo “véo tai, sờ mông và đùi” nhiều nữ sinh nên được xem xét trên hai khía cạnh Đạo Đức và Pháp Lý.

Về Pháp Lý thì nếu có bên nguyên, tòa án có thể thụ lý và phán xét.

Về Đạo Đức thì có tế nhị hơn hơn. Đạo Đức là một khái niệm liên quan tới nhiều lãnh vực như xã hội, văn hóa, tôn giáo, triết học... Trong phạm vi thực tiễn của bài này, xin được hiểu Đạo Đức là hệ thống quy tắc, chuẩn mực xã hội mà các thành viên chấp nhận để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội.

Trong bất kỳ một xã hội hay cộng đồng nào thì sự ổn định và vận hành hiệu quả của cộng đồng đó cũng là lợi ích rất lớn. Một trong các nguy cơ phá vỡ sự ổn định và vận hành hiệu quả đó là nạn trai gái vô nguyên tắc. Người Việt ta từ xưa đã truyền kinh nghiệm “”nhất hậu hôn, nhì điền thổ’’, chính là hai nguy cơ lớn nhất gây thù hằn, đâm chém trong xã hội. Điều này đúng cả với phương Đông lẫn phương Tây, cho nên trên thế giới hiện nay hành vi “quấy rối tình dục” bị xem là vi phạm đạo đức nghiêm trọng và rất khó được tha thứ.

Đặc biệt, trong lãnh vực Giáo Dục, hành vi vi phạm đạo đức loại này còn bị lên án triệt để hơn. Người viết bài này còn nhớ ba mươi năm trước, khi bắt đầu làm việc hướng dẫn học sinh thăm Viện Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên Pháp, được dự một buổi hướng dẫn [orientation] về cách ứng xử, trong đó cần tránh đụng chạm thân thể. Không cấm tình yêu, nhưng cấm quấy rối tình dục. Khi được tuyển vào làm việc cho các công ty đa quốc gia, phần hướng dẫn bao giờ cũng nhắc phải tránh các hành vi quấy rối tình dục.

Cho dù chưa biết động cơ là gì, nhưng hành vi của vị thầy giáo “véo tai, sờ mông và đùi” nhiều nữ sinh, xin nhấn mạnh là nhiều nữ sinh, rõ ràng đã là hành vi quấy rối tình dục, vi phạm một đạo đức rất cốt lõi của ngành Giáo Dục. Do đó, ngành Giáo Dục không thể dung chứa những hành vi đó. Không một ngành nào, cộng đồng nào chấp nhận những cá nhân vi phạm Đao Đức Cốt Lõi của mình!

Sự việc cụ thể bài viết này đề cập là một trường hợp mới xảy ra trong ngành Giáo Dục. Nhưng nó vẫn nghĩ tới những trường hợp tương tự có liên quan tới Đạo Đức và Pháp Lý. Thí dụ một Đạo Đức Cốt Lõi của ngành hành chánh công là Liêm Chính. Một cá nhân trong ngành có hành vi xâm phạm tính Liêm Chính thì, dù hành vi đó có “đúng qui trình” hay “chưa đủ cơ sở để kết tôi về Pháp Lý”, vẫn có cơ sở để loại cá nhân đó ra khỏi ngành! Bài viết này, do đó mong mỏi đóng góp một căn bản cho việc xử lý những trường hợp tương tự!

Lê Học Lãnh Vân

Trong các loại án, thì xử án ly hôn là phức tạp nhất, khó nhất, rồi sau mới đến án tranh chấp đất đai. Vì thế, từ xửa từ xưa mới có câu “tiền hôn, hậu thổ” – nhất ly hôn, nhì nhà đất. Những câu chuyện sau đây sẽ nói lên điều đó.

Chuyện thứ nhất

Vốn nhanh nhạy trong việc buôn bán, năm 1990 [gần 10 năm lấy chồng và có 2 đứa con gái đã lớn], chị Trần Minh Lý bảo với chồng là anh Nguyễn Hoàng Thắng nghỉ làm và chị thuê một gian hàng nhỏ để anh bán đồ điện gia dụng, còn chị đi buôn chuyến Lạng Sơn – Hà Nội. Do lợi nhuận sau mỗi chuyến hàng ngày càng lớn nên chị Lý càng mải miết với các chuyến hàng. Khi đã có một số tiền tương đối khá, chị Lý mua một căn nhà nhỏ ở mặt phố Huế, Hà Nội để sinh sống và là nơi buôn bán. Hàng ngày chồng chị trông nom cửa hàng, còn chị vẫn tiếp tục với những chuyến hàng từ Lạng Sơn đi các tỉnh, cộng với việc cho vay lãi nên lãi càng đẻ ra lãi.

Đầu năm 2003, khi nhà đất ở Hà Nội bắt đầu “sốt” giá, chị Lý bỏ buôn hàng ở Lạng Sơn đầu tư vào nhà đất. Chỉ sau mấy năm, những lô đất tới nghìn mét và những căn nhà trong các dự án mà chị bỏ tiền đầu tư đã có giá đến nghìn tỷ đồng. Khi đất ở Hà Nội được giá, chị Lý bán bớt một phần mua căn biệt thự để ở, còn tiền lại đầu tư vào nhà đất ở Đà Nẵng và Nha Trang. Trong khi chị Lý mải mê với chuyện nhà đất như vậy, thì chồng chị lại nghĩ đến chuyện có một đứa con trai. Do chị Lý đã có tuổi nên không sinh được con nữa, chị nghĩ chỉ cần 2 đứa con gái ngoan ngoãn là đủ.

Nhưng sau đó một thời gian, chị Lý phát hiện chồng mình có điều gì đó khác lạ. Chị thuê vệ sĩ theo dõi thì biết anh ta đã có người đàn bà khác. Uất hận vì bị chồng phản bội, nhưng chị Lý lại trút nỗi uất hận đó vào tình địch, chị đã đánh tình địch một trận tả tơi. Sau một thời gian trấn tĩnh, chị định tha thứ cho chồng để hai đứa con của mình khỏi thiệt thòi vì thiếu cha, nào ngờ chị biết tin người tình của chồng mình đã có thai. Còn chồng chị Lý lại chọn người đàn bà đó để hy vọng có được đứa con trai nối dõi. Vì vậy chị Lý đã đưa đơn xin ly hôn. Phiên tòa xử ly hôn của họ diễn ra khá nhanh, bởi cả hai chẳng còn chút tình cảm gì để níu kéo.

Khi còn mặn nồng, mấy căn nhà mặt phố mà chị Lý đã mua đều đứng tên người chồng. Trong khi số nhà đất đứng tên chị thì chị đã bán đi để mua căn biệt thự đang ở, một phần đầu tư vào nhà, đất ở Đà Nẵng, Nha Trang, nhưng giá trị của nó chỉ bằng một phần nhỏ so với giá trị mấy căn nhà đứng tên chồng. Chị Lý đâu ngờ lại có ngày hôm nay mà đề phòng. Đứng trước tòa, anh Thắng đưa ra một số giấy tờ nhà đất đứng tên anh ta để chứng minh số tài sản đó thuộc về mình, thì chị Lý vội nhào lên giật số giấy tờ đó, nhưng người chồng của chị đã nhanh tay giấu đi. Nghĩ đến sự bội bạc của chồng, giờ là số tài sản mà hàng chục năm trời chị tần tảo ngược xuôi buôn bán mới có được lại sắp thuộc về người đàn ông phụ tình, chị Lý không giữ được bình tĩnh. Chị gào khóc thảm thiết và ngất xỉu luôn tại phiên tòa, phiên tòa đã phải tạm hoãn. Sau một thời gian tranh cãi về pháp đình, cuối cùng chị Lý đành chấp nhận mất số nhà, đất về tay người chồng bội bạc. Chị tâm sự, chị chỉ cần hai đứa con, đó là tài sản lớn nhất mà chị có được…

Chuyện thứ nhì

Sau 3 lần hòa giải, nhưng anh Trần Văn Linh vẫn kiên quyết đòi ly hôn với chị Nguyễn Thị Nhàn, mặc dù trước đó chị cũng nhiều lần khóc lóc van xin anh Linh nghĩ lại tình nghĩa vợ chồng, nghĩ lại những tháng năm khổ sở, no đói trước đây họ luôn ở bên nhau. Nhưng chị Nhàn càng cố gắng níu kéo để hàn gắn thì chồng chị càng tìm mọi cách để ly hôn. Cuối năm 2011, anh Linh lại gửi đơn ra Tòa án quận Tây Hồ xin ly hôn. Và đây là lần thứ 4, anh Linh gửi đơn đến tòa xin ly hôn.

Cách đó 9 năm chị Nhàn có một cửa hàng bán quần áo nhỏ tại Hà Nội, còn anh Linh quê ở Nam Định là nhân viên của một công ty thường giao hàng cho chị Nhàn. Sau 2 năm tìm hiểu họ cưới nhau và thuê nhà trọ để ở. Chị Nhàn vốn chăm chỉ, lại thạo buôn bán nên chẳng mấy chốc đã có một cửa hàng bán quần áo lớn. Từ đó anh Linh không đi giao hàng nữa mà ở nhà phụ giúp vợ lo cơm nước và đón mẹ đẻ của mình ở quê ra để phụng dưỡng. Cuộc sống của họ thật hạnh phúc, đầy đủ nhưng chỉ thiếu những đứa con.

Cưới nhau 2 năm chị Nhàn mới có thai, nhưng do sức khỏe yếu nên chị đã bị sẩy thai, rồi lại sẩy thai lần thứ hai, bạn bè khuyên chị bớt việc buôn bán dành thời gian chăm lo cho sức khỏe của mình. Nhưng chị Nhàn cứ bị cuốn vào công việc, mải buôn bán nên chị không hay biết các mối quan hệ bên ngoài của chồng. Chị nghĩ mua cho chồng những thứ đắt tiền và làm theo yêu cầu của chồng là có thể giữ được anh ta, nào ngờ chồng chị đã có người đàn bà khác. Trong khi 9 năm chung sống với nhau đã trôi qua, chị Nhàn vẫn chưa có con nên anh Linh càng công khai đi với người tình rồi kiên quyết đòi ly hôn với chị. Cuối cùng thì chị Nhàn đành chấp nhận ly hôn.

Đến phần phân chia tài sản tại phiên tòa, chị Nhàn cho rằng căn nhà mà họ đang ở là của riêng chị, vì từ khi lấy chồng đến nay, chị tần tảo buôn bán để có tiền mua được căn nhà đó. Còn anh Linh kiên quyết đòi được chia một nửa căn nhà này với lý do trong gần chục năm chung sống với chị Nhàn, tuy anh không phải là lao động chính nhưng anh đã đóng góp nhiều công sức để sửa sang căn nhà đó được khang trang như hiện tại. Khi chủ tọa phiên tòa tuyên bố anh Linh được chia một phần căn nhà đang ở, không nén được nỗi đau, không cần biết sự việc đi đến đâu, chị Nhàn lao đến đấm tới tấp vào mặt anh Linh trước mặt quan tòa để hả cơn giận và vơi bớt đi nỗi đau đã đè nặng trong lòng chị trong nhiều năm qua.

Luật sư Nguyễn Thị Hằng, Đoàn luật sư Hà Nội, người chuyên bảo vệ quyền lợi cho những người phụ nữ nhận xét: Trong những cuộc ly hôn người phụ nữ vẫn là người thiệt thòi nhất. Nếu được chứng kiến những phiên tòa ly hôn thì mới thấy hết được chuyện tình cảm giữa hai bên khi đã cạn, họ hầu như không còn một chút nghĩa nào đối với nhau, họ nói xấu, chửi bới, thậm chí còn coi nhau như kẻ thù ngay tại tòa… đó là những chuyện cười ra nước mắt.

Chủ Đề