Nhiệt độ thấp nhất ở nam cực là bao nhiêu năm 2024

Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện nhiệt độ của những điểm trũng nhỏ hoặc những hốc nông trên Cao nguyên Đông Nam Cực có thể ở mức âm 98 độ C, lạnh hơn so với mức kỷ lục âm 93 độ C đo được cũng tại khu vực này vào năm 2013.

Nghiên cứu này chỉ ra rằng việc Cao nguyên Đông Nam Cực nằm ở vị trí cao so với mặt nước biển và gần với Nam Cực đã khiến khí hậu tại đây lạnh nhất trên Trái Đất, trong đó những hốc nhỏ tại dải băng ở Nam Cực trở thành nơi lạnh nhất tại nơi buốt giá nhất Trái Đất.

Lý giải điều này, các nhà khoa học cho những luồng không khí lạnh, đặc quánh trên bề mặt ở Nam Cực tồn tại trong nhiều ngày khiến bề mặt và không khí trên bề mặt các hốc đã lạnh nay càng lạnh hơn.

Ông Ted Scambos, nhà khoa học cao cấp tại Trung tâm dữ liệu băng và tuyết quốc gia của Đại học Colorado Bouder, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết trong khu vực này, không khí cực kỳ khô, và điều này cho phép nhiệt từ bề mặt tuyết tỏa ra không gian dễ dàng hơn.

Các nhà khoa học không xác định một ngày cụ thể có nhiệt độ thấp kỷ lục, mà chỉ dựa vào vào phân tích dữ liệu được ghi lại từ các vệ tinh từ năm 2004 đến năm 2016, qua đó cho thấy nhiệt độ thấp xảy ra bất cứ khi nào trong điều kiện phù hợp.

Theo các nhà nghiên cứu, nhiệt độ thấp kỷ lục âm 98 độ C lạnh đến mức có thể đạt được trên bề mặt Trái Đất. Để nhiệt độ giảm xuống mức thấp như vậy, các điều kiện thời tiết như bầu trời trong và không khí khô cần duy trì trong vài ngày. Bên cạnh đó, nhiệt độ có thể giảm xuống một chút nếu những điều kiện trên kéo dài trong vài tuần, song ông Scambos cho rằng điều đó rất khó xảy ra.

Cả Bắc Cực và Nam Cực đều lạnh do vị trí ở đỉnh và đáy hành tinh khiến hai nơi này không nhận được ánh sáng trực tiếp từ Mặt Trời. Ở cả hai nơi, mặt trời luôn nhô lên ở vị trí thấp trên đường chân trời, ngay cả giữa mùa hè.

Nhiệt độ ở Nam Cực quanh năm đều lạnh hơn Bắc Cực.

Bắc Cực

Bắc Cực bao gồm vùng đại dương băng giá rộng lớn bao quanh là tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu đến cây cối còn khó sống nổi. Khi đứng ở cực Bắc thì dù nhìn về hướng nào cũng đều là hướng Nam. Cực Bắc nằm ở giữa đại dương, được bao phủ bởi lớp băng dày và thường xuyên di chuyển. Nếu bạn lỡ chân rớt xuống nước bạn sẽ trở thành hóa thạch băng và chìm xuống độ sâu lên đến 4000m.

Trên mặt nước, nhiệt độ trung bình vào mùa đông có thể xuống dưới -40 độ C và nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận vào khoảng -68 độ C. Bất chấp những điều kiện khắc nghiệt này, con người vẫn có khu dân cư ở Bắc Cực hàng ngàn năm nay. Ngoài con người, hệ sinh thái ở Bắc Cực còn có các loài sinh vật sống trên băng, động thực vật phiêu sinh, cá, chim, động vật có vú dưới nước, động vật trên đất liền và thực vật.

Hệ sinh thái ở Bắc Cực rất đa dạng.

Nam Cực

Nam Cực là châu lục nằm ở cực Nam Trái Đất. Nó là châu lục rộng thứ 5 thế giới với diện tích hơn 14.000.000 km2, gấp gần 2 lần kích thước của Australia. Khoảng 98% diện tích Nam Cực là băng tuyết dày ít nhất 1600m nằm trên một nền đá và lục địa khổng lồ với nhiều núi cao, bị cô lập với ảnh hưởng đại dương. Do đó, điều kiện sống ở Nam Cực được coi là khắc nghiệt nhất trên toàn thế giới.

Nhiệt độ ở Nam Cực có thể đạt đến -89 độ C. Vì nó quá khắc nghiệt nên không có dân cư sinh sống, chỉ có khoảng 1.000 - 5.000 người sống tại các trạm nghiên cứu phân bố dọc châu lục. Ngay cả những động vật và thực vật cũng rất hiếm hoi, chỉ có những loài thích nghi được cái lạnh mới có thể sống sót, bao gồm các loài tảo, sinh vật nguyên sinh, vi khuẩn, nấm và một số ít động thực vật.

Lý do Nam Cực lạnh hơn Bắc Cực

Lý do chính khiến Nam Cực lạnh hơn nhiều so với Bắc Cực nằm ở khác biệt chủ chốt giữa hai khu vực. Bắc Cực là đại dương còn Nam Cực là lục địa. Phần lớn Nam Cực cao hơn mực nước biển trung bình đến 3.000 m, vì càng lên cao nhiệt độ sẽ càng giảm và điều đó cũng giải thích cho lý do Nam Cực lại lạnh như vậy.

Nhiệt độ ở Nam Cực có thể làm tô mì đóng băng ngay lập tức.

Bắc Cực là một đại dương bao quanh bởi đất liền. Nam Cực là đất liền bao quanh bởi đại dương. Nước ấm lên và nguội đi chậm hơn so với đất liền, dẫn tới nhiệt độ ít cực đoan hơn. Ngay cả khi Bắc Băng Dương bị băng bao phủ, nhiệt độ tương đối ấm của nước cũng có hiệu ứng điều hòa thời tiết tại đó, giúp Bắc Cực ấm hơn Nam Cực.

Một lý do nữa là các mùa đều chống lại Nam Cực. Vào khoảng tháng 7, khi Trái đất xa Mặt trời nhất, thì phần Bắc Bán cầu lại quay về hướng Mặt trời nên ấm áp hơn trong khi phần Nam bán cầu lại quay ra xa mặt trời khiến lạnh càng thêm lạnh và lúc đó cũng chính là mùa đông ở Nam Cực, làm cho cực Nam lạnh gấp hai lần.

TTO - Khu vực phía đông của Nam Cực đã ghi nhận những mức nhiệt cao bất thường trong tuần này, cao hơn khoảng 30 độ C so với mức nhiệt thông thường.

Chim cánh cụt trên băng trôi ở Nam Cực hôm 15-1-2022 - Ảnh: REUTERS

Các chuyên gia từ cơ sở nghiên cứu Concordia ở Dome C của Nam Cực, nằm ở độ cao 3.000m so với mực nước biển, đã đo được nhiệt độ ở mức -11,5 độ C trong ngày 18-3. Đây được coi là mức cao kỷ lục được ghi nhận ở thời điểm mà thông thường, nhiệt độ sẽ giảm khi mùa hè ở phía nam kết thúc.

Trong tháng 3 này, trạm quan sát Dumont d'Urville ở Nam Cực cũng liên tục ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục, có lúc lên 4,9 độ C trong thời điểm mà thông thường nhiệt độ đã giảm xuống mức âm.

Các chuyên gia đánh giá hình thái thời tiết ấm áp bất thường đánh dấu "sự kiện lịch sử". Nhà khoa học địa chất Jonathan Wille chia sẻ trên Twitter rằng mức nhiệt đo được ở Concrodia đã cao hơn mức kỷ lục trước đó 1,5 độ C. Ông gọi đây là một dạng hình thái thời tiết cực đoan giống như đợt sóng nhiệt Tây Bắc Thái Bình Dương 2021 mà giới khoa học chưa từng nghĩ sẽ xảy ra.

Mô phỏng sự khác biệt nhiệt độ ở Nam Cực - Ảnh: WeatherBell

Các mức nhiệt cao chưa từng có được ghi nhận sau khi Trung tâm dữ liệu băng và tuyết quốc gia Mỹ cho biết diện tích băng trên biển Nam Cực đã giảm xuống mức 2 triệu km2 vào cuối tháng 2. Đây là lần đầu tiên diện tích băng tại khu vực giảm tới mức này kể từ năm 1979.

Bắc Cực và Nam Cực ở đâu lạnh hơn?

Lý do Nam Cực lạnh hơn Bắc Cực Bắc Cực là đại dương còn Nam Cực là lục địa. Phần lớn Nam Cực cao hơn mực nước biển trung bình đến 3.000 m, vì càng lên cao nhiệt độ sẽ càng giảm và điều đó cũng giải thích cho lý do Nam Cực lại lạnh như vậy. Nhiệt độ ở Nam Cực có thể làm tô mì đóng băng ngay lập tức.

Nhiệt độ thấp nhất đo được ở Nam Cực là bao nhiêu?

Khí hậu. Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất trên Trái Đất. Tuy nhiên, nó chỉ bắt đầu bị băng che phủ vào 34 triệu năm trước và trước đó băng không tồn tại. Nhiệt độ không khí tự nhiên thấp nhất từng ghi nhận trên hành tinh là −89,2 °C tại Trạm Vostok của Liên Xô [nay là Nga] ở châu Nam Cực vào ngày 21 tháng 7 năm 1983.

Nhiệt độ thấp nhất nằm ở đâu?

Cực giá lạnh Nam Trên bán cầu Nam thì cực giá lạnh nằm gần trạm Nam cực Sa-iu-dơ [gần Vostok], nơi mà vào ngày 21 tháng 7 năm 1983 đã ghi nhận được nhiệt độ thấp nhất trên Trái Đất là -89,3°C.

Lớp băng Nam Cực dày bao nhiêu?

Việc đào xuống dưới lớp băng ở châu Nam Cực không hề dễ dàng. Theo Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ [NSF], lớp băng này dày trung bình 2.160 m, điểm dày nhất lên tới 4.776 m. Tổng cộng, châu Nam Cực chứa 27 triệu km3 nước đóng băng, nếu tan chảy sẽ khiến mực nước biển dâng cao khoảng 58 m.

Chủ Đề