Nhu cầu thị trường cà phê Việt Nam

Thị trường cà phê Việt Nam năm 2020 trải qua khó khăn kép khi giá cà phê vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài 4 năm thì đại dịch COVID-19 lan rộng toàn cầu, khiến nhiều nền kinh tế bị đóng băng kéo theo nhu cầu cà phê giảm sút. Thêm vào đó, tình trạng thiếu container rỗng cũng tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Dưới đây là tổng quan thị trường cà phê Việt Nam 2020, mời quý đọc giả theo dõi. 

Nhu cầu thị trường cà phê Việt Nam
Tổng quan thị trường cà phê việt nam 2020

1. Tình hình sản xuất cà phê tại Việt Nam 2020

Theo Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam, sản lượng cà phê niên vụ 2019 – 2020 đạt 1,8 triệu tấn, giảm 5% so với niên vụ 2018-2019. Theo đó, ông Lương Văn Tự – Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – cacao Việt Nam cho rằng, bước sang niên vụ 2020 – 2021, sản lượng cà phê Việt Nam qua các năm sẽ còn giảm khoảng 15% do ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ hồi tháng 10 và hạn hán hồi tháng 5 – 6. 

Mức độ giảm sản lượng dự kiến trong niên vụ 2020 – 2021 mà Hiệp hội cà phê – cacao Việt Nam đưa ra cao hơn so với Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Trước đó, hồi tháng 11, USDA dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2020-2021 sẽ giảm 3.5% so với niên vụ 2019/20, xuống còn 30.2 triệu bao. 

Theo Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản, thi trường cà phê năm nay của Việt nam bị mất mùa và thu hoạch trễ hơn với các năm trước nên chưa tạo áp lực lên thị trường. Theo đó, vụ mùa năm nay, kỹ thuật thu hái và phơi sấy sau thu hoạch đã được quan tâm nhiều hơn, tạo động lực đẩy giá cà phê đi lên. Theo nhận xét của các chuyên gia, những năm gần đây, do thị trường cafe Việt Nam giá thấp nên người dân trồng xen canh với các loại cây khác, dẫn tới diện tích cà phê giảm. 

Theo số liệu của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, diện tích cà phê của Việt Nam năm 2020 là 680.000 ha, giảm khoảng 2% so với năm 2019. Bước sang năm 2021, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng diện tích sẽ còn giảm xuống khoảng 675.000 ha. 

Tham khảo thêm:   Báo cáo thị trường văn phòng cho thuê quý I/2021

Mặc dù diện tích giảm nhưng con số này vẫn vượt so với quy hoạch trong đề án Phát triển ngành cà phê bền vững giai đoạn 2015-2020. Theo đề án này, đến năm 2020 tổng diện tích cà phê của cả nước là 600.000 ha và tổng kim ngạch đạt khoảng 3,8-4,4 tỷ USD. 

2. Tình hình tiêu thụ tổng quan ngành cà phê Việt Nam trong năm 2020 

– Số liệu xuất khẩu cà phê

Theo ước tính của Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, xuất khẩu cà phê tháng 12 năm 2020 ước đạt 85 nghìn tấn với giá trị đạt 170 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê cả năm 2020 đạt 1,51 triệu tấn và 2,66 tỷ USD, giảm 8,8% về khối lượng và giảm 7,2% về giá trị so với năm 2019.

Nhu cầu thị trường cà phê Việt Nam
Số liệu xuất khẩu cà phê

Đức, Mỹ, Italia là ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2020 với thị phần lần lượt là:

Nhu cầu thị trường cà phê Việt Nam
Đức, Mỹ, Italia là ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam

Theo số liệu tính toán từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê robusta tháng 11/2020 đạt 70,78 nghìn tấn, trị giá 111 triệu USD, giảm 25,1% về lượng và giảm 22,1% về trị giá so với tháng 11/2019.Trong 11 tháng năm 2020, xuất khẩu cà phê robusta đạt 1,22 triệu tấn, trị giá 1,82 tỷ USD, giảm 2,9% về lượng và giảm 3,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, xuất khẩu cà phê robusta sang nhiều thị trường chính giảm, như: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Nga, Bỉ, Thái Lan. Ngược lại, xuất khẩu cà phê robusta sang các thị trường chính khác tăng, như: Italy, Nhật Bản, Algeria, Philippines. Kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến tháng 11/2020 tăng 0,3% so với tháng 11/2019, đạt 46,14 triệu USD. Tuy nhiên, trong 11 tháng năm 2020 kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 524,84 triệu USD.Trong đó, xuất khẩu cà phê chế biến sang thị trường Philippines, Trung Quốc giảm, nhưng xuất khẩu sang Nga, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Đức tăng.

Tham khảo thêm:   Tổng quan thị trường dịch vụ chăm sóc sức khỏe Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, nhập khẩu cà phê của Tây Ban Nha trong 10 tháng năm 2020 đạt 297,1 nghìn tấn, trị giá 838,9 triệu USD, tăng 1,9% về lượng và tăng 4,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Trong 10 tháng năm 2020, Tây Ban Nha tăng nhập khẩu chủng loại cà phê arabica hoặc robusta chưa rang, chưa khử caphêin (HS 090111), mức tăng 5,3% về lượng và tăng 2,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019, đạt 249,5 nghìn tấn, trị giá 495 triệu USD; ngược lại, Tây Ban Nha giảm nhập khẩu các chủng loại cà phê khác.

– Cà phê chế biến 

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam có nhiều sản phẩm nông sản tươi như trái thanh long, chôm chôm và các sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan đang rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn Độ, đồng thời doanh nghiệp Ấn Độ mong muốn hợp tác với Việt Nam để phát triển các sản phẩm nội – ngoại thất từ gỗ… đó là phát biểu của ông Atul Kumar Saxena, Chủ tịch các Phòng Thương mại và Công nghiệp các nhà nhập khẩu Ấn Độ (IICCI).

Với kinh nghiệp hơn 30 năm đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam, ông Atul Kumar Saxena, chủ tịch IICCI cho biết “Trong thời gian qua, IICCI đã tích cực phối hợp với Thương vụ – Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ để mở cửa thị trường nông sản và thực phẩm chế biến, các hội viên của phòng Thương mại và công nghiệp IICCI đã bắt nhập khẩu các sản phẩm cà phê hòa tan và các sản phẩm khác. Đặc biệt là món ăn tráng miệng yêu thích tại các tiệc cưới sang trọng tại Ấn Độ, sản phẩm cà phê hòa tan được bán phổ biến trên các trang web bán hàng trực tuyến”.

Theo nghiên cứu hiện nay, để có thể tồn tại được trong thị trường cà phê, thì bạn cần có một chiến lược phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp một cách chi tiết. Vậy tại sao phải xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp? Hãy cùng giải đáp rõ nhé!

3. Tình hình diễn biến giá cà phê

Nhìn lại cả năm 2020, sản lượng cà phê Việt Nam biến động giảm trong 6 tháng đầu năm và có xu hướng tăng nhẹ trong 6 tháng cuối năm. So với thời điểm cuối năm 2019, giá cà phê vối nhân xô tháng 12 tại các tỉnh Tây Nguyên tăng nhẹ 500 đồng/kg.Tuy nhiên, giá lại giảm 100 – 200 đồng/kg so với tháng 11/2020, ở mức 32.500 – 32.900 đồng/kg.

Theo nghiên cứu thị trường cà phê Việt Nam, giá cà phê cao nhất ở khu vực tỉnh Đắk Lắk và thấp nhất tại khu vực tỉnh Lâm Đồng. Giá cà phê rubusta giá FOB giao tại cảng TP HCM ổn định tại ngưỡng 34.500 đồng/kg. Vụ cà phê năm nay của Việt Nam bị mất mùa và thu hoạch trễ hơn so với các năm trước nên chưa tạo áp lực lên thị trường.Theo đó, vụ mùa năm nay, kỹ thuật thu hái và phơi sấy sau thu hoạch đã được quan tâm nhiều hơn, tạo động lực đẩy giá cà phê đi lên.

Tham khảo thêm:   Thị trường mẹ và bé Việt Nam: tiềm năng phát triển rộng mở

Nhu cầu thị trường cà phê Việt Nam
Tình hình diễn biến giá cà phê

Tháng 12/2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt mức 2.000 USD/tấn, tăng 3,9% so với tháng 11/2020 và tăng 14,9% so với tháng 12/2019. Năm 2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt mức 1.759 USD/tấn, tăng 1,8% so với năm 2019.

Nhu cầu thị trường cà phê Việt Nam
Năm 2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt mức 1.759 USD/tấn, tăng 1,8% so với năm 2019.

Trên đây là tổng quan thị trường cà phê Việt Nam 2020. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về báo cáo ngành cà phê việt nam. Hãy theo dõi tin tức thị trường tại công ty truyền thông ACT Group nhé!

Nguồn số liệu sử dụng trong bài viết:

  • Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam
  • Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản
  • Tổng cục Hải quan