Những bài hát tiếng Trung bất hủ



Xem thêm:

1.Mục lục các bài hát tiếng hoa kinh điển

2.99 ca khúc tiếng hoa hay nhất

Các chủ đề học tiếng trung giao tiếp:
hoc tieng trung qua video
học phát âm tiếng trung chuẩn
tài liệu học tiếng trung

-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm tiengtrung.vn - Phạm Dương Châu - Trung tâm lớn nhất Hà Nội

CS1: số 10 ngõ 156 Hồng Mai -Bạch Mai - Hà Nội
CS2: số 25 ngõ 68 Cầu Giấy - Hà Nội (Tầng 4)

Hotline: 09 - 09


Nhạc Hoa lời việt từ lâu đã du nhập và tạo được chỗ đứng riêng trong lòng công chúng yêu nhạc Việt Nam. Đó có thể là những bài nhạc trong các bộ phim nổi tiếng như Bao Thanh Thiên, Tây Du Ký,.. hay là những bài hát được khéo léo đặt lời Việt tạo nên những giai điệu bất hủ. Để kể tên ra tất cả các bài nhạc Hoa phổ lời Việt thì là điều không thể, nhưng sau đây, chúng tôi sẽ điểm qua cho các bạn những ca khúc nổi tiếng nhất đại diện cho dòng nhạc Hoa tại Việt Nam nhé!

Những bài hát tiếng Trung bất hủ

Phần trình diễn của Tề Tần

Bài hát Hẹn ước mùa đông, tên tiếng Trung là 大約在冬季, phiên bản tiếng Anh là Say you will, sáng tác bởi ca nhạc sĩ người Đài Loan Tề Tần, đã vô cùng nổi tiếng trong cộng đồng người Yêu nhạc Hải ngoại tại Việt Nam những năm 90. Bài hát mang giai điệu nhẹ nhàng, da diết cùng với sự thể hiện xuất sắc của chính Tề Tần sẽ mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khán giả.

Năm 1985, Tề Tần được mời tham gia đóng bộ phim "Phương thảo bích liên thiên" (芳草碧連天). Vương Tổ Hiền, một nữ diễn viên trẻ người Đài Loan nhưng lại thành danh ở Hongkong, cũng được mời tham gia. Hai người nhanh chóng nảy sinh tình cảm. Tình yêu với Vương Tổ Hiền là nguồn cảm hứng cho Tề Tần sáng tác nhiều ca khúc, trong đó có "Hẹn ước mùa đông", được sáng tác chỉ vỏn vẹn trong 15' đồng hồ. Năm 1987, bộ phim hoàn tất, Vương Tổ Hiền quay lại Hongkong tiếp tục phát triển sự nghiệp. Tề Tần phát hành album "Đông vũ" (冬雨), gồm nhiều ca khúc sáng tác trong thời gian cộng tác với Vương Tổ Hiền, trong đó có "Hẹn ước mùa đông". Bài hát nhanh chóng nổi tiếng, về sau được rất nhiều ca sĩ hát lại, trong đó nổi bật có phiên bản của Vương Kiệt (王杰, Dave Wang), phiên bản lời Anh "Say you will" của nhóm nhạc Tokyo Square. Lời Việt của bài hát cũng có nhiều phiên bản do nhiều ca sĩ thể hiện, nổi bật nhất là "Hãy sống cho tuổi trẻ" của Tuấn Ngọc.

Những bài hát tiếng Trung bất hủ

Bài hát Tân Uyên Ương Hồ Điệp Mộng trong phim Bao Công.

Mộng uyên ương hồ điệp (tạm dịch: Giấc mơ đôi bướm), nguyên tên Tân uyên ương hồ điệp mộng (phồn thể: 新鴛鴦蝴蝶夢, giản thể: 新鸳鸯蝴蝶梦, bính âm: Xin yuan yang hu die meng) là tên một bài hát tiếng Hoa, do ca sĩ, nhạc sĩ Hoàng An trình bày. Phát hành lần đầu vào ngày 1 tháng 2 năm 1993, được sử dụng như một ca khúc trong phim Bao Thanh Thiên, cùng với sự thành công của bộ phim, bài hát trở thành một trong những hit thành công nhất trong lịch sử âm nhạc Hoa ngữ, với doanh số bán tại Đài Loan là 940.000 bản và doanh số toàn cầu vượt quá 6 triệu bản.

Bài hát được thu âm và được phát hành vào ngày 1 tháng 2 năm 1993 trong album cùng tên do hãng thu âm Hoa Tinh phát hành. Bài hát về sau được sử dụng làm nhạc chính trong loạt phim truyền hình Bao Thanh Thiên của Đài Loan (1993 - 1994) và phim Thiên long bát bộ.

Sau khi phim truyền hình dài tập Bao Thanh Thiên phát sóng, ca khúc được lưu truyền rộng rãi. Màu sắc âm nhạc Trung Hoa, kết hợp lời thơ cổ và ca từ có nguồn gốc Phật học khiến bài hát có thêm ý nghĩa văn hóa độc đáo. Sự thành công của Bao Thanh Thiên khiến cho bài hát lừng danh trở thành ca khúc kinh điển và tiêu biểu của Hoàng An. Nhiều nhân vật nổi danh cũng đã trình bày ca khúc này như Bộ trưởng Tư pháp Đài Loan Mã Anh Cửu (sau là Tổng thống Đài Loan),, các sa sĩ Đài Loan như Phí Ngọc Thanh, Tiêu Kính Đằng, Trác Y Đình, nghệ sĩ Hongkong Mai Diễm Phương...

Phiên bản tiếng Quảng Đông với phần lời do Lâm Tịch viết, phổ biến ở Hongkong. Diễn viên thủ vai Triển Chiêu trong loạt phim Bao Thanh Thiên Hà Gia Kính cũng từng trình diễn phiên bản này.

Bài hát cũng được chuyển thể sang nhiều biến thể ngôn ngữ khác nhau. Các biến thể tiếng Anh được biết nhiều nhất gồm "Butterfly Dream", "Dream of a Butterfly Couple", hoặc nổi tiếng nhất là "Can't let go" do nhóm Tokyo Square trình bày. Phiên bản tiếng Việt do ca sĩ Minh Thuận viết lời, lần lượt được trình bày bởi các ca sĩ Minh Thuận, Đan Trường. Ngoài ra còn có một phiên bản tiếng Việt khác được ca sĩ Lý Hải và Hồ Quang Hiếu trình bày.

Bài hát được cho là xuất phát từ một cảm xúc bất chợt của nhạc sĩ Hoàng An vào một tối tháng 10 năm 1992. Sau khi hoàn thành phần giai điệu mang đậm phong cách Trung Hoa, Hoàng An đã sử dụng nhiều đoạn thơ Đường khác nhau để viết thành phần lời

Những bài hát tiếng Trung bất hủ

Bài hát Bến Thượng Hải tiếng hát Diệp Lệ Nghi

"Bến Thượng Hải" (tiếng Trung: 上海灘; Hán-Việt: Thượng Hải Than) là bài hát chủ đề của bộ phim truyền hình nổi tiếng cùng tên - Bến Thượng Hải - do TVB của Hồng Kông sản xuất năm 1980. Ca khúc do Cố Gia Huy viết nhạc, Hoàng Triêm đặt lời tiếng Quảng Đông, ca sĩ Diệp Lệ Nghi (Frances Yip) biểu diễn. Cô đã hát bài này trên mười ngàn lần tại hơn 30 quốc gia.

Là một trong những ca khúc kinh điển của thập niên 1980, "Bến Thượng Hải" được một số ca sĩ và tác phẩm điện ảnh Trung Quốc sử dụng lại, ví dụ năm 2000 Lưu Đức Hoa dùng tiếng Quan thoại trình bày bài hát qua nhan đề "Tối ái Thượng Hải than" (最愛上海灘) đề làm nhạc khúc chủ đề cho phim Tân bến Thượng Hải cũng của Hồng Kông.

Những bài hát tiếng Trung bất hủ

Bài hát Xin hỏi đường ở nơi đâu qua tiếng hát của Tưởng Đại Vĩ

Xin hỏi đường ở nơi nào, tên tiếng Trung là 敢问路在何方, đây là một bài hát nổi tiếng với rất nhiều khán giả đặc biệt là thế hệ thiếu nhi vì đây là ca khúc mở đầu cho bộ phim Tây Du Ký vô cùng nổi tiếng và gắn với tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt Nam.

Xin hỏi đường ở nơi nào ra đời cách đây 30 năm và được xếp vào hàng ca khúc nhạc phim tiếng Hoa nổi tiếng nhất mọi thời. Đến nay, bài hát này vẫn được nhiều ca sĩ gạo cội thể hiện trong các buổi trình diễn hoặc được chọn làm nhạc nền tại sự kiện. Năm 2001, tác phẩm dẫn đầu trong một cuộc bình chọn ca khúc được người Hoa yêu thích nhất.

Xin hỏi đường ở nơi nào do Hứa Kính Thanh sáng tác nhạc, Diêm Túc viết lời. Ca từ không dài nhưng chứa đựng nội dung phong phú, vừa ca tụng sự dũng cảm trừ yêu diệt tà của Tôn Ngộ Không vừa khắc họa tinh thần vượt khó của bốn thầy trò Đường Tăng. Trong cuốn sách Xin hỏi đường ở nơi nào (Nhà xuất bản Văn Nghệ Giang Tô, 2012), đạo diễn Dương Khiết cho biết bà đặc biệt thích câu "Bao mùa xuân hạ thu đông, bao hồi cay đắng ngọt bùi, xin hỏi đường ở nơi nào, đường ngay dưới chân thôi".

Những bài hát tiếng Trung bất hủ

Bài hát Người đến từ Triều Châu

Người đến từ Triều Châu, hay tên tiếng Trung "胜利双手创" (Hai tay giành lấy thắng lợi) do Diệp Chấn Đường thể hiện là bài hát chủ đề của bộ phim cùng tên Người đến từ Triều Châu, rất quen thuộc với thính giả Việt Nam. Bài hát được đặt lời Việt với nhiều phiên bản, từng được nhiều ca sỹ Việt Nam thể hiện như Quang Linh, Trường Vũ, Ngọc Sơn.

Bài hát và bộ phim được biết đến vì mô tả nền văn hóa độc đáo của người Tiều. Nó cũng được coi như tác phẩm bán tiểu sử về Lim Por-yen (Lâm Bách Hân - 林百欣), ông chủ và là CEO của Asia Television khi ấy - là một người Triều Châu bản địa, bởi vậy bộ phim được tái phát sóng sau cái chết của ông Lâm.

Mở đầu là bối cảnh phim tại Triều Châu, Quảng Đông những năm 40 khi Trung Quốc kháng Nhật và nội chiến Quốc dân đảng và đảng cộng sản Trung Quốc.

Trịnh Sâm là con trai thương gia giàu có Trịnh Thừa Tông ở Triều Châu. Sau đó cha của Trịnh Sâm bệnh nặng ở Hồng Kông, Trịnh Sâm cùng đồng hương Châu Nhuận, Lý Nãi Cường đến Hồng Kông. Cha Trịnh Sâm bệnh nặng qua đời, 3 người lưu lại Hồng Kông mưu sinh. Trịnh Sâm cùng vợ là Giang Sảnh Như trở thành ông trùm ngành may mặc, Lý Nãi Cường trở thành thám trưởng nổi tiếng, Châu Nhuận dựa vào tay nghề nấu nướng các món Triều Châu mà trở thành ông chủ một tập đoàn kinh doanh món Triều Châu nổi tiếng ở Hồng Kông.