Những bất cập của quản lý chức năng văn hóa năm 2024

Lào Cai: Một số khó khăn, vướng mắc trong quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao

11/04/2023

Trong những năm qua, công tác đầu tư, xây dựng, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo. Từ năm 2018 đến nay, tỉnh đã xây dựng, ban hành nhiều đề án, cơ chế, chính sách, quyết định, kế hoạch, văn bản hướng dẫn việc xây dựng, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao. Theo đó, công tác đầu tư, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhìn chung qua giám sát chuyên đề của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh cho thấy: Các thiết chế văn hóa, thể thao là những công trình được đầu tư quy mô, hiện đại, công năng sử dụng được phát huy tối đa, phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn và điều kiện địa phương. Là nơi tổ chức các hoạt động, các chương trình nghệ thuật, hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ, triển lãm ảnh, trưng bày các tư liệu, hiện vật truyền thống, giải thi đấu thể thao, Hội khỏe phù Đổng, Đại hội thể dục thể thao; tổ chức các câu lạc bộ, các lớp năng khiếu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhu cầu học tập, rèn luyện và bồi dưỡng năng khiếu của mọi lứa tuổi. Ngoài ra, nhiều ngành, đơn vị, doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao bằng nguồn xã hội hóa như: Sân quần vợt, cầu lông, bóng chuyền hơi, bóng đá mi ni, bộ thể dục dụng cụ ngoài trời. Riêng ngành Giáo dục và Đào tạo, xây dựng 101 nhà đa năng, 06 bể bơi, 355 thư viện đạt chuẩn. Công ty Apatit Việt Nam đầu tư hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tương đối quy mô, đồng bộ gồm sân bóng đá, nhà thi đấu, Nhà văn hóa công nhân mỏ...Đây là hệ thống thiết chế quan trọng phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, tập luyện của trẻ em, của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số khó khăn, vướng mắc rất cần sớm có biện pháp tháo gỡ đó là:

Thứ nhất, một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch, đầu tư hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách về xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao có lúc, có nơi chưa sâu rộng, vai trò tự quản trong công tác quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao của một số cộng đồng dân cư còn hạn chế; công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao chưa thường xuyên, chậm phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh để kịp thời đề xuất khắc phục các khó khăn, bất cập ngay từ cơ sở. Sau khi HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND nhưng một số địa phương chưa chủ động thực hiện rà soát đề nghị đầu tư xây dựng, sữa chữa nhà văn hóa thôn, tổ dân phố kịp thời.

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát tại cơ sở

Thứ hai, đối với thiết chế văn hoá, thể thao cấp tỉnh mặc dù đã được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng đến nay thiết chế văn hóa thể thao hiện đại chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí cũng như tập luyện thể dục thể thao của Nhân dân; cơ sở vật chất, trang thiết bị của một số đơn vị còn thiếu và chưa đồng bộ; công năng sử dụng các thiết chế văn hoá, thể thao chưa cao; nhà thi đấu đa năng tỉnh đã có một số hạng mục xuống cấp nhưng kế hoạch sửa chữa nâng cấp chưa kịp thời; số lượng bạn đọc đến Thư viện tỉnh chưa nhiều, chưa khai thác hết hiệu quả hoạt động; rạp chiếu phim chưa thu hút được nhiều khán giả đến xem; bảo tàng tỉnh cần tiếp tục đầu tư xây dựng ứng dụng chuyển đổi số nhằm phục vụ tham quan của Nhân dân, du khách và giáo dục truyền thống cho học sinh...

Thứ ba, đối với thiết chế văn hoá, thể thao cấp huyện: Hiện một số Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông chưa có trụ sở làm việc riêng theo quy định; một số huyện chưa có nhà văn hóa, nhà tập luyện thể dục thể thao, sân vận động theo tiêu chuẩn; thiết chế văn hóa, thể thao ở một số địa phương được xây dựng, trang cấp đã lâu chưa được tiếp tục đầu tư mới; thiếu các bộ thể dục thể thao ngoài trời; điểm vui chơi công cộng chưa đáp ứng nhu cầu; thư viện tuyến huyện hầu hết chưa phát huy được hiệu quả hoạt động, chưa thu hút được bạn đọc...

Thứ tư, đối với thiết chế văn hoá, thể thao cấp xã: Việc công nhận đạt tiêu chí văn hoá thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới trước đây ở các xã hầu hết đạt mức tối thiểu. Nếu tính đến thời điểm giám sát, cơ bản tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa không đạt yêu cầu; tính đến thời điểm giám sát còn 17 xã, phường, thị trấn chưa có nhà văn hoá; 34 xã, phường, thị trấn chưa có sân luyện tập thể thao. Các công trình đã được đầu tư nhưng trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ. Hầu hết Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã chưa phát huy được hiệu quả hoạt động.

Thứ năm, đối với thiết chế văn hoá, thể thao thôn, bản, tổ dân phố: Hệ thống nhà văn hoá trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu. Sau sáp nhập các thôn, bản, tổ dân phố còn 98 nhà văn hóa vị trí sinh hoạt không phù hợp, còn 22 thôn sinh hoạt ghép; 41 thôn, tổ dân phố chưa được đầu tư xây dựng nhà văn hóa, 435 nhà văn hóa xuống cấp không còn sử dụng được. Cơ bản các nhà văn hoá thôn, bản, tổ dân phố hiện nay chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; còn tình trạng nhà văn hóa được nhân dân hiến đất nhưng chưa thực hiện quy trình chuyển đổi thủ tục quyền sử dụng đất theo quy định. Ngoài ra, một số nhà văn hóa được đầu tư xây dựng từ năm 2014 trở về trước diện tích nhỏ hẹp đến nay không bảo đảm tổ chức các hoạt động so với tổng số hộ dân hiện có sau sáp ghép thôn tổ dân phố theo quy định; một số địa phương không còn quỹ đất để mở rộng diện tích nhà văn hóa. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản không được trang cấp hoặc đã được trang cấp từ lâu đã hỏng, không sử dụng được; công năng sử dụng một số nhà văn hóa chưa hiệu quả...

Để công tác đầu tư, xây dựng, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh hiệu quả hơn, Đoàn giám sát đề nghị Sở chuyên ngành và các địa phương tiếp tục chủ động rà soát tổng hợp, đánh giá đúng thực trạng hệ thống các thiết chế văn hóa, thể thao các cấp để phục vụ cho công tác quy hoạch, nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất; tổng hợp đầy đủ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến các cấp, các ngành để đề xuất cấp có thẩm quyền có biện pháp, giải pháp tháo gỡ kịp thời; bố trí nhân lực và nâng cao chất lượng hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao; nghiên cứu xem xét tính cần thiết, tính khả thi để đề xuất các cơ chế chính sách đảm bảo phù hợp thực tế, đúng quy định của pháp luật; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao các cấp về quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao. Ngoài ra, Đoàn giám sát cũng đề nghị các Ban HĐND, các Tổ đại biểu và các đại biểu HĐND tăng cường công tác giám sát thường xuyên đối với việc đầu tư, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao nói riêng, việc thực hiện chính sách pháp luật đối với lĩnh vực văn hóa thể thao nói chung để xem xét đ

Chủ Đề