Những dấu hiệu mang tên địa danh có được bảo hộ làm nhãn hiệu không

Địa danh là tên của một khu vực, địa phương, vùng  địa  lý  cụ  thể (vùng). Đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu có chứa địa danh thường được sử dụng với  tên của sản phẩm được sản xuất tại khu vực, địa phương tương ứng với địa danh đó (vùng  mang  địa danh).

Doanh nghiệp/cá nhân bảo hộ logo, nhãn hiệu thường sẽ cho thêm tên địa danh sử dụng trong logo, nhãn hiệu như một yếu tố mô tả về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm/dịch vụ của mình. Đặc biệt, doanh nghiệp/ cá nhân Việt Nam hay sử dụng tên địa danh nước ngoài trong logo, nhãn hiệu để đăng ký cho sản phẩm, dịch vụ của mình (như: Tokyo deli, EL’VA PARIS……).
Tuy nhiên, theo Khoản 5 Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009) thì việc đăng ký bải hộ logo, nhãn hiệu có sử dụng tên địa danh nước ngoài là “Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ” sẽ không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu.

Do đó, khi doanh nghiệp/cá nhân Việt Nam đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu có sử dụng tên địa danh nước ngoài trong trường hợp nêu trên tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ Cục SHTT bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp/cá nhân là doanh nghiệp/người nước ngoài khi đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu có sử dụng tên địa danh nước ngoài vẫn có thể được bảo hộ nếu thỏa mãn các điều kiện khác theo quy định pháp luật.

Ví dụ 1 số logo, nhãn hiệu trong trường hợp này được bảo hộ tại Việt Nam như sau: PARIS BLUES, TOKYO ROPE MFG. CO., LTD, Hi Seoul, ….

Những dấu hiệu mang tên địa danh có được bảo hộ làm nhãn hiệu không

Những dấu hiệu mang tên địa danh có được bảo hộ làm nhãn hiệu không

(Baohothuonghieu.com) Việt Nam là một quốc gia có nhiều sản vật nổi tiếng gắn với mỗi địa danh. Dựa trên sự nổi tiếng này, rất nhiều chủ đơn đã mong muốn được đăng ký tên địa danh cho sản phẩm dịch vụ mà mình cung cấp.

Tuy nhiên, theo quy chế thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu, địa danh không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu thông thường.

Ví dụ: một cá nhân hay một doanh nghiệp không thể yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu Ngũ Xá cho dịch vụ đúc đồng, Bát Tràng cho các sản phẩm gốm, Thanh Hà cho sản phẩm vải thiều, Hưng Yên cho sản phẩm nhãn lồng…

Địa danh chỉ được bảo hộ khi nó được đăng ký dưới dạng chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu tập thể. Trong trường hợp này, chủ đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể phải là một tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp.

Chủ đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý là Nhà nước thông qua các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký. Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý

Quy trình thẩm định đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể được diễn ra theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Do vậy nếu cá nhân hay một doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền thì cần đặt tên để có thể đăng ký bảo hộ. Xem: Cách đặt tên thương hiệu

Dương Thu Hương Trưởng phòng sở hữu trí tuệ

Baohothuonghieu.com

 » Dịch vụ đăng ký chỉ dẫn địa lý

Nhãn hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp bị coi là không có khả năng phân biệt theo Điều 74.2.đ Luật Sở hữu trí tuệ. Vậy có thể sử dụng các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa trong nhãn hiệu không. Nếu được thì sử dụng trong trường hợp nào. Bài viết sau sẽ làm rõ các lưu ý khi nhãn hiệu chứa dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý.

Thực tế, có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Hiểu đơn giản, đây là hai đối tượng sở hữu công nghiệp khác nhau, có điều kiện bảo hộ và phạm vi bảo hộ khác nhau.

Nhãn hiệu có chứa yếu tố địa lý là dấu hiệu chứa yếu tố có khả năng chỉ ra nguồn gốc địa lý của sản phẩm, dịch vụ. Dấu hiệu đó có trong thành phần của mình tên gọi địa lý hoặc thành phần hình chỉ một nguồn gốc địa lý (như: Quốc huy; biểu tượng vùng/miền; bản đồ vùng/miền…).

Trong đó, tên địa lý là tên của lục địa, quốc gia, vùng, miền, địa điểm, biển, hồ, sông, núi,…, tên hành tinh, vì sao, thiên hà.

Nhãn hiệu có chứa yếu tố địa lý thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu đó.

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Chỉ dẫn địa lý thuộc sở hữu của nhà nước.

  • Dấu hiệu chỉ chứa duy nhất tên địa lý/ phần hình chỉ nguồn gốc địa lý; hoặc
  • Phần tên địa lý/ phần hình chỉ nguồn gốc địa lý nổi bật hơn các thành phần khác (gồm cả trường hợp các thành phần còn lại không có hoặc rất ít tính phân biệt); hoặc
  • Phần tên địa lý/ phần hình chỉ nguồn gốc địa lý đứng riêng rẽ và nổi bật như một thành phần cấu thành độc lập của mẫu nhãn hiệu.
  • Tên địa lý/ phần hình chỉ nguồn gốc địa lý trùng với tên địa lý/ phần hình chỉ nguồn gốc địa lý tương ứng của Việt Nam và các nước khác.
  • Tên địa lý hành chính từ cấp huyện trở lên, có thể cấp thấp hơn như xã, làng, bản… nếu các tên địa lý cấp thấp hơn có danh tiếng cho sản phẩm dịch vụ tương ứng. Ví dụ: Bát trang cho sản phẩm gốm mỹ nghệ và gốm tiêu dùng không được bảo hộ làm nhãn hiệu thông thường.
  • Dấu hiệu chữ trùng với tên địa lý nước ngoài đã được biết đến rộng rãi hoặc được liệt kê trong các tư điển thông dụng liên quan đến tên địa lý (Larousse, Longman,…) hoặc được biết đến rộng rãi qua nguồn thông tin từ Internet.
  • Tên địa lý viết không dấu nhưng có thể được hiểu một cách hiển nhiên cụm từ đó đề cập đến một địa danh cụ thể thì sẽ không được chấp thuận bảo hộ.
  • Một dấu hiệu chứa tên địa lý/ phần hình chỉ nguồn gốc địa lý không gây nhầm lẫn và không mô tả xuất xứ sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ: tên hành tinh (sao Hỏa, Trái Đất, Mặt Trăng,…), vì sao (Bắc Đẩu, Sao Mai,…), thiên hà (Milky Way), lục địa (Bắc Cực, Nam Cực), núi (Hymalaya, Everest,…).
  • Một dấu hiệu chứa tên địa lý đồng thời là một từ thông dụng trong đời sống (Hòa Bình, Thái Bình, Cộng Hòa,…), trừ trường hợp vùng tương ứng tên địa lý có danh tiếng đối với sản phẩm, dịch vụ trùng với sản phẩm, dịch vụ nêu  trong danh mục yêu cầu bảo hộ.
  • Tên địa lý trải rộng trên nhiều địa phương như Hồng Hà, Cửu Long, Mê Kông, Trường Sơn,…
  • Một dấu hiệu chứa tên địa lý/ phần hình chỉ nguồn gốc địa lý đã được sử dụng rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu. Ví dụ: Bia Hà Nội.
  • Trường hợp tên địa lý viết không dấu nhwung có thể được hiểu một cách hiển nhiên cụm từ đó đề cập đến một địa danh cụ thể, nếu tên địa lý đó là thành phần phụ, mang tính mô tả địa điểm thì có thể được chấp thuận để lại trong thành phần mẫu nhãn hiệu nhưng cần loại trừ ra ngoài phạm vi bảo hộ.
  • Tên địa lý viết không dấu nhưng không được hiểu một cách hiển nhiên là cụm từ đó đề cập đến một địa danh cụ thể thì có thể được chấp thuận bảo hộ làm nhãn hiệu thông thường.

Trên đây là một số lưu ý khi nhãn hiệu có chứa yếu tố địa lý. Cần phải nắm được trường hợp nào nhãn hiệu chứa yếu tố địa lý được bảo hộ, trường hợp nào không được bảo hộ để người nộp đơn có thể đăng ký nhãn hiệu thành công.

Điều 74.2.đ Luật SHTT).

Lưu ý đối với đơn đăng ký nhãn hiệu có chứa yếu tố địa lý

  • Dấu hiệu có khả năng chỉ ra nguồn gốc địa lý của sản phẩm, dịch vụ là dấu hiệu có trong thành phần của mình tên gọi địa lý hoặc thành phần hình chỉ một nguồn gốc địa lý (như: Quốc huy; biểu tượng vùng/miền; bản đồ vùng/miền…).
  • Tên địa lý là tên của lục địa, quốc gia, vùng, miền, địa điểm, biển, hồ, sông, núi…, tên hành tinh, vì sao, thiên hà.
  • Chấp thuận bảo hộ làm nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận dấu hiệu liên quan đến nguồn gốc địa lý. Hồ sơ đơn cần có giấy phép của chính quyền địa phương liên quan (UBND các cấp quản lý trọn vẹn lãnh thổ tương ứng) cho phép chủ đơn đăng ký thành phần là tên địa lý, biểu tượng, bản đồ đơn vị hành chính cho sản phẩm, dịch vụ nêu trong danh mục.
  • Không chấp thuận bảo hộ làm nhãn hiệu thông thường: dấu hiệu chỉ chứa duy nhất tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý. Phần tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý nổi bật hơn các thành phần khác (gồm cả trường hợp các thành phần còn lại không có hoặc rất ít tính phân biệt. Phần tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý đứng riêng rẽ và nổi bật như một thành phần cấu thành độc lập của mẫu nhãn hiệu ngay từ giai đoạn thẩm định hình thức.
    • Tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý nêu trên trùng với tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý tương ứng của Việt Nam và các nước khác. Tên địa lý hành chính được đề cập ở đây thông thường là từ cấp huyện trở lên, có thể là cấp thấp hơn như xã, làng, bản… Nếu các tên địa lý cấp thấp hơn có danh tiếng cho sản phẩm, dịch vụ tương ứng (Bàu Đá là tên một chợ của tỉnh Bình Định cũng sẽ không được bảo hộ làm nhãn hiệu thông thường cho sản phẩm rượu. Bát Tràng là tên một xã ngoại thành Hà Nội không được bảo hộ làm nhãn hiệu thông thường cho sản phẩm gốm mỹ nghệ và gốm tiêu dùng…).
    • Dấu hiệu chữ trùng với tên địa lý nước ngoài đã được biết đến rộng rãi hoặc được liệt kê trong các từ điển thông dụng liên quan đến tên địa lý (Larousse, Longman…) hoặc được biết đến rộng rãi qua nguồn thông tin từ INTERNET.

Các dấu hiệu chỉ dẫn địa lý được chấp nhận bảo hộ đăng ký nhãn hiệu thông thường

Dấu hiệu có thông tin chỉ dẫn địa lý có thể chấp thuận bảo hộ làm nhãn hiệu thông thường:

  • Một dấu hiệu chứa tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý không gây nhầm lẫn đồng thời không mô tả xuất xứ sản phẩm, dịch vụ như tên hành tinh (sao Hỏa, sao Kim, Trái Đất, Mặt Trời…), vì sao (Sirius, Bắc Đẩu, sao Mai…), thiên hà (Milky Way…), lục địa (Bắc Cực, Nam Cực), núi (Hymalaya, Everest…).
  • Một dấu hiệu chứa tên địa lý đồng thời là một từ thông dụng trong đời sống (Hòa Bình, Thái Bình, Cộng Hòa…). Trừ trường hợp vùng tương ứng tên địa lý có danh tiếng đối với sản phẩm, dịch vụ trùng với sản phẩm, dịch vụ nêu trong danh mục yêu cầu bảo hộ.
  • Tên địa lý trải rộng trên nhiều địa phương như Hồng Hà, Cửu Long, Mê Kông, Trường Sơn…
  • Một dấu hiệu chứa tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý đã được sử dụng rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu.

Dấu hiệu chứa tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý đi kèm các thành phần có khả năng phân biệt khác

  • Dấu hiệu chỉ dẫn địa lý ó thể được chấp thuận bảo hộ đăng ký nhãn hiệu thông thường (hiển nhiên dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý phải phù hợp với nguồn gốc thực của sản phẩm, dịch vụ):

VIFOOD HANOI

UNILEVER VIETNAM

CAFE CHIềU Tà DAKLAK

DUNHILL

Paris-London-New York

  • Tên địa lý viết không dấu nhưng không được hiểu một cách hiển nhiên là cụm từ đó đề cập đến một địa danh cụ thể thì có thể được chấp thuận bảo hộ làm nhãn hiệu thông thường:

SONG HONG

(Có thể là Sóng Hồng và không hiển nhiên là Sông Hồng)

Dấu hiệu chỉ dẫn địa lý không chấp thuận bảo hộ làm nhãn hiệu thông thường:

VIFOOD

HANOI

  • Tên địa lý viết không dấu nhưng có thể được hiểu một cách hiển nhiên cụm từ đó đề cập đến một địa danh cụ thể thì sẽ không được chấp thuận bảo hộ:

HANOI                 HA NOI

BAN ME THUOT

  • Trường hợp tên địa lý viết không dấu nhưng có thể được hiểu một cách hiển nhiên cụm từ đó đề cập đến một địa danh cụ thể. Nếu tên địa lý đó là thành phần phụ, mang tính mô tả địa điểm thì có thể được chấp thuận để lại trong thành phần mẫu nhãn hiệu nhưng cần loại trừ ra ngoài phạm vi bảo hộ:

MELIA

HANOI

Bưởi PHúC TRạCH – HA TINH

TIA SáNG   HAI PHONG

Bài viết liên quan