Những em biết không có biết bao người con gái, con trai trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Chủ nhật, 09/08/2020 - 11:44 AM

Đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT quốc gia 2020.

Đoạn trích “Đất Nước” nằm trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm. Đoạn trích từ một trường ca, có thể tồn tại như một bài thơ độc lập hay không, là điều mà lâu nay các nhà biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn chưa có sự cân nhắc cần thiết.

Đoạn trích “Đất Nước” có gánh vác được tư tưởng như một tác phẩm độc lập hay không, lại là vấn đề khác. Vì vậy, đề nghị thí sinh “phân tích tư tưởng” của một đoạn trích cũng đáng được xem như sự lạc quan mạo hiểm từ phía những người ra đề.

Nguyên văn đoạn trích:

“Em ơi, em

Hãy nhìn rất xa

Vào bốn nghìn năm của Đất Nước

Năm tháng nào cũng người người, lớp lớp

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

Cần cù làm lụng

Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cái cùng con

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

Nhiều người đã trở thành anh hùng

Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Ðất Nước

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cái

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”

Để làm theo yêu cầu của đề thi Văn, thì hoàn toàn không khó với thí sinh. Bởi lẽ, đoạn trích trên từ “Đất Nước” chứa khá nhiều dữ liệu về những con người làm nên diện mạo đất nước, từ người nổi danh đến người vô danh. Tuy nhiên, để đạt điểm tuyệt đối [5 điểm] thì e rằng không đơn giản, nếu thí sinh chỉ bám chặt lấy đoạn trích, mà không biết mở rộng thêm về tác phẩm “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm.

Thứ nhất: Xét về văn bản, so sánh hai bài “Đất Nước” trong sách giáo khoa, thì bài “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm chỉ là đoạn trích nên không thể mạch lạc và sắc nét như bài “Đất Nước” của Nguyễn Đình Thi.

Thứ hai: Đoạn trích "Đất Nước " được đưa vào đề thi, không phải đoạn thơ hay trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm. Vì sao? Vì đó chỉ là đoạn chính luận mang phong cách trữ tình, nên phẩm chất mỹ cảm thi ca rất ít.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm năm nay 77 tuổi.

Vì vậy, để làm sáng tỏ giá trị tư tưởng “đất nước của nhân dân”, thì không thể trông cậy hết vào những câu diễn giải được trích trong đề thi Văn, mà phải dẫn dắt thêm những đoạn thơ thuyết phục hơn của Nguyễn Khoa Điềm trong “Mặt đường khát vọng”, ví dụ: “Những địa danh trôi từ thuở xa xôi/ Trôi bằng máu và trôi bằng nước mắt/ Đã đọng lại thành tên ngươi, tên đất/ Bao năm rồi suốt mặt phá, triền sông/ Nhưng không có con người nào đã trôi hết sâu nông”. Dựa vào luận cứ như trên mới thấy rõ “đất nước của nhân dân”.

Đặc biệt, khi phân tích một đoạn trích "Đất Nước" ít thuyết phục như trong đề thi Văn, nên bổ sung những đoạn thơ hay hơn của Nguyễn Khoa Điềm trong “Mặt đường khát vọng” như “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa/ Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa/ Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa/ Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào” hoặc “Ôi những dòng sông bắt nước từ lâu/ Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát/ Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác/ Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”.

Giải chi tiết:

v  Yêu cầu về hình thức:

- Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 20 câu.

- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.

v  Yêu cầu về nội dung:

*Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu thời chống Mĩ. Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm lắng đọng, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân.

- Đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng” là một trong những đoạn thơ hay về đề tài Đất nước, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước.

- Đoạn thơ đã hiện đậm nét chất trũ tình chính luận của phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm.

*Phân tích:

- Đoạn thơ là sự chứng minh tư tưởng đất nước của nhân dân trên phương diện thời gian lịch sử.

- Nhìn sâu vào chiều dài lịch sử “Hãy nhìn rất xa – Vào bốn nghìn năm Đất Nước”, nhà thơ càng thấm thía công lao xây dựng, vun đắp, bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là của lớp người trẻ tuổi. Đó là những con người bình dị, năm tháng nào cũng có, cũng giống như anh và em của hôm nay.

- Trong thời bình, họ hiền lành và chăm chỉ trong công việc lao động để xây dựng đất nước, đưa đất nước đi lên sánh ngang với bè bạn quốc tế:

Năm tháng nào cũng người người, lớp lớp

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

Cần cù làm lụng

- Còn trong thời loạn, “khi có giặc” ngoại xâm:

Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cái cùng con

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

-> Với những đóng góp & sự kiên cường bất khuất vô song, họ đã trở thành anh hùng:

Nhiều người đã trở thành anh hùng

Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Ðất Nước

- Chỉ có số ít trong họ được Tổ quốc ghi công, tên tuổi được vinh danh muôn thuở, trở thành những anh hùng hữu danh. Còn phần lớn đều là những anh hùng vô danh. Ở đây, NKĐ không chú trọng phác họa một chân dung điển hình cụ thể nào, dù người đó là anh hùng hay vĩ nhân, mà muốn tôn vinh một đám đông vô danh: sống giản dị và bình tâm, cống hiến âm thầm và lặng lẽ. Họ không có gương mặt và tên tuổi, nhưng chính họ đã làm nên chân lí, làm ra Đất Nước.

- Không chỉ lao động xây dựng đất nước, đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, mà những thế hệ người Việt trong suốt bốn nghìn năm còn gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ mai sau mọi giá trị văn hoá vật chất và tinh thần:

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

- Bằng những công việc mưu sinh hằng ngày, họ đã truyền lại cho con cháu cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước nhiều đời của dân tộc. Đi liền với truyền và giữ hạt lúa để cho dân tộc sinh tồn là sự truyền giữ ngọn lửa đời này qua đời khác. Từ trong những đêm mờ xa xôi của lịch sử cha ông ta vẫn biết cách bê rơm con cúi để truyền lửa qua đời này đời khác, đó là một sự sáng tạo không chỉ để duy trì bếp lửa của mỗi nhà, mà còn để làm vũ khí lợi hại trong việc chống giặc ngoại xâm và nội thù. Nhìn qua thì đó là một cách chuyền lửa thủ công đơn giản nhưng để truyền lửa qua thời gian đằng đẵng là một sự kiện sáng tạo của nhân dân ta.

*Đánh giá.

Duới đây là các thông tin và kiến thức về chủ đề nhưng em biết không có biết bao người con gái con trai hay nhất do chính tay đội ngũ chúng tôi biên soạn và tổng hợp:

Chủ Đề