Những ngành nghề được hỗ trợ dịch covid

1. Bà Trần Thị Hoài Thu, ngụ tại xã Mỹ Long huyện Cao Lãnh, có hỏi: Theo đợt hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 gồm những đối tượng nào? Những người làm công việc gì thì mới được trợ cấp?

Trả lời:

Gói hỗ trợ này hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và làm những công việc, cụ thể như sau:

1. Từ nguồn của địa phương hỗ trợ cho người lao động không có giao kết hợp đồng lao động [lao động tự do], làm việc những công việc sau là những công việc chính để tạo ra thu nhập, nuôi sống bản thân hoặc gia đình:

a] Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; người bán vé số dạo.

b] Thu gom rác, phế liệu;

c] Bốc vác, vận chuyển hàng hoá [tại các chợ, bến tàu, bến xe, bến cảng, nhà kho].

d] Lái xe mô tô 02 bánh chở khách.

đ] Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú [phục vụ bàn ăn uống, đầu bếp, phục vụ bếp, lễ tân, tạp vụ]; chăm sóc sức khỏe [massage, xoa bóp y học, châm cứu].

2. Từ nguồn của Trung ương và địa phương hỗ trợ cho người lao động, gồm:

          a] Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp [sau đây gọi là doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục] phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.

b] Làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.

c] Trẻ em [người dưới 16 tuổi theo quy định của Luật Trẻ em] và người điều trị do nhiễm COVID-19 [F0] hoặc cách ly y tế để phòng, chống COVID-19 [F1] theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

d] Viên chức hoạt động nghệ thuật: Là đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV. Làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật [không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang] phải tạm dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19

đ] Hướng dẫn viên du lịch: Có thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định của Luật Du lịch. Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa

e] Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và Phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.

2. Bà Nguyễn Thị Thùy Trang ngụ tại xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, có hỏi: Nhà tôi tạm ngừng hoạt động từ ngày 11/7/2021 đến ngày 1/8/2021 theo Chỉ thị 16 của tỉnh Đồng Tháp. Ngày 26/7/2021 tôi làm đơn xin hỗ tr hkinh doanh nộp cho p nhưng được thích: Hiện Ấp chỉ giải quyết cho những người buôn bán không cố định chưa nhận thông báo gì về gói hỗ trợ người buôn bán cố định, khi nào có sẽ thông báo. Tôi xin hỏi, Ấp trả lời như trên có đúng không?

Trả lời:

Hộ kinh doanh gửi đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 11 đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm kinh doanh để được xem xét đề nghị cấp có thẩm quyền hỗ trợ.

3. Ông Nguyễn Duy Khánh ngụ tại xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh, có hỏi: Thợ hồ có phải là lao động tự do không? Có được huởng tiền hỗ trợ do dịch COVID-19 không? Nếu được thì thủ tục thế nào?

Trả lời:

Lao động tự do có nơi cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp được hỗ trợ là những lao động làm việc theo nhóm ngành, nghề quy định tại khoản 1, Điều 1, Quyết định 964/QĐ-UBND-HC ngày 16/9/2021 của UBND Tỉnh Đồng Tháp.

Hiện nay, đối với thợ hồ thì chưa được hỗ trợ theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ

Câu hỏi: Trường hợp NLĐ tự do mất việc làm từ 02 lần trở lên thì số lần được hỗ trợ như thế nào? Người lao động tự do chỉ được hỗ trợ 01 lần duy nhất là 1.500.000 đồng hay được hỗ trợ nhiều lần, mỗi lần 1.500.000 đồng

Trả lời: Theo quy định tại điểm c khoản 2 phần I Nghị quyết 68/NQ-CP: Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ. Do đó, người lao động bị mất việc làm trong khoảng thời gian từ ngày 01/5/2021 đến ngày 31/12/2021, không tính số lần mất việc làm thì mỗi người lao động tự do chỉ được hỗ trợ 01 lần là 1.500.000 đồng.

Câu hỏi: Lái xe gia đình nhận chở khách, chở hàng tự do, taxi gia đình, xe du lịch gia đình, xe taxi truyền thống không ký HĐLĐ có thuộc diện xét hỗ trợ không?

Trả lời:

Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc liên quan đến kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Tại khoản 2, Điều 3, Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 quy định “Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải [trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải] để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi”.

Mục số 71 phụ lục số IV danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020 quy định kinh doanh vận tải đường bộ” là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Như vậy, người lao động lái xe gia đình nhận chở khách, chở hàng tự do, taxi gia đình, xe du lịch gia đình, xe taxi truyền thống thuộc đối tượng phải đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật. Do đó, người lao động này không thuộc diện hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND Thành phố.

Nếu những người lao động này có đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký thuế, phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến ngày 31/12/2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 thì thuộc đối tượng hỗ trợ đối với hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 35 Quyết định 23/QĐ-TTg.

Câu hỏi: Người lao động giúp việc, trông trẻ cho các gia đình có thuộc đối tượng xem xét hỗ trợ đối với lao động tự do? Giúp việc theo giờ có được coi là lao động tự do để xem xét hỗ trợ?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 161, Khoản 1 Điều 162 Bộ Luật lao động  2019 quy định Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình. Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại; Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình,

Căn cứ quy định nêu trên, đề nghị Hội đồng xét duyệt cấp xã xét duyệt đối với từng trường hợp cụ thể:

- Nếu có đầy đủ các điều kiện như quy định trên thì người lao động giúp việc, người trông trẻ phải có giao kết hợp đồng lao động do đó không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND Thành phố.

- Nếu người lao động thực hiện công việc giúp việc theo giờ là công việc không thường xuyên trong một gia đình thì được coi là tự làm và thực hiện hỗ trợ nếu đáp ứng đúng các quy định tại Điều 5 Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND Thành phố.

Câu hỏi: Gia sư có được hỗ trợ như lao động tự do không?

Trả lời:

- Gia sư hoạt động độc lập kèm cặp dạy thêm cho học sinh tại các hộ gia đình là đối tượng không phát sinh quan hệ lao động thuộc diện hỗ trợ nếu đáp ứng đúng các quy định tại Điều 5 Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND Thành phố.

- Gia sư làm việc tại các Trung tâm [thông qua Trung tâm để đi dạy thêm] phát sinh quan hệ lao động do đó đối tượng này không thuộc diện hỗ trợ theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 3642/QĐ-UBND của UBND Thành phố.

Câu hỏi: Người lao động tự do bán các mặt hàng thiết yếu tại chợ dân sinh [mặt hàng được phép bản theo Chỉ thị 17/CT-UBND]. Tuy nhiên, do các chợ dân sinh không thuộc nơi cư trú của người lao động nên khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 17/CT-UBND và các Công điện của UBND thành phố người lao động không được phép ra khỏi nơi cư trú thì có được xem xét hỗ trợ với nhóm người lao động tự do?

Trả lời:

Người lao động tự do bán các mặt hàng thiết yếu tại chợ dân sinh, theo quy định các mặt hàng này được phép hoạt động theo Chỉ thị 17/CT-UBND. Tuy nhiên, khi thực hiện giẫn cách theo Chỉ thị 17/CT-UBND và các Công điện của UBND Thành phố thì người lao động không được phép ra khỏi nơi cư trú “ai ở đâu ở đó”, như vậy những người lao động tự do này bị mất việc làm; nếu đáp ứng đúng các điều kiện theo quy định tại Điều 5 Quyết định 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND Thành phố thì được xem xét hỗ trợ.

Câu hỏi: Lao động là thợ may tự làm hoặc nhận hàng về may gia công và may gia công tại cơ sở sản xuất không bị dừng sản xuất theo quy định nhưng do giãn cách nên cơ sở sản xuất không nhận được hàng, người lao động không có việc làm thì có được hỗ trợ không?

Trả lời:

Đề nghị Hội đồng xét duyệt cấp xã xét duyệt đối với từng trường hợp cụ thể:

- Lao động là thợ may tự làm tại nhà và nhận hàng về may gia công tại nhà là đối tượng lao động tự làm, không phát sinh quan hệ lao động thuộc diện được hỗ trợ nếu đáp ứng đúng quy định tại Điều 5 Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND Thành phố.

- Đối với trường hợp may gia công tại cơ sở sản xuất thuộc diện đăng ký kinh doanh thì không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo qui định tại Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND Thành phố.

Câu hỏi: Lao động làm việc tại các làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh, lao động là chủ và nhân viên trong lĩnh vực cho thuê dịch vụ cưới hỏi như Thuê phông bạt, âm thanh ánh sáng, MC đám cưới, do giãn cách và dịch bệnh nên bị mất việc làm, thì đối tượng này có hỗ trợ không?

Trả lời: Đề nghị Hội đồng xét duyệt cấp xã xét duyệt đối với từng trường hợp cụ thể:

- Đối với người lao động làm việc tại các hộ gia đình trong các làng nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh thì thuộc đối tượng hỗ trợ nếu đáp ứng đúng các điều kiện theo quy định tại Điều 5 Quyết định 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND Thành phố.

- Đối với người lao động làm việc tại các hộ gia đình trong các làng nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh thì không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND Thành phố.

- Đối với người lao động tự làm hoặc làm trong các hộ kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh [theo hướng dẫn tại mục I Công văn 4899/SLĐTBXH-VLATLĐ ngày 26/8/2021] nếu đáp ứng đúng các điều kiện theo quy định tại Điều 5 Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND Thành phố thì được xem xét hỗ trợ.

- Đối với người lao động là chủ, nhân viên làm trong các hộ kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh thì không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND Thành phố

Câu hỏi: Thợ xây tự làm hoặc hoạt động theo nhóm nhận xây dựng công trình riêng lẻ tư nhân, thợ cơ khí, điện nước, nhôm kính, lăn sơn, quét vôi, thợ mộc, làm nón... tự làm hoặc đi làm lưu động nhiều nơi.. có được hỗ trợ là lao động tự do không? Thợ xây làm theo nhóm thợ có người cai thầu có được hỗ trợ lao động tự do không?

Trả lời: Đề nghị Hội đồng xét duyệt cấp xã xét duyệt đối với từng trường hợp cụ thể:

- Đối với người lao động là thợ xây, thợ cơ khí, điện nước, nhôm kính, lăn sơn, quét vôi, thợ mộc... làm việc cá nhân riêng lẻ hoặc làm việc theo nhóm tại công trình xây dựng riêng lẻ tự nhận không có quan hệ chủ - thợ, không phát sinh quan hệ lao động được coi là đối tượng tự làm thuộc đối tượng được hỗ trợ nếu đáp ứng đúng các điều kiện theo quy định tại Điều 5 Quyết định 3642/QĐUBND của UBND Thành phố.

- Đối với người lao động là thợ xây làm việc theo nhóm thợ [có người cai thầu, chấm công, trả lương hàng tháng cho người lao động] là phát sinh quan hệ lao động do đó đối tượng này không thuộc diện hỗ trợ theo quy định tại Điều 5 Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND Thành phố.

Câu hỏi:

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, trên địa bàn huyện Thanh Trì có nhiều chợ yêu cầu tạm dừng hoặc dừng hoạt động của chính quyền địa phương do liên quan đến ca F0, F1.

Vây các tiểu thương [buôn bán nhỏ lẻ, không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu như bán rau, bán thịt, tôm, cua cá, hoa quả,...] tại các chợ đó có được hỗ trợ theo nhóm lao động tự do được không?

Người lao động buôn bán các mặt hàng không thiết yếu tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, chợ cóc, chợ tạm do trong thời gian giãn cách theo Chỉ thị 17/CT-UBND của UBND thành phố phải ở nhà thì có thuộc diện hỗ trợ đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm không?

Trả lời: Các tiểu thương [buôn bán nhỏ lẻ, không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu như bán rau, bán thịt, tôm, cua cả, hoa quả,...] tại các chợ bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của chính quyền địa phương hoặc người lao động buôn bán các mặt hàng không thiết yếu tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, chợ cóc, chợ tạm khi thực hiện giẫn cách theo Chỉ thị 17/CT-UBND và các Công điện của UBND Thành phố thì người lao động không được phép ra khỏi nơi cư trú, như vậy những người lao động tự do này bị mất việc làm; nếu đáp ứng đúng các điều kiện theo quy định tại Điều 5 Quyết định 3642/QĐUBND ngày 21/7/2021 của UBND Thành phố thì được xem xét hỗ trợ.

Trung Tài

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Video liên quan

Chủ Đề