Những phẩm chất mà một người học tư duy phản biện hướng tôi

Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng cần thiết mà người trẻ Việt Nam cần trang bị cho mình để có thể bứt phá trong sự nghiệp và cuộc sống. Rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện ngay từ khi còn nhỏ không những giúp các em suy nghĩ một cách có hệ thống, biết phân tích, lập luận mà còn có cái nhìn khách quan trước mọi vấn đề xung quanh.
Tư duy phản biện [Critical thinking] còn được gọi là tư duy phân tích. Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.
Tư duy phản biện giúp người học kết nối những quan điểm mới hay những quan điểm cũ đã biến cải vào cách tư duy và hành động,từ đó tìm ra luận điểm, cách nhìn nhận đúng đắn nhất cho vấn đề.
Trong các kỹ năng mềm quyết định sự thành công trong công việc thì tư duy phản biện hiện nay đã vươn lên xếp thứ 4 trong các danh mục kỹ năng mới. Điều này chứng tỏ, trong tương lai gần, đây sẽ là một trong những kỹ năng thiết yếu giúp người học khẳng định được giá trị bản thânnổi bật hơn so với những cá nhân khác.
Tư duy phản biện mang lại lợi ích thiết thực cho cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là các em học sinh ở tuổi thiếu niên đang trên bước đường định hướng phát triển bản thân. Các khóa học tư duy phản biện đúng đắn sẽ mang lại cho người học:

 

  • Hiểu sự liên kết về mặt logic giữa các quan điểm
  • Nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận
  • Tìm ra những điểm không nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận
  • Giải quyết các vấn đề một cách có hệ thống
  • Nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng
  • Phân tích cách lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác.
Ngoài ra, khóa học giúp các em từ bỏ thói quen tiếp nhận thông tin thụ động, khắc phục “bệnh lười suy nghĩ”, kích thích trí tò mò, ham hiểu biết; thu thập và phân tích thông tin, hình thành quan điểm chính kiến của riêng mình. Đồng thời khóa học cũng mang đến cho các em cơ hội tiếp cận các phương pháp học tập tích cực nhằm đạt được hiệu quả cao trong học tập và các hoạt động khác.
Chỉ sau một khóa học, các học viên có thể:
 
  • Hình thành thói quen tư duy logic, phát triển tư duy đa chiều và kỹ năng phản biện
  • Biết cách bác bỏ các kiểu ngụy biện khi tranh luận, bảo vệ quan điểm của mình
  • Hình thành cách suy nghĩ tích cực và sáng tạo, đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề
  • Làm quen và kết hợp với các phương pháp học tập tích cực khác như ghi nhớ, tổng hợp, phân tích thông tin...
  • Hình thành kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề hợp lý theo quy luật logic
  • Nâng cao sự tự tin, kỹ năng thuyết trình trước đám đông
  • Rèn luyện khả năng giao tiếp, chất vấn mang tính xây dựng
  • Hình thành kỹ năng kiểm soát cảm xúc, tôn trọng sự khác biệt của người khác
  • Tạo nguồn động lực cho người khác cũng hình thành thói quen tư duy phản biện
  • Nâng cao khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực hành: phân tích và trình bày luận điểm một cách hiệu quả theo cấu trúc logic đối với các vấn đề học thuật hoặc xã hội.
  • Chương trình học giúp các em nắm được giá trị cốt lõi và các khái niệm về tư duy, suy nghĩ, lập luận và phản bác mang tính xây dựng, có logic
  • Thực hành kỹ năng tiếp nhận, phân tích, diễn giải, suy luận logic.
  • Kết hợp giữa việc học tại trường và hướng dẫn các em tự rèn luyện tư duy phản biện tại nhà, phụ huynh có thể theo dõi quá trình học của học viên
  • Trải nghiệm tranh luận chủ đề, đặt câu hỏi, tương tác với giáo viên thông qua các hoạt động trong giờ học
  • Kết hợp xây dựng các dự án cá nhân, hoạt động nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên
 
BUỔI CHỦ ĐỀ NỘI DUNG
1 Nguyên lý hoạt động của não bộ
  • Nguyên lý hoạt động vô thức và có chủ thức của não bộ khi đối diện với một vấn đề bất kỳ.
  • Tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề trong môi trường học đường.
2 Phân loại vấn đề
& Quy trình giải quyết vấn đề
  • Ứng dụng IDEAL Framework để xây dựng trình tự giải quyết vấn đề.
3 Các kỹ thuật trong phân tích vấn đề
  • Lý thuyết về giải quyết vấn đề.
  • Thực hành các phương pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học theo quy mô nhóm.
4 Phương pháp tiếp cận
  • Phân tích vấn đề cơ bản cùng phương pháp 5Ws
  • Ứng dụng phương thức Problem Tree để phân tích chuyên sâu.
5 Xây dựng giải pháp theo phương thức sáng tạo
  • Tìm hiểu các tổ hợp thông tin, khả năng suy luận và tìm kiếm giải pháp
  • Hoạt động nhóm thực hành phương pháp Graham Wallas
6 Đánh giá và so sánh các giải pháp
  • Đánh giá, so sánh các giải pháp dựa trên các thước đo: cơ hội, rủi ro, lợi thế, rào cản,…
  • Thực hành case study.
7 Chia sẻ chủ điểm
  • Hoạt động nhóm và xây dựng đề án cuối kỳ
  • Huấn luyện trực tiếp cho cách thức giải quyết vấn đề
8 Dự án tổng kết
 
  • Trong quá trình học, giáo viên hướng dẫn sẽ ghi chú lại các hoạt động của học viên và đưa ra lời khuyên và sự hướng đẫn dúng đắn đến các em
  • Sau mỗi một khóa học, giáo viên sẽ có các bài kiểm tra nhằm đánh giá sự thay đổi tích cực của học viên trong quá trình học về các phương diện như thái độ, hành vi, suy nghĩ, khả năng giải quyết vấn đề

Nếu bạn còn thắc mắc về khóa học rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện tại Edutopia, hãy liên hệ với các tư vấn viên của chúng tôi để được giải đáp!
  Đăng ký ngay

Không phải tự nhiên mà tư duy phản biện luôn mặc định nằm trong danh sách những kỹ năng cần thiết đối với những bạn trẻ hiện đại. Người sở hữu khả năng tư duy phản biện sẽ có rất nhiều lợi thế trong cuộc sống, và là một phẩm chất không thể thiếu đối với một nhà lãnh đạo trong tương lai.

Hiện nay đã có rất nhiều những nghiên cứu khác nhau về chủ đề này nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra một định nghĩa chung và thống nhất nào về tư duy phản biện.

Tư duy phản biện chính xác là gì? Vì sao nó lại quan trọng tới như vậy? Hãy cùng VietPhil tìm hiểu nhé.

Phần lớn các định nghĩa giải thích về tư duy phản biện đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự rõ ràng và khả năng lập luận.

Tư duy phản biện [Critical Thinking] đề cập đến khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về niềm tin mà bạn tin hay những gì mà bạn đang làm. Nó bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập [independent thinking] và suy nghĩ phản chiếu [reflective thinking].

Người có tư duy phản biện thường có thể:

  • Hiểu được sự gắn kết logic giữa các quan điểm.
  • Hiểu, phát triển và đánh giá được các lập luận.
  • Tôn trọng các lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác.
  • Tìm ra những sự không nhất quán và bất đồng quan điểm với ý kiến chủ quan trong cách lập luận.
  • Trình bày, giải quyết các vấn đề một cách hệ thống.
  • Nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng.

Tư duy phản biện rất quan trọng cho tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Quá trình phát triển kỹ năng này liên quan đến việc thu thập, phần tích và diễn giải thông tin một cách thận trọng, trước khi cùng nó đi đến một kết luận có thể biện minh được rõ ràng.

Nó là kỹ năng mà mọi Opal Leader – nhà lãnh đạo đa chiều trong tương lai đều phải có.

Lý do bởi nó tạo điều kiện cho người ta phân tích, đánh giá, xây dựng lại những suy nghĩ của mình; giảm rủi ro trong cách vận dụng hành động, suy nghĩ với một sự cứng nhắc không nên có. Đối với học sinh sinh viên, để học và lĩnh hội được nội dung kiến thức, sự gắn kết trí tuệ là điều cốt yếu.

LỢI ÍCH CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN VỚI TRẺ

Giúp con xác định những suy nghĩ mang tính chủ quan

Tư duy phản biện giúp trẻ chỉ ra cả những suy nghĩ thiên vị trong lập luận của người đối diện, cả những thiên vị ở trong chính bản thân trẻ.

Nếu trẻ hiểu và giải quyết được những sự​​ chủ quan này một cách công bằng, sau đó điều chỉnh lại tương ứng suy nghĩ của mình, con sẽ nhận ra được đối tượng đó trên phương diện mà nó thiên lệch, từ đó hiểu được những​ thiên vị ​​của chính mình qua phản ứng đối với nó.

Tư duy phản biện giúp trẻ định hướng vấn đề

Tư duy phản biện tập trung vào phân tích và nắm bắt đối tượng của mình. Nó – về cơ bản – loại bỏ các phản ứng cảm xúc, trừ khi chúng trở thành một phần của cách tiếp cận hoặc giải pháp.

Tư duy phản biện con nhìn thấy bức tranh toàn cảnh

Tư duy phản biện không bao giờ xem xét thứ gì một cách biệt lập mà đặt trong hệ quy chiếu nhất định. Tư duy phản biện cho phép con có được cái nhìn rộng, không bị bó buộc vào tiểu tiết, từ đó hiểu vấn đề và bản chất của đối tượng hơn nữa.

KHI CÓ TƯ DUY PHẢN BIỆN, TRẺ SẼ SỞ HỮU NHỮNG PHẨM CHẤT NÀO KÈM THEO?

Phân tích vấn đề và thấu hiểu tới cùng

Đứa trẻ có tư duy phản biện luôn cố gắng để hiểu mọi vấn đề, hứng thú với việc tìm kiếm sự thật ở tận cùng. Ngược lại, trẻ không có được phẩm chất này lại lười nhác trong việc tìm hiểu nguyên nhân hay các yếu tố xoay quanh vấn đề đó. Nếu như vấn đề đó không liên quan gì đến đứa trẻ đó, nó lại càng không có lý do để quan tâm.

Mở rộng tư duy – Tiếp thu ý kiến

Một vấn đề không thể chỉ có một mặt. Một người bình thường khó có thể tự kết luận nguyên nhân, hay giải quyết vấn đề đó một cách chính xác mà không nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Tất nhiên, để có thể phản biện tốt thì không nên bỏ sót manh mối nào. Trẻ sẽ phải thực sự quan tâm, lắng nghe vấn đề đó một cách chăm chú.

Sự sáng tạo

Sáng tạo ở một người có tư suy phản biện là cách suy nghĩ “bên ngoài chiếc hộp” và họ thường chịu khó theo đuổi hướng đi ít người chú ý.

Tư duy logic

Tư duy logic là một phẩm chất khác trẻ có được khi thành thạo tư duy phản biện. Con có thể sắp xếp các dữ liệu theo luận điểm, lập luận chỉnh chu và logic, trước khi trình bày quan điểm của mình cho người khác nghe và thuyết phục được họ.

Tự tin trong lập luận, không ngại sai

Dù đã có rất nhiều cải cách, các chương trình giáo dục của Việt Nam vẫn chưa thể giúp đa phần trẻ em có được sự tự tin trong việc nêu quan điểm của bản thân. Nhiều trẻ thường ngại không phát biểu ý kiến của mình vì sợ sai. Trẻ sẽ không bao giờ có được tư duy phản biện nếu như không thay đổi suy nghĩ.

Chín chắn trong phán xét

Vội vàng đưa ra kết luận cho một vấn đề là nguyên nhân của những cuộc cãi vã không hồi kết. Thử nhìn sự việc theo góc cạnh mới và đừng quên chú ý đến thái độ và kinh nghiệm của người khác. “Đáp án của con có thể sai hoặc ngược lại, đừng cố chấp theo đuổi quan điểm của mình nếu nó không đúng” – hãy nhắc nhở trẻ điều đó mỗi ngày. Đó là cách làm của người có tư duy phản biện.

Đoc thêm: Để con trở thành nhà lãnh đạo tài ba trong tương lai: Hãy dạy trẻ lãnh đạo chính mình trước!

5 PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO TRẺ ĐẠT HIỆU QUẢ

Tư duy là một công việc yêu cầu nhiều kỹ năng. Không phải ai sinh ra cũng có kỹ năng tư duy giống nhau và toàn diện như nhau. Việc luyện tập tư duy là điều cần thiết. Có nhiều cách rèn luyện tư duy phản biện. Dưới đây là 5 phương pháp rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả ba mẹ có thể tham khảo:

Tích cực trau dồi và làm giàu kiến thức cho bản thân

Để có thể tranh luận, con bạn cần phải phân định một luồng thông tin là đúng hay sai. Khi đó con phải cần có một nền tảng kiến thức với mức tổng quát vừa đủ.

Những kiến thức chung này sẽ trở thành nền tảng để trẻ dựa vào và đưa ra các lập luận chính xác làm người khác bị thuyết phục. Một người thiếu nền tảng kiến thức tổng quát, cho dù muốn tư duy phản biện cũng sẽ gặp khó khăn vì sẽ không biết phải dựa vào đâu để trình bày quan điểm.

Hướng dẫn trẻ áp dụng phương pháp 5W1H để xây dựng câu hỏi

Trước mọi vấn đề trong cuộc sống, não bộ con người luôn tò mò, sự tò mò thể hiện bằng việc đưa ra hàng loạt các câu hỏi. Song, đa số mọi người chỉ xoay quanh các câu hỏi “Tại sao?” mà quên đi những câu hỏi căn bản khác.

Thưc ra, phương pháp 5W1H được áp dụng rộng rãi trong nhiều khía cạnh của đời sống khi có bất cứ tình huống nào đó phát sinh. 5W1H là một công cụ giúp hỗ trợ phân tích một vấn đề ra theo nhiều hướng nhằm mục đích làm rõ ràng 1 vấn đề, trình bày 1 ý tưởng, hay tóm tắt 1 sự kiện.

Một đứa trẻ có thói quen luôn đặt câu hỏi với những luồng thông tin được tiếp xúc sẽ dần phát triển được kỹ năng tư duy phản biện. Ba mẹ cần chịu khó giúp con tập thói quen đặt câu hỏi này. Một thời gian, trẻ sẽ dần trở nên nhạy bén hơn trong việc phân biệt đâu là nguồn thông tin đáng tin cậy, và đâu là nguồn thông tin cần phải chất vấn và nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.

Đánh giá mọi việc khách quan

Muốn có tư duy phản biện tốt, các bạn phải có cái nhìn khách quan bất cứ một vấn đề nào đó. Nghĩa là, các bạn không được suy nghĩ hay giải quyết các vấn đề theo cảm tính hay đặt cái tôi quá nhiều để nhìn nhận một vấn đề. Theo đó, các bạn hãy bỏ cái nhìn chủ quan, thay vào đó là suy nghĩ khách quan trong mọi việc. Khi đánh giá mọi việc khách quan, các bạn sẽ có những lập luận sắc bén, đánh giá vấn đề một cách logic và chính xác hơn.

Đảo ngược vấn đề

Một cách tuyệt vời để các bạn có được những điều chưa được khắc phục trong một vấn đề khó khăn là thử đảo ngược mọi thứ. Chẳng hạn, rõ ràng rằng có A thì có B, nhưng nếu có B thì liệu có A không? Gà có trước hay trứng có trước?…

Mặc dù vấn đề đảo ngược chưa chắc đã đúng, việc này có thể đưa trẻ đến con đường tìm kiếm giải pháp nhanh và chính xác hơn. Khi xét đến nhiều trường hợp để loại trừ dần và tìm ra đáp án đúng nhất, bức tranh toàn cảnh sẽ dần hiện lên trước mặt. 

Rèn luyện để có một bộ não khỏe mạnh

Nếu cơ thể của chúng ta không có được thể trạng tốt, não bộ của chúng ta cũng sẽ không hoạt động một cách hiệu quả, luồng suy nghĩ của chúng ta bị tắc nghẽn và khó đưa ra được những nhận định sáng suốt.

Những việc như rèn luyện thân thể, ngủ nghỉ và ăn uống một cách khoa học, kết hợp tham gia các hoạt động rèn luyện trí não như đọc sách, chơi cờ…là rất cần thiết.

VSLC 2021 – Nơi giúp đưa khả năng tư duy phản biện của trẻ lên tầm cao mới

Tất nhiên, việc tạo cho con môi trường để rèn luyện khả năng tư duy phản biện là một điều rất cần thiết. Và sẽ tuyệt vời hơn nếu như đó là một nơi gồm rất nhiều bạn trẻ đồng trang lứa, cùng rèn luyện sâu về kỹ năng này.

Trại hè Kỹ năng lãnh đạo năm 2021 – VietNam Student Leadership Camp với chủ đề “Opal Leader – Lãnh đạo đa chiều” được tổ chức với mục tiêu trang bị cho các bạn trại viên những hành trang tốt nhất về cả kiến thức lẫn kỹ năng, trở thành những nhà lãnh đạo tương lai luôn luôn chủ động, sẵn sàng trong bối cảnh xã hội thay đổi không ngừng, ngày càng đòi hỏi nhiều hơn ở những người đứng đầu.

Trại viên sẽ được tiếp cận và từng bước được trang bị những kĩ năng cần thiết của một Leader hàng đầu trong thế kỷ 21: tư duy phản biện, khả năng tổ chức, vận hành đội nhóm cùng với các kỹ năng mềm: giao tiếp, thuyết trình, tạo kết nối, gây ảnh hưởng và cảm nhận nhanh nhạy với mọi thứ xung quanh…

TÌM HIỂU VSLC 2021 TẠI ĐÂY

Tư duy phản biện là một kỹ năng quan trọng vì nó tạo điều kiện cho người ta phân tích, đánh giá, định hình lại lại những suy nghĩ của mình, từ đó làm giảm rủi ro hành động, tư duy với một cách sai lầm.

Bất cứ đứa trẻ nào cũng cần thuần thục kỹ năng này để có thể trở thành một người dẫn đầu trong tương lai. VSLC 2021 có thể giúp trẻ đạt được điều này.

Chỉ có 80 suất, ba mẹ hãy nhanh tay lên nhé!

TÌM HIỂU VSLC 2021 TẠI ĐÂY

Video liên quan

Chủ Đề