Nội dung nào không có trong phần cách sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm được trích dẫn qua tác phẩm "Nhàn" nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 11 để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà phê bình văn học Hoài Thanh

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Phạm Ngũ Lão

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của danh nhân Nguyễn Trung Ngạn

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn, không chỉ của thế kỷ XVI. Tác phẩm của ông có ảnh hưởng sâu rộng, tác động tích cực vào đời sống tinh thần của nhân dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiến trình văn học dân tộc. Về thơ chữ Hán, ông có Bạch Vân am thi tập, theo ông cho biết là có khoảng một nghìn bài, nay còn lại khoảng 800 bài. Trong bài viết này VnDoc sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác cũng như những tác phẩm tiêu biểu của danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Tóm tắt lý lịch Nguyễn Bỉnh Khiêm

Danh nhân lịch sử Việt Nam Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh ngày ?-?-1491 tại Thành phố Hải Phòng, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung [chưa rõ], cầm tinh con [giáp] lợn [Tân Hợi 1491]. Nguyễn Bỉnh Khiêm xếp hạng nổi tiếng thứ 77752 trên thế giới và thứ 24 trong danh sách Danh nhân lịch sử Việt Nam nổi tiếng.

Tiểu sử danh nhân lịch sử Việt Nam Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt. Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất thân trong gia đình vọng tộc, có học vấn ông là cháu ngoại của quan thượng thư Nhữ Văn Lan, cha, mẹ ông đều là những người có văn tài học hành nên từ nhỏ ông đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương. Cha là Nguyễn Văn Định, sinh viên trường Quốc Tử giám, nhưng không ra làm quan, về quê dạy học, lấy bút danh là Cù Xuyên tiên sinh. Mẹ là Nhữ Thị Thục.

Nguyễn Bỉnh Khiêm theo học Đinh Nguyên nhãn Lương Đắc Bằng. Với trí tuệ giỏi giang, thông minh từ nhỏ, lại gặp thầy giỏi nên Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm thành tài năng kiệt xuất nổi tiếng. Và sau này, tài học vấn uyên thâm của ông đã vượt xa thầy. Năm 1534, Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ đầu kỳ thi hương, ngay sau đó, năm 1535 ông đã đỗ đầu tiếp hai kỳ th hội, thi Đình. Nguyễn Bỉnh Khiêm được vua Mạc phong tước Trình Tuyên Hầu nên thường được mọi người gọi là Trạng Trình. Năm 53 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về nghỉ hưu, lập nên am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ.

Năm 1542, khi quyền thần lũng loạn triều đình, Nguyễn Bỉnh Khiêm liền dâng sớ đòi chém 18 viên quan to cậy thế làm càn nhưng không được vua đồng ý. Ông liền từ bỏ chức quan, lui về quê dạy học. Học trò về học với ông rất đông và nhiều người trở thành nhân tài của đất nước. Mặc dù về quê nhưng các vua nhà Mạc vẫn rất kính trọng ông, xem ông như thầy và thường sai sứ đến tận nơi hỏi mưu kế. Tương truyền, ông còn là một nhà tiên tri, tác giả của nhiều lời sấm. Nhà Mạc, nhà Trịnh, nhà Nguyễn đều thi nhau đến xin lời khuyên của ông để dựng nước.

Đến năm 1585, Nguyễn Bỉnh Khiêm lâm bệnh nặng. Khi ông qua đời, nhà vua cử phụ chính đại thần về úy tế, dựng đền thờ và tự tay nhà vua viết biên đề.

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại những tác phẩm như:

  • Tập thơ Bạch Vân bao gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán còn lại
  • Tập Trình quốc công Bạch vân thi tập
  • Tập Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc sưu tầm và biên soạn xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nhằm phục vụ việc giảng dạy và học tập môn Ngữ văn lớp 10 bài thơ Nhàn của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

  • Mở bài Nhàn
  • Kết bài Nhàn Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi
  • Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão
  • Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Nỗi lòng - Đặng Dung

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Nhàn”?

a. Nguyền Trãi b. Nguyễn Bỉnh Khiêm c. Nguyễn Dữ d. Phạm Đình Hổ

Câu 2: Bài thơ “Nhàn” được trích trong tập thơ nào?

a. Bạch Vân am thi tập

b. Bạch vân quốc ngữ thi

Câu 3: Thể thơ của bài thơ “Nhàn” giống với bài thơ nào dưới đây?

a. Tụng giá hoàn kinh sư b. Bánh trôi nước c. Qua đèo ngang d. Cáo tật thị chúng

Câu 4: Nội dung nào không đúng khi nói về bài thơ “Nhàn”?

a. Ca ngợi cuộc sống thanh nhàn

b. Thể hiện vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ của tác giả

c. Thể hiện quan niệm về cuộc sống nhàn tản

d. Mong ước được sống xa lánh cuộc đời

Câu 5: Dụng cụ nào không được nói đến trong bài thơ “Nhàn”?

a. Mai b. Cày c. Cuốc d. Cần câu

Câu 6: Số từ “một” trong câu thơ đầu nói lên điều gì?

a. Đời sống nghèo nàn của tác gỉa

b. Nhà thơ đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống ở thôn quê

c. Cả 2 ý trên đúng

Câu 7: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thôn quê là một cuộc sống như thế nào?

a. Thanh đạm b. Khắc khổ c. Thiếu thốn d. Đầy đủ

Câu 8: Yếu tố “thanh” trong từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại?

a. Thanh đạm b. Thanh bần c. Thanh thiên d. Thanh cao

Câu 9: “Nơi vắng vẻ” trong bài thơ được hiểu là một nơi như thế nào?

a. Nơi không có người ở

b. Nơi không có người cầu cạnh ta và cũng không có cầu cạnh người

c. Nơi tĩnh tại của thiên nhiên và cũng là nơi thảnh thơi của tâm hồn

d. Hai ý a và b

e. Hai ý b và c

Câu 10: “Chốn lao xao” trong bài thơ được hiểu là một nơi như thế nào?

a. Nơi sang trọng, quyền quý

b. Nơi đông người

c. Vòng ganh đua của thói tục

d. Hai ý a và b

e. Hai ý a và c

Câu 11: Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh và mất năm nào?

a. 1380 – 1442. b. 1255 – 1320. c. 1491 – 1585.

Câu 12: Nguyễn Bỉnh Khiêm được phong tước Trình Tuyền hầu, Trình Quốc Công nên có tên gọi là Trạng Trình

a. Đúng. b. Sai.

Câu 13: Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ trạng nguyên năm nào?

a. 1530. b. 1535. c. 1540. d. 1545.

Câu 14: Nội dung thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?

a. Mang đậm chất triết lí, giáo huấn.

b. Ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn.

c. Phê phán những điều xấu xa trong xã hội.

d. Cả a, b, c.

Câu 15: Hai câu thơ: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá – Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào?

a. Quê mùa, khổ cực. b. Đạm bạc mà thanh cao. c. Hòa hợp với tự nhiên.

Câu 16: Bố cục của bài thơ “Nhàn” là?

a. 2/2/2/2 b. 2/4/2 c. 4/4 d. 4/2/2

Câu 17: Quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không mang ý nghĩa nào?

a. Sống nhàn, tránh vất vả cực nhọc về thể chất.

b. Sống hòa hợp với thiên nhiên

c. Sống đạm bạc mà thanh nhàn.

d. Phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.

Câu 18: Hai câu thơ: “Một mai, một cuốc, một cần câu – Thơ thẩn, dầu ai vui thú nào.” Thể hiện:

a. Vẻ đẹp về cuộc sống của tác giả

b. Vẻ đẹp về nhân cách của tác giả

c. Vẻ đẹp về trí tuệ của tác giả

d. Vẻ đẹp về tâm hồn của tác giả.

Câu 19: Từ “Người khôn” trong câu thơ “Người khôn người đến chốn lao xao”, được hiểu là người?

a. Sống ung dung hòa nhập với tự nhiên.

b. Quay lưng lại với danh lợi

c. Tìm sự thư thái cho tâm hồn

d. Khôn ngoan, sắc sảo trong cuộc sống

Câu 20: Ý nghĩa khái quát nhất của bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là?

a. Lời tâm sự về cuộc sống của tác giả.

b. Lời giãi bày về sở thích cá nhân của tác giả

c. Thể hiện quan nệm nhân sinh của nhà thơ.

d. Thể hiện nhân cách của nhà thơ.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 10

1b, 2b, 3c, 4a, 5b, 6b, 7b, 8c, 9e, 10e, 11c, 12a, 13b, 14a, 15b, 16b, 17a, 18a, 19d, 20c.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Nhàn. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn tại các mục Toán lớp 10, Tiếng Anh lớp 10...

I. Tiểu sử - Cuộc đời

- Nguyễn Bỉnh Khiêm [1491-1585] quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.

- Năm 1535, ông đỗ Trạng nguyên và làm quan dưới triều Mạc.

- Khi làm quan, ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần nhưng vua không nghe.

- Sau đó, ông cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu Bạch Vân Cư Sĩ.

- Ông dạy học, học trò có nhiều người nổi tiếng nên ông được đời suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử [Người thầy sông Tuyết].

- Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm. Vua Mạc cũng như các chúa Trịnh, Nguyễn có việc hệ trọng đều hỏi ý kiến ông và ông đều có cách mách bảo kín đáo, nhằm hạn chế chiến tranh, chết chóc.

- Mặc dù về ở ẩn, ông vẫn tham vấn cho triều Mạc. Ông được phong tước Trình Tuyết hầu, Trình Quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình.

II. Sự nghiệp văn học

1. Tác phẩm chính:

a. Thơ chữ Hán

- Về thơ chữ Hán, ông có Bạch Vân am thi tập, theo ông cho biết là có khoảng một nghìn bài, nay còn lại khoảng 800 bài.

- Trong lời đề tựa cho tập thơ chữ Hán của mình, ông đã viết: "... Tuy nhiên cái bệnh yêu thơ lâu ngày tích lại chưa chữa được khỏi vậy. Mỗi khi được thư thả lại dậy hứng mà ngâm vịnh, hoặc là ca tụng cảnh đẹp đẽ của sơn thủy, hoặc là tô vẽ nét thanh tú của hoa trúc, hoặc là tức cảnh mà ngụ ý, hoặc là tức sự mà tự thuật, thảy thảy đều ghi lại thành thơ nói về chí, được tất cả nghìn bài, biên tập thành sách, tự đặt tên là Tập thơ am Bạch Vân" [Bạch Vân am thi tập tiền tự].

b. Thơ chữ Nôm

- Về thơ chữ Nôm, ông có Bạch Vân quốc ngữ thi tập [còn gọi là Trình quốc công Bạch Vân quốc ngữ thi tập], chính ông ghi rõ sáng tác từ khi về nghỉ ở quê nhà, nhưng không cho biết có bao nhiêu bài, hiện còn lại khoảng 180 bài.

- Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm làm theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn nhưng ông thường không đặt tiêu đề cụ thể cho từng bài mà việc đó được thực hiện bởi những nhà biên soạn sau này. Theo Phả ký [Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký] của Vũ Khâm Lân, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có bài phú bằng quốc âm nhưng nay đã bị thất lạc.

c. Các thể loại khác

- Ngoài di sản văn học với hơn 800 bài thơ [cả chữ Hán và chữ Nôm] còn lưu lại đến ngày nay, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng để lại nhiều bài văn bia [bi ký] nổi tiếng như Trung Tân quán bi ký, Thạch khánh ký, Tam giáo tượng bi minh... Hầu hết bia đá ông cho khắc lúc sinh thời đã bị thất lạc hay hư hại qua hàng thế kỷ nhưng nhiều bài văn bia nhờ được người đương thời chép lại mà còn lưu đến hôm nay. Một số văn bia do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn và cho khắc đá đã được tìm thấy vào năm 2000 tại huyện Quỳnh Phụ của tỉnh Thái Bình [nằm giáp với huyện Vĩnh Bảo của Hải Phòng qua sông Hóa].

- Trong dân gian còn lưu hành nhiều câu sấm Trạng. Các tập sấm ký Nôm thường mang tên Trạng Trình [Sấm Trạng Trình] và phần lớn viết theo thể lục bát như Trình quốc công sấm ký, Trình tiên sinh quốc ngữ. Sấm Trạng Trình là một hiện tượng văn học cần phải được tìm hiểu và xác minh thêm.

d. Giá trị văn hóa và tư tưởng

- Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhìn nhận là một trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc.

- Ông là một chính khách có uy tín, bậc hiền triết, nhà tiên tri... Nhưng ông cũng đồng thời là một tác gia lớn có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của văn học dân tộc.

- Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm phong phú, gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn, không chỉ của thế kỷ XVI.

- Tác phẩm của ông có ảnh hưởng sâu rộng, tác động tích cực vào đời sống tinh thần của nhân dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiến trình văn học dân tộc.

- Nguyễn Bỉnh Khiêm được xem là người xứng đáng kế thừa và phát triển truyền thống thi ca dân tộc kể từ sau thời Nguyễn Trãi, góp phần giúp nó đạt đến mức độ hoàn thiện cao dưới thời Nguyễn Du, đồng thời bổ sung vào đó đậm đặc hơn, chất triết lý, suy tưởng và giáo huấn, để thơ trở thành một công cụ hữu ích, phục vụ con người, phản ánh hiện thực đời sống và hiện thực tâm trạng một cách sâu sắc, với cái nhìn khái quát của một triết gia, trong đó có những chiêm nghiệm từng trải của cá nhân ông. Giàu chất trí tuệ, thơ ông là những khát vọng muốn khám phá những quy luật của thiên nhiên, xã hội và của cả con người, nhằm tự vượt thoát ra khỏi những bế tắc của một thời và có ảnh hưởng sâu sắc tới tận ngày hôm nay, cả về tư tưởng và nghệ thuật của thơ, cả về tầm vóc văn hóa và nhân cách của một nhà thơ, được thể hiện rõ nét nhất qua Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các học giả như GS. Nguyễn Huệ Chi [Viện Văn học] và PGS.TS. Trần Nguyên Việt [Viện Triết học] có chung quan điểm khi cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là người mở đầu cho tư duy biện chứng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam dưới cái nhìn mang đậm tính triết học thể hiện qua thơ văn của ông.

- Ngoài những sáng tác thơ ca còn lưu truyền, những văn bia do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn và cho khắc đá không chỉ có giá trị về mặt lịch sử hay khảo cổ mà còn chứa đựng nhiều giá trị về mặt tư tưởng cũng như nhân sinh quan của ông.

Video liên quan

Chủ Đề