Nốt phản âm sáng thất trái là gì

Bác sĩ cho em hỏi, tuần thứ 12 em đi sàng lọc cho bé, mọi thứ đều bình thường nhưng đến tuần 16 e, đi siêu âm thì bác sĩ nói có nốt echo dày ở tâm thất trái d=1,8mm. Họ hẹn em 22 tuần đi siêu âm 4d mà giờ bé mới được 18 tuần. Bác sĩ cho em hỏi nốt đó có ảnh hưởng gì không ạ?

BS.CKI NGUYỄN PHẠM THÙY LINH

Trợ lý Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bác sĩ khoa Tim bẩm sinh, Trung tâm Tim mạch

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào bạn!

Thông thường, nốt echo dày sáng ở tâm thất trái là cấu trúc nằm trên dây chằng hoặc bộ máy dưới van hai lá. Cấu trúc này thường không gây ảnh hưởng đến vận động của van và buồng tim. Ghi nhận tần suất siêu âm nốt sáng ở thai phụ châu Á lên tới 13%.

Bạn nên đi siêu âm tim thai từ 20 – 30 tuần để kiểm tra lại và xem có dị tật nào đi kèm không. Nếu chỉ có nốt sáng đơn độc, kết quả khảo sát di truyền bình thường, khả năng chỉ cần theo dõi sau sinh và không cần can thiệp gì.

Trong trường hợp có bất kỳ dị tật hoặc bất thường di truyền đi kèm, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn.

Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 024 3872 3872 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Chúc bạn sức khỏe! Trân trọng!

19/09/2018

❗Câu hỏi: Bác sĩ ơi, em năm nay 25 tuổi, có thai lần đầu tiên, khi thai được 18 tuần siêu âm 3D kết quả tất cả bình thường, chỉ trong tim tâm thất trái bé có nốt echo sáng d= 1.9mm. Vậy bé của em có gặp nguy hiểm gì không bác sĩ?

➡️Phân tích về NỐT CẢN ÂM SÁNG TRONG TIM THAI 🌸 Nốt cản âm sáng trong tim là dấu hiệu khá thường gặp ở thai nhi, chiếm tỉ lệ 3-6% thai nhi [Châu Á gặp nhiều hơn khu vực khác, 13% so với 5%] 🌸 Chúng thường hiện diện đơn độc [một nốt] trong tâm thất trái 94% nhưng cũng có thể đơn độc trong tâm thất phải 3% hoặc 2 bên. 🌸 Kích thước thường là từ 1-4mm, tuy nhiên trong một vài trường hợp không điển hình, chúng có kích thước > 4mm và không đơn độc [có từ 2 nốt trở lên] – Nguyên nhân do vôi hoá của cơ nhú trong tim. Tuy nhiên một vài nghiên cứu do dày lên của dây chằng. – Đa số chúng còn tồn tại suốt thai kỳ [96%]. Trong những trường hợp còn tồn tại, khoảng 37% tăng kích thước, 12% giảm kích thước và 51% giữ nguyên kích thước.

➡️Tóm lại nốt cản âm sáng trong tim: 1. Có thể làm tăng nguy cơ bất thường Nhiễm Sắc Thể, đặc biệt là hội chứng Down [Trisomy 21] nếu nốt cản âm có kèm thêm các yếu tố nguy cơ khác [tuổi mẹ >35 tuổi, Tripple test bất thường, có con trước bất thường NST, các bất thường khác] Ở bệnh nhân có nguy cơ thấp, nốt cản âm sáng đơn độc không làm tăng nguy cơ bất thường NST 21 2. Không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh 3. Không gây ảnh hưởng tới chức năng tim

❗Bác sĩ tư vấn: Như vậy ở trường hợp con chị, các thông số đều bình thường. Tuổi chị dưới 35 tuổi, không có yếu tố nguy cơ nào khác [Tripple test bất thường NST, các bất thường cơ quan khác,…] nên được xếp vào nhóm “Nốt sáng đơn độc”, không cần chọc ối tim bất thường NST. Các nốt này có thể tồn tại suốt thai kỳ mà không ảnh hưởng đến bé.

Tags: siêu âm tim thai

Chào chuyên gia, vợ tôi mang thai được 5 tháng siêu âm tim cho thấy tim thai có nốt cản âm sáng trong tâm thất trái. Xin chuyên gia giải thích giúp tôi nốt cản âm sáng là gì? Liệu sau khi sinh bé ra thì bé có phát triển bình thường hay không?

Chào bạn,

Nốt cản âm sáng trong tâm thất trái là dấu hiệu có thể thấy ở một số trường hợp siêu âm tim thai trong 3 tháng giữa của thai kỳ, có thể tồn tại trong suốt quá trình mang thai và sơ sinh. Việc tồn tại của nốt cản âm sáng không có ý nghĩa liên kết với bệnh tim bẩm sinh, bất thường nhiễm sắc thể [bệnh về gen di truyền] hay một rối loạn chức năng tim nào. Tuy nhiên, đối với những đối tượng có nguy cơ cao như: tuối mẹ lớn hơn 35, có con trước bị bất thường nhiễm sắc thể, kết quả siêu âm thai có bất thường khác… thì sự tồn tại của nốt cản âm sáng trong tim thai có thể là làm tăng nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể số 21 gây ra Hội chứng Down [trẻ chậm phát triển thể chất, trí tuệ, thường có kèm theo bệnh tim bẩm sinh].

Vì vậy, nếu thuộc vào nhóm nguy cơ này thì bạn cần đưa vợ đi khám để tiến hành các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác hơn. Nếu không thuộc vào đối tượng có nguy cơ, đồng thời xét nghiệm siêu âm tim thai và sơ sinh bình thường thì gia đình không nên quá lo lắng, trẻ sinh ra có thể phát triển hoàn toàn bình thường.

Chủ Đề