Ở Đồng Nai có bao nhiêu nhóm đất chính?

Đồng Nai là tỉnh nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ của Việt Nam, vùng đất nối liền giữa Nam Bộ, cực nam Trung Bộ và nam Tây Nguyên. Đồng Nai giáp các tỉnh: phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận; phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh; phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh có địa hình vùng đồng bằng và trung du với những dãy núi có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam, với địa hình tương đối bằng phẳng. Địa hình có thể chia làm các dạng là địa hình đồng bằng, địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển, địa đồi lượn sóng, dạng địa hình núi thấp, đất phù sa, đất gley và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng ngập nước quanh năm. Đất đen, nâu, xám, đỏ hầu hết có độ dốc nhỏ. Riêng đất tầng mỏng và đá bọt có độ dốc cao. Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Có 10 nhóm đất chính, tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung gồm: các loại đất hình thành trên đá bazan, các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét, các loại đất hình thành trên phù sa mới.

Theo số liệu công bố của VQG Cát Tiên, nơi đây hiện có hơn 1.500 loài động vật, với hơn 220 họ, thuộc 55 bộ. Trong đó, cho đến nay, các nghiên cứu đã ghi nhận được ở Cát Tiên có 113 loài. Có đến gần 1/3 trong số này [43 loài] đang bị đe dọa tuyệt chủng trong nước và trên toàn cầu [38/43 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007]… Danh mục thực vật tại VQG Cát Tiên hiện nay đã xác định được 1.610 loài thực vật với nhiều loài cây quý hiếm có tên trong Sách đỏ như: gõ đỏ, gõ mật, cẩm lai Bà Rịa, cẩm lai, giáng hương… Còn tại Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai cũng có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 1.700 loài động vật. Trong đó, có 2 loài thực vật hiếm là cây vấp thuộc họ bứa, thông tre thuộc họ kim giao; có nhiều loài động vật được ghi vào Sách đỏ Việt Nam như: voi, báo gấm, gấu chó, bò tót, chà vá chân đen, gà so cổ hung, gà tiền mặt đỏ, chích chạch má xám…

Những năm qua, dù công tác bảo tồn thiên nhiên được thực hiện tốt nhưng tình trạng săn bắt thú rừng trái phép vẫn liên tục diễn ra. Đây là một mối nguy hại cho đa dạng sinh học, nhất là nguy cơ tuyệt chủng những loài thú quý hiếm. Bên cạnh đó, sự tác động của biến đổi khí hậu; tình trạng ô nhiễm ngày một gia tăng, môi trường sống bị thu hẹp… cũng là những mối nguy đối với môi trường sống của nhiều loài động, thực vật, đe dọa đa dạng sinh học của Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng.

1. Vị trí địa lý:


Đồng Nai là tỉnh nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ của Việt Nam, vùng đất nối liền giữa Nam Bộ, cực nam Trung Bộ và nam Tây Nguyên. Tỉnh Đồng Nai nằm ở cực bắc miền Đông Nam Bộ, có toạ độ địa lý từ 10o30’03 đến 11o34’57’’vĩ độ Bắc và từ 106o45’30 đến 107o35’00 kinh độ Đông.

Đồng Nai có diện tích 5.862,37 km2, bằng 1,76% diện tích tự nhiên của cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ, giữ vị trí quan trọng trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam của đất nước.

Đồng Nai giáp các tỉnh: phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận; phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh; phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.

2. Địa hình:

Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam. Có thể phân biệt các dạng địa hình chính như sau:

- Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng chính: Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến 10m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5m dọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài km. Đất trên địa hình này chủ yếu là các aluvi hiện đại.

- Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 đến 2m, có chỗ thấp hơn mực nước biển, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn bao phủ. Vật liệu không đồng nhất, có nhiều sét và vật chất hữu cơ lắng đọng.

- Dạng địa đồi lượn sóng: Độ cao từ 20 đến 200m. Bao gồm các đồi bazan, Bề mặt địa hình rất phẳng, thoải, độ dốc từ 30 đến 80. Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với các dạng địa hình khác bao trùm hầu hết các khối bazan, phù sa cổ. Đất phân bổ trên địa hình này gồm nhóm đất đỏ vàng và đất xám.

- Dạng địa hình núi thấp: Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn với độ cao thay đổi từ 200 – 800m. Địa hình này phân bố chủ yếu ở phía bắc của tỉnh thuộc ranh giới giữa huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở huyện Định Quán, Xuân Lộc. Tất cả các núi này đều có độ cao [20–300], đá mẹ lộ thiên thành cụm với các đá chủ yếu là granit, đá phiến sét.

Nhìn chung đất của Đồng Nai đều có địa hình tương đối bằng phẳng, có 82,09% đất có độ dốc < 8o, 92% đất có độ dốc 15o chiếm khoảng 8%. Trong đó:

Đất phù sa, đất gley và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng ngập nước quanh năm. Đất đen, nâu, xám hầu hết có độ dốc

Chủ Đề