Ở vùng núi nước ta hướng sườn núi nào có cây cối tươi tốt nhất

Câu 21. Trong môi trường vùng núi, ở những sườn đón gió thường có

A. mưa nhiều, cây cối tốt tươi.

B. khí hậu khô hạn, cây cối khô cằn.

C. lượng mưa và độ ẩm thay đổi theo độ cao.

D. mưa nhiều, cây cối nghèo nàn kém phát triển.

Câu 22. Trong môi trường vùng núi, ở những sườn khuất gió thường có

A. mưa nhiều, cây cối tốt tươi.

B. khí hậu khô hạn, cây cối khô cằn.

C. lượng mưa và độ ẩm thay đổi theo độ cao.

D. mưa nhiều, cây cối nghèo nàn kém phát triển.

Câu 23. Trong môi trường đới lạnh cảnh quan phổ biến là?

A. Rừng xích đạo ẩm. B. Rừng kín thường xanh.

C. Đài nguyên. D. Xa van.

Câu 24. Trong môi trường xích đạo cảnh quan phổ biến là?

A. Rừng xích đạo ẩm. B. Rừng kín thường xanh.

C. Đài nguyên. D. Xa van.

Câu 25. Tại sao hoang mạc thường được hình thành và phân bố dọc theo hai đường chí tuyến?

A. Vì chí tuyến là giới hạn xa nhất có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh.

B. Vì chí tuyến là danh giới giữa hai đới khí hậu nóng và ôn hoà.

C. Vì chí tuyến có khí áp cao, khí hâụ khá ổn định, ít mưa.

D. Vì chí tuyến có hoang mạc Xa-ha-ra chạy qua.

có tâm nha bạn ! :]]]

khí hậu, thực vật và con người ở vùng núi có sự phân hóa như thế nào

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Tải xuống

Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Địa Lí lớp 7 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 23 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao.

Bài 23: Môi trường vùng núi

Câu 1: Ở vùng núi, từ độ cao 3000 m ở đới ôn hòa, khoảng 5500 m ở đới nóng thường có hiện tượng gì?

A. thực vật phát triển mạnh mẽ.

B. khí hậu khô hạn.

C. xuất hiện nhiều bão, lốc xoáy.

D. xuất hiện băng tuyết vĩnh cửu.

Lời giải:

Ở vùng núi, từ độ cao 3000 m ở đới ôn hòa, khoảng 5500 m ở đới nóng có khí  hậu lanh giá nên thường xuất hiện băng tuyết vĩnh cửu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Các dân tộc it người ở châu Á thường sống ở

A. miền núi cao.

B. miền núi thấp.

C. vùng đồng bằng.

D. sườn núi cao chắn gió.

Lời giải:

Các dân tộc it người ở châu Á thường sống ở miền núi thấp, nơi có khí hậu mát mẻ và nhiều lâm sản.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Phân bố chủ yếu ở vùng núi cao trên 3000m là các dân tộc ít người thuộc

A. châu Á.

B. châu Âu.

C. Nam Mĩ.

D. châu Phi.

Lời giải:

Phân bố chủ yếu ở vùng núi cao trên 3000m là các dân tộc ít người thuộc vùng miền núi Nam Mĩ, đây là nơi có nhiều vùng đất bằng phẳng, thuận tiện cho trồng trọt và chăn nuôi.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Nguyên nhân của sự thay đổi khí hậu đổi theo độ cao ở vùng núi là do

A. càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ càng giảm.

B. càng lên cao càng gần tia sáng Mặt Trời nên nhận được lượng nhiệt càng lớn.

C. càng lên cao độ ẩm không khí càng giảm nên lượng mưa càng giảm.

D. càng lên cao gió thổi càng mạnh nên khí hậu mát mẻ hơn.

Lời giải:

Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ càng giảm. Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo:

A. mùa và vĩ độ.

B. độ cao và hướng sườn.

C. đông – tây và bắc - nam.

D. vĩ độ và độ cao.

Lời giải:

Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo độ cao và hướng sườn.

- Càng lên cao không khí càng loãng nhiệt độ càng giảm, ở độ cao khoảng 3000 đới ôn hòa và 5500m ở đới nóng có băng tuyết vĩnh cửu.

- Hướng sườn núi đón gió ẩm và đón nắng có mưa nhiều, thực vật phát triển hơn và ngược lại.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Những khó khăn ở môi trường vùng núi không phải là

A. lũ quét, sạt lở đất.

B. đất đai dễ xói mòn, rửa trôi, thoái hóa.

C. giao thông khó khăn.

D. ngập úng, xâm nhập mặn.

Lời giải:

Những khó khăn của môi trường vùng núi là: trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất…khi mưa to, kéo dài, đe dọa cuộc sống của người dân sống ở thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

Vùng núi có địa hình cao nên hiếm khi xảy ra hiện tượng ngập úng, hiện tượng ngập úng thường xảy ra ở vùng đồng bằng có địa hình thấp, khó thoát nước.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Sự khác biệt về thiên nhiên của sườn đón gió ẩm và sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh là

A. mưa ít, thực vật kém phát triển hơn.

B. mưa nhiều, thực vật phát triển xanh tốt hơn.

C. khí hậu nắng nóng, khô hạn hơn.

D. khí hậu lạnh, khô, ít mưa.

Lời giải:

Sườn đón gió ẩm không khí chứa lượng ẩm sẽ bị chắn lại và di chuyển lên cao gặp lạnh [do càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ càng giảm] nên hơi ẩm ngưng tụ lại gây mưa ở sườn đón gió, thực vật phát triển xanh tốt hơn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Thứ tự các thảm thực vật thay đổi từ chân núi đến đỉnh núi là

A. Rừng lá rộng, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, băng tuyết vĩnh cửu.

B. Rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, rừng lá rộng, băng tuyết vĩnh cửu.

C. Rừng lá rộng, đồng cỏ núi cao, băng tuyết vĩnh cửu, rừng lá kim.

D. Rừng lá rộng, đồng cỏ núi cao, rừng lá kim, băng tuyết vĩnh cửu

Lời giải:

Càng lên cao nhiệt độ càng giảm nên khí hậu sẽ thay đổi từ ấm áp đến mát mẻ và lạnh gió [tương tự sự thay đổi nhiệt độ không khí từ xích đạo về hai cực] => khí hậu thay đổi kéo theo sự thay đổi các loại đất khác nhau [đất feralit đồi núi đến đất pốt dôn và đất mùn]. Do vậy thảm thực vật cũng thay đổi từ rừng lá rộng đến rừng lá kim, đồng cỏ núi cao và băng tuyết vĩnh cửu.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Khu vực nào sau đây của nước ta có sự phân hóa khí hậu và thực vật thành nhiều đai cao nhất?

A. vùng núi Đông Bắc.

B. vùng núi Tây Bắc.

C. các cao nguyên ba dan ở Tây Nguyên.

D. vùng núi phía Tây Bắc Trung Bộ.

Lời giải:

Vùng núi Tây Bắc là khu vực có địa hình núi cao và đố sộ nhất nước ta, điểm hình là dãy Hoàng Liên Sơn [độ cao trên 1500m với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m]. Đây là khu vực duy nhất ở nước ta có sự phân hóa khí hậu đầy đủ 3 đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

Đáp án cần chọn là: B

Tải xuống

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Địa Lí 7 khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Địa Lí 7 | Để học tốt Địa Lí 7 được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Địa Lí lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Bạn đang xem: Địa lí 7 Bài 23: Môi trường vùng núi

Môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và theo hướng của sườn núi. Càng lên cao, không khí càng loãng và càng lạnh làm cho quan cảnh tự nhiên và cuộc sống của con người các vùng núi có nhiều điểm khác biệt so với đồng bằng. Sự khác biệt đó như thế nào mời các em học sinh cùng tìm hiểu bài: Môi trường vùng núi

  • Khí hậu và thực vật vùng núi thay đổi theo độ cao và hướng sườn.
  • Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như ở vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
  • Môi trường vùng núi đang bị tác động mạnh gây suy giảm đa dạng sinh học.
  • Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
  • Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.
  • Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi.
  • Ở vùng sừng châu Phi, người Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẻ. thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.

Quan sát hình 23.2 [trang 75 SGK Địa lý 7], nhận xét về sự phân tầng thực vật ở hai sườn của dãy núi An-pơ. Cho biết nguyên nhân.

  • Vùng núi An-pơ, thực vật thay đổi theo độ cao, tính từ chân núi đến đỉnh núi có : rừng lá rộng, rừng cây lá kim, đồng cỏ. Thực vật cũng thay đổi theo hướng sườn : ở sườn đông, các đai thực vật phân bố ở cao hơn sườn tây.
  • Nguyên nhân: do sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa theo độ cao và theo hướng sườn. Càng lên cao, không khí càng loãng, nhiệt độ không khí giảm, cứ lên cao 100 m giảm 0,6°c. Sườn đón ánh nắng mặt trời bao giờ cũng nhận được lượng nhiệt và ẩm cao hơn sườn khuất nắng.

Trình bày sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi An-pơ.

  • Ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao 100 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
  • Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
  • Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
  • Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất… khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

Sau khi học xong bài này các em cần nắm được nội dung: 

  • Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi.
  • Biết được sự khác nhau về cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới.

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Sườn núi đón gió ẩm thường

    • A.
      Ít mưa 
    • B.
      Có cây cối tươi tốt
    • C.
      Có độ bốc hơi rất lớn 
    • D.
      Rất khô, nóng
  • Câu 2:

    Nơi cư trú của dân tộc ít người trên thế giới thường ở: 

    • A.
      Vùng đồng bằng
    • B.
      Vùng trung du
    • C.
      Vùng Núi
    • D.
      Vùng duyên hải

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 7 Bài 23 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 76 SGK Địa lý 7

Bài tập 2 trang 76 SGK Địa lý 7

Bài tập 1 trang 54 SBT Địa lí 7

Bài tập 2 trang 55 SBT Địa lí 7

Bài tập 3 trang 55 SBT Địa lí 7

Bài tập 4 trang 56 SBT Địa lí 7

Bài tập 1 trang 20 Tập bản đồ Địa Lí 7

Bài tập 2 trang 20 Tập bản đồ Địa Lí 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí LuatTreEm sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 7

Video liên quan

Chủ Đề