Ông trần văn nam quê ở đâu

(PLO)- Tại tòa, bị cáo Trần Văn Nam (cựu bí thư Tỉnh ủy Bình Dương) nói với cấp dưới “phải dũng cảm, làm sai thì nhận, mình phải ngẩng mặt với bà con Bình Dương”.

Ngày 18-8, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử 28 bị cáo trong vụ bán rẻ đất vàng xảy ra tại Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Tổng công ty 3/2) và một số đơn vị liên quan, gây thiệt hại hơn 5.700 tỉ đồng.

Đại gia phủ nhận vai trò “đạo diễn” thâu tóm đất

Cáo trạng xác định năm 2010, sau khi được cha vợ là Nguyễn Văn Minh (cựu chủ tịch Tổng công ty 3/2) bàn bạc tìm đối tác thực hiện dự án trên khu đất 43 ha, Nguyễn Văn Dương (con rể bị cáo Minh) đứng ra thành lập Công ty Âu Lạc.

Tiếp đó, Tổng công ty 3/2 cùng Công ty Âu Lạc thành lập liên doanh Công ty Tân Phú. Quá trình hợp tác, Tổng công ty 3/2 chuyển nhượng trái phép khu đất 43 ha cho liên doanh Công ty Tân Phú, rồi lại tiếp tục chuyển nhượng nốt 30% vốn góp tại Tân Phú. Chuỗi hành vi trên khiến tài sản nhà nước rơi vào tay tư nhân, thiệt hại hơn 984 tỉ đồng.

Ông trần văn nam quê ở đâu

Bị cáo Trần Văn Nam (hàng đầu, bên phải), cựu bí thư Tỉnh ủy Bình Dương.
Ảnh: UYÊN TRANG

Trên giấy tờ, các cổ đông góp vốn tại Công ty Âu Lạc gồm Nguyễn Quốc Hùng, Huỳnh Trung Nam và Dương Đình Tâm. Nhưng thực tế, Nguyễn Đại Dương mới là người bỏ tiền góp 45% cổ phần và nhờ ông Dương Đình Tâm đứng tên. Dương cũng là người trực tiếp điều hành công ty này.

“Nguyễn Đại Dương giữ vai trò xuyên suốt, thúc đẩy, hỗ trợ, tạo điều kiện cho Nguyễn Văn Minh và đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội…” - cáo trạng nhận định.

Trả lời tại tòa, ông Dương Đình Tâm thêm một lần khẳng định chỉ là người đứng tên cổ đông giúp cho Nguyễn Đại Dương, bản thân không góp vốn vào Công ty Âu Lạc. Theo nhân chứng này, năm 2010, ông được Dương nhờ ký một số giấy tờ nhưng “không đọc, Dương đưa thì ký”. “Thực tế, tôi không có tiền để mà góp vốn vào công ty. Lúc đó chỉ là người bán thịt heo” - ông Tâm nói.

Ngược lại với lời khai của ông Tâm, bị cáo Dương nhiều lần phủ nhận vai trò đứng sau Công ty Âu Lạc, cho rằng không nhờ ai góp vốn tại công ty này. “Tôi thấy dự án này không sinh lời và bản thân tôi cũng không bao giờ làm bất động sản ở đâu ngoài quê hương mình - Hà Nội” - bị cáo nói.

Vẫn theo lời Dương, khi cha vợ là Nguyễn Văn Minh nhờ tìm đối tác đầu tư dự án 43 ha, vì sợ ảnh hưởng, sợ gây hiểu lầm là nấp sau lưng cha vợ nên bị cáo chỉ đóng vai trò giới thiệu người tham gia liên doanh. Bị cáo khai rằng thực tế số tiền mà ông Tâm nói đứng tên cổ đông thay bị cáo là của một người khác. Bị cáo chỉ đưa cho ông Tâm các hồ sơ liên quan đến việc thành lập công ty để ký…

"Làm sai thì nhận, phải ngẩng mặt với bà con Bình Dương”

Trả lời các câu hỏi của luật sư, bị cáo Trần Văn Nam (cựu bí thư Tỉnh ủy Bình Dương) cho hay việc ký ban hành quyết định giao khu đất 43 ha cho Tổng công ty 3/2 là phù hợp với chủ trương của Tỉnh ủy Bình Dương.

Sau này, khi hợp tác làm ăn với Công ty Âu Lạc, Tổng công ty 3/2 đã mang đất, thay vì mang tiền như chủ trương được duyệt trước đó, góp vốn vào Công ty Tân Phú. Việc này gây bức xúc trong Thường trực Tỉnh ủy.

Theo ông Nam, khu đất 43 ha không thể giao về cho Công ty Impco vì đây là doanh nghiệp mới thành lập, không liên quan. Do vậy, ông đã có chỉ đạo để lại khu đất này, yêu cầu các cơ quan chức năng phải làm rõ trách nhiệm của Tổng công ty 3/2 trong việc góp vốn rồi thoái vốn.

Theo VKS, một trong những hành vi mà ông Nam bị cáo buộc vi phạm đó là việc “hợp thức hóa” sai phạm cho các bị cáo tại Tổng công ty 3/2.

Cụ thể, khi có dư luận về những sai phạm tại khu đất 43 ha, ông Nam chỉ đạo cấp dưới ban hành Công văn 974 đề ngày 19-5-2017 (thực tế được lập vào tháng 10-2018) đính chính Thông báo 287/2017 và Công văn 477 đề ngày 29-7-2016 (thực tế được lập vào tháng 3-2019) điều chỉnh Công văn 407/2016, với nội dung sai lệch bản chất phương án sử dụng đất đã phê duyệt trước đó.

Tuy nhiên, khai trước HĐXX, cựu bí thư Tỉnh ủy Bình Dương nhiều lần phủ nhận điều này. Cựu bí thư nói với bị cáo Ngô Dũng Phương (cựu trưởng Phòng Tài chính Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương, người từng là cấp dưới của mình): “Anh Phương phải dũng cảm, làm sai thì nhận, mình phải ngẩng mặt với bà con Bình Dương”.

Ở phiên tòa trước, ông Nam khai mỗi lần đi họp về, ông thường phải ký “rất nhiều giấy tờ” nên ký “rất là nhanh”. Sau khi ủy ban kiểm tra, phát hiện ra sai phạm, ông mới biết các văn bản bị ký lùi ngày. Dù vậy, ông Nam thừa nhận “đã thiếu trách nhiệm” khi được hỏi về trách nhiệm liên quan đến hai khu đất 43 ha và 145 ha…

Cựu chủ tịch nói không thao túng, không câu kết với con rể

Theo cáo buộc của VKS, trong quá trình hoạt động, bị cáo Nguyễn Văn Minh (cựu chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Tổng công ty 3/2) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thao túng hoạt động của HĐTV tổng công ty theo mục đích cá nhân, với động cơ vụ lợi.

Trả lời luật sư, bị cáo Minh bác bỏ quy kết “thao túng” nêu trên. “Tôi không có quyền để áp đặt và thao túng các thành viên khác trong HĐTV công ty” - bị cáo nói, đồng thời khẳng định cũng không “câu kết” với con rể là Nguyễn Đại Dương.

Bị cáo Trần Nguyên Vũ (cựu giám đốc tài chính, kế toán trưởng Tổng công ty 3/2) cũng cho rằng quá trình lãnh đạo doanh nghiệp, bị cáo Minh có nhiều đóng góp, không có chuyện “thao túng” mà “chỉ dùng uy tín của mình” để thuyết phục HĐTV.

Ông trần văn nam quê ở đâu

Cựu bí thư Trần Văn Nam bị cáo buộc gây thiệt hại hơn ngàn tỉ - Ảnh: TUẤN DUY

Nội dung được nêu trong kết luận vụ án bán rẻ "43ha đất vàng" của Tổng công ty Sản xuất - xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Tổng công ty 3-2) vừa được Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) ban hành.

Cơ quan điều tra đã chuyển hồ sơ vụ án sang Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố ông Trần Văn Nam về tội "vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Hàng loạt cựu lãnh đạo Bình Dương cũng bị đề nghị truy tố gồm Phạm Văn Cành, cựu phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, cựu chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương; Trần Thanh Liêm, cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; Nguyễn Thanh Trúc, phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; Trần Xuân Lâm, chánh Thanh tra tỉnh Bình Dương; Võ Văn Lượng, chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương; Ngô Dũng Phương, trưởng phòng tài chính Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương; cựu cục trưởng, cục phó Cục Thuế…

Bị can Trần Văn Nam là người có chức trách nhiệm vụ và có nhiều năm công tác trong chỉ đạo, quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế, giao thông, đất đai và qua nhiều vị trí lãnh đạo.

Đất "vàng" áp giá "bèo"

Năm 2010, ông Nam được bổ nhiệm giữ chức phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, phụ trách lĩnh vực giao thông, đất đai.

Trong giai đoạn giữ chức phó chủ tịch, bị can Trần Văn Nam biết rõ tiền sử dụng đất là nguồn thu ngân sách nhà nước, bảng giá đất hằng năm được UBND tỉnh ban hành là căn cứ để tính tiền sử dụng đất.

Tuy nhiên năm 2012, ông Nam vẫn ký ban hành công văn chấp thuận giá đất dịch vụ tại khu liên hợp là hơn 51.000 đồng/m2 để Cục Thuế tính tiền sử dụng đất đối với khu 43ha và 145ha được giao cho Tổng công ty 3-2. 

Theo C03, đây là mức giá đất bình quân được UBND tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 2006.

Cơ quan điều tra cáo buộc hành vi trên của cựu bí thư Trần Văn Nam trái quy định pháp luật, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả gây thất thoát ngân sách nhà nước hơn 761 tỉ đồng.

Ông trần văn nam quê ở đâu

Hai khu đất 43ha (khu đô thị Tân Phú) và 145ha (dự án Harmonie Golf Park) nằm liền kề nhau ngay cửa ngõ trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương, xảy ra vi phạm khiến hàng loạt cán bộ tỉnh bị khởi tố - Ảnh: TUẤN DUY

Trong giai đoạn giữ chức vụ bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, khi cổ phần hóa Tổng công ty 3-2, bị can Trần Văn Nam đã chủ trì tổ chức họp thường trực Tỉnh ủy, phê duyệt phương án sử dụng đất của đơn vị. 

Theo đó, khu đất 43ha và 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú phải chuyển về Công ty Impco là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do Tỉnh ủy quản lý.

Đến tháng 4-2017, mặc dù biết Tổng công ty 3-2 đã chuyển nhượng khu đất 43ha cho Công ty Tân Phú, không bàn giao về Công ty Impco trái chủ trương Tỉnh ủy, trái quy định pháp luật nhưng ông Nam không thực hiện các biện pháp quản lý để bảo toàn vốn của Nhà nước.

Thậm chí ông Nam còn tổ chức cuộc họp thường trực Tỉnh ủy để thống nhất và quyết định cho Tổng công ty 3-2 tiếp tục chuyển nhượng 30% vốn góp vào Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc, hoàn tất việc chuyển nhượng toàn bộ dự án trên khu đất 43ha từ Nhà nước sang tư nhân. Hành vi này của ông Nam bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 302 tỉ đồng.

Cơ quan điều tra cho rằng bị can Trần Văn Nam đã có hành vi vi phạm pháp luật trong việc áp giá đất để tính thu tiền sử dụng đất và hành vi tạo điều kiện để Tổng công ty 3-2 hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ dự án trên khu đất 43ha từ Nhà nước sang tư nhân.

Những hành vi vi phạm pháp luật của ông Nam bị C03 cáo buộc gây thiệt hại tài sản nhà nước hơn 1.063 tỉ đồng.

Hành vi của ông Nam đủ yếu tố cấu thành tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Kết quả điều tra xác định bị can Trần Văn Nam là người chỉ đạo điều hành, vừa là người thực hiện phạm tội, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền đặc biệt lớn.

"Việc cho áp giá đất để thu tiền sử dụng đất trái quy định dẫn đến giá vốn của các khu đất giao cho Tổng công ty 3-2 có giá trị thấp là một trong những nguyên nhân phát sinh tội phạm. Bị can Trần Văn Nam chưa thành khẩn khai báo về động cơ vụ lợi của bản thân", kết luận nêu.

Ông Nam còn bị cáo buộc "chỉ đạo hợp thức hóa tài liệu để che giấu vi phạm". Tuy nhiên trong quá trình công tác ông Nam có nhiều thành tích, cống hiến cho tỉnh Bình Dương và được tặng thưởng nhiều bằng khen. Do đó cơ quan điều tra đề nghị cơ quan truy tố xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm khi lượng hình.

Cựu chủ tịch tỉnh phạm tội do nể nang

Bị can Trần Thanh Liêm có chức vụ là phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh (giai đoạn 2015-2020), bị can Phạm Văn Cành là phó bí thư thường trực (giai đoạn 2013-2018).

Ông Liêm và ông Cành biết Tổng công ty 3-2 đã chuyển nhượng khu đất 43ha cho liên danh trái chủ trương của Tỉnh ủy và trái quy định pháp luật. Tuy nhiên tại cuộc họp thường trực Tỉnh ủy, hai bị can vẫn đồng ý cho tổng công ty tiếp tục được chuyển nhượng 30% vốn góp tại liên doanh cho Công ty Âu Lạc, tạo điều kiện cho bị can Nguyễn Văn Minh và đồng phạm bán rẻ 43ha "đất vàng" của Nhà nước.

Hành vi của ông Liêm và ông Cành bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 302 tỉ đồng.

Cơ quan điều tra đánh giá nguyên nhân phạm tội của hai cựu phó bí thư tỉnh Bình Dương là do ưu ái, có phần nể nang đối với Tổng công ty 3-2 là doanh nghiệp do Tỉnh ủy làm chủ sở hữu.

Khi vụ án tại Tổng công ty 3-2 đang được điều tra, ông Trần Văn Nam vẫn lần lượt tái cử các chức danh ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy Bình Dương; ứng cử rồi trúng cử đại biểu Quốc hội khóa mới. Tuy nhiên, sau đó các chức danh này đã bị cách hoặc không được công nhận.

Ngày 6-7, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bỏ phiếu kỷ luật ông Nam bằng hình thức "cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng" trong ba nhiệm kỳ liên tiếp, từ năm 2010 đến nay.

Ngày 10-6, Hội đồng bầu cử quốc gia có nghị quyết không xác nhận tư cách đại biểu của ông Nam vì "không đủ tiêu chuẩn làm đại biểu Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021 - 2026)" do liên quan đến các vi phạm được cơ quan trung ương làm rõ.

THÂN HOÀNG