Phá cản là gì

CĂN BẢN - Bài giảng 11

Bài giảng này kéo dài khoảng: 10 phút

Trong bài này bạn sẽ được hướng dẫn về: 

  • Cách xác định mức hỗ trợ và mức kháng cự
  • Cách phân biệt giữa mức tăng trở lại và cú đột phá
  • Tại sao một mức cụ thể có thể đưa ra điểm vào lệnh hấp dẫn để tham gia thị trường

Hai thuật ngữ phổ biến mà bạn sẽ gặp phải trong giao dịch - đặc biệt là trong phân tích kỹ thuật: ‘hỗ trợ’ và ‘ kháng cự’. Các cụm từ này có ý nghĩa gì và chúng áp dụng như thế nào cho giao dịch của bạn?

Hỗ trợ

Một mức hỗ trợ được xác định bên dưới giá hiện tại của một sản phẩm và có xu hướng là nơi giá giảm tìm thấy một tầng hỗ trợ. Điều này có nghĩa là giá có nhiều khả năng quay đầu tại mức này hơn là đi xuyên qua nó. Ví dụ: Nếu bạn thấy thị trường đi xuống nhưng không thể phá vỡ dưới một mức cụ thể, điều đó có nghĩa là bạn đã xác định được vùng hỗ trợ. Một quy tắc chung là các mức hỗ trợ có xu hướng ngăn giá giảm xuống thấp hơn, tức là mức hỗ trợ giá. Các mức hỗ trợ xảy ra vì một số lý do khác nhau – về cơ bản, chúng thu hút người mua quay lại thị trường như một cấp độ tâm lý tức là ‘Giá của thị trường này không nên giảm xuống nữa’.

Kháng cự

Một mức kháng cự được xác định bên trên mức giá hiện tại của một sản phẩm và hoạt động như một mức trần cho giá khi chúng tăng. Ngược lại với một mức hỗ trợ, các mức kháng cự có nghĩa là giá có nhiều khả năng giảm trở lại từ mức này hơn là vượt qua nó. Một quy tắc chung cho các mức kháng cự là nó có xu hướng ngăn giá tăng hơn nữa và hành động như một mức trần. Về cơ bản, nó khuyến khích các nhà giao dịch đóng các lệnh mua của họ và thu hút phe bán trở lại thị trường tức là, ‘Tôi không nghĩ rằng thị trường sẽ tăng cao hơn, vì vậy tôi sẽ đóng lệnh của mình bằng cách bán’.

Cách xác định hỗ trợ và kháng cự

Có một loạt các công cụ và phương pháp phân tích giúp xác định các mức hỗ trợ và kháng cự, bao gồm:

  • Đỉnh và đáy trước
  • Mô hình nến
  • Đường trung bình
  • Đường xu hướng
  • Dải Bollinger
  • Các mức Fibonacci

Xác định ngưỡng cản

Khi các mức hỗ trợ/kháng cự bị phá vỡ, một bước đảo chiều và phá vỡ xu hướn thường diễn ra – cho đến khi tìm thấy mức hỗ trợ hoặc kháng cự khác. Ví dụ: EUR/USD có thể gặp khó khăn khi phá mức 1,15. Nó có thể kiểm tra rào cản này hai hoặc ba lần trước khi bật lại bên dưới, hoặc cuối cùng nó có thể vượt qua.

Đảo chiều là tình huống khi giá của một sản phẩm quay đầu từ mức được xác định là một mức kháng cự hoặc hỗ trợ. Nhìn vào biểu đồ dưới đây: Rất khó để giá dầu WTI vượt qua mức $55 mỗi thùng. Giá đã tăng trong vài phiên và sau đó quay đầu, đẩy giá dầu WTI giảm hơn $7 trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.

Mặc dù đảo chiều có nhiều khả năng hơn là phá vỡ xu hướng, nhưng sau đó sẽ là một tín hiệu cho thấy thị trường có thể đảo chiều xu hướng ít nhất là trong ngắn hạn.

Phá vỡ xu hướng là một thời điểm quan trọng trong giao dịch vì nó thường biến động rất nhanh. Như ở biểu đồ bên dưới, cặp EUR/USD đã dao động để cố phá vỡ mức hỗ trợ 1,35, chúng bắt đầu đi ngang xoay quanh mức hỗ trợ, sau đó một biến động mạnh xảy ra khiến mức 1,35 ngay lập tức bị phá vỡ.

Ngoài ra, sau khi mức hỗ trợ bị phá vỡ, nó trở thành một mức kháng cự mới và khi mức kháng cự bị phá vỡ, nó sẽ trở thành một mức hỗ trợ.

Nhìn vào cặp USD/MXN. 20,00 là một mức quan trọng mà nhiều nhà giao dịch nhìn vào. Sau khi vượt lên trên, cặp tiền đã tăng thêm 2 con số và đạt đỉnh vào lúc 22:00. Tuy nhiên, xu hướng giảm đã bắt đầu từ đó, USD/MXN đã phá vỡ mức hỗ trợ 20,00. Lúc này mức hỗ trợ chuyển đổi thành mức kháng cự, không thể phá vỡ và sau đó tiếp tục giảm. Đó là một tình huống điển hình, vì nó mang lại rất nhiều cơ hội cho các nhà giao dịch tham gia xu hướng. Trong tình huống như vậy, một nhà giao dịch có thể đã Sell USD/MXN sau khi giá quay lại ngưỡng 20.00.

 Nội dung này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn. 

Xin lưu ý rằng thông tin và nghiên cứu dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc hiệu suất không đảm bảo hiệu suất hoặc kết quả trong tương lai.
Đầu tư CFD dùng đòn bẩy sẽ có một tỷ lệ rủi ro đáng kể. Hình thức đầu tư này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ các rủi ro.

Các bạn đã học xong phần cơ bản trong khóa học forex miễn phí của giaodichtaichinh.com và nắm được những kiến thức cơ bản nhất trong hành trình chinh phục thị trường forex của mình. Trong phần tiếp theo, tôi muốn chia sẽ chuyên sâu về những kiến thức cơ bản của phân tích kỹ thuật và xây dựng hệ thống giao dịch với nòng cốt chính dựa trên phân tích hành động giá để ứng dụng chiến đấu trong thị trường thực tế. Đây là bài mở đầu về Kháng cự – hỗ trợ trong khóa học Price Action. Các bạn hãy chú ý theo dõi. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, có thể đặt câu hỏi bên dưới comment để được hỗ trợ.

Lời tâm sự:

Đôi điều khi các bạn học hỏi từ bất cứ một trang web, một khóa học, một cuốn sách, hay một video nào dạy về các kiến thức giao dịch. Các bạn nên nhớ:

Có loại kiến thức thu thập từ những người không trực tiếp giao dịch hoặc không thành công trong giao dịch mang nặng tính suy diễn nên có thể sẽ là chướng ngại cho bạn.[Họ phô bày những mặt xấu theo suy nghĩ tiêu cực của họ, và vô tình nó đánh vào tâm lí dè biểu của các bạn].

Loại kiến thức khác là dạng kinh nghiệm đúc kết của những bậc thầy trong thị trường rất hữu dụng cho bạn nhưng vẫn chỉ là “bảng chỉ đường” có khi không phù hợp với hoàn cảnh hay tính cách của bạn.[Bởi lẽ vị thế khác nhau, chúng ta không thể áp dụng một cách rập khuôn khi có sự chênh lệch giữa mỗi cá thể về vốn, tính cách, từ kế hoạch, sự kiên trì, kỉ luật…vv]

Thành công hay thất bại – mọi thứ phụ thuộc ở chính bạn, chỉ những kiến thức đã được sàng lọc qua chiêm nghiệm quan sát từ thị trường và hình thành từ kinh nghiệm giao dịch của chính bản thân bạn mới loại kiến thức “để đặt cược” kiếm tiền trên thị trường này.

“Cách duy nhất mà bạn được đào tạo trong thị trường là hãy bỏ tiền vào, theo dõi giao dịch của mình và nghiên cứu các sai lầm”. – Jesse Livermore 

Thị trường có một ngôn ngữ duy nhất đó là giá. Chúng ta nên nghiên cứu và lắng nghe những mách bảo trực tiếp từ giá.

Bậc thầy đầu cơ J. Livermore từng nói: “Xu hướng đã được hình thành trước khi tin tức lan ra và trong tất cả các thị trường tăng giá, tin xấu bị bỏ qua, tin tốt được phóng đại và ngược lại.” Tin tức gồm nhiều thể loại và chúng tác động rất phức tạp lên xu hướng thị trường. Mặt khác, bản thân tin tức không quan trọng mà là thái độ phản ứng của thị trường đối với tin tức mới quyết định và thái độ phản ứng này được thể hiện qua đồ thị giá.

NÓI MỘT CÁCH NGẮN GỌN: ĐƯỜNG GIÁ PHẢN ÁNH TẤT CẢ!

Thị trường 1000 năm trước hay 1000 năm sau, giá có thể thay đổi nhưng tâm lí con người không thể thay đổi. Winston Churchill từng nói rằng: bạn càng nhìn về quá khứ thì càng có thể nhìn thấu tương lai.

Hành vi “là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại”.

Trong thị trường tài chính, phân tích kỹ thuật là một phương pháp phân tích dự báo hướng của giá cả thông qua việc  nghiên cứu các dữ liệu thị trường quá khứ.

Phân tích kĩ thuật chủ yếu dựa vào biểu đồ và các công cụ hỗ trợ, để có thể xác định xu hướng [tăng hoặc giảm] trong 1 khoảng thời gian nhất định, từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

Phân tích kĩ thuật giúp chúng ta nắm bắt được xu hướng thị trường, nắm bắt được tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường, giúp chúng ta đưa ra quyết định mua khi đang ở giá tốt, và bán khi thị trường có xu hướng giảm, tăng khả năng thành công trong 1 giao dịch.

Kháng cự và Hỗ trợ là một trong những kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kỹ thuật dựa trên một khái niệm dễ hiểu nhưng khó nắm vững.

Dấu hiệu nhận biết:

Kháng cự và hỗ trợ là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng, và hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai. Tại các vùng giá đi lên rồi sau đó điều chỉnh giảm trở lại thì vùng cao nhất trước khi điều chỉnh gọi là kháng cự [resistance]. Ngược lại, khi thị trường có dấu hiệu tăng trở lại, vùng thấp nhất trước khi bắt đầu tăng trở lại sẽ trở thành hỗ trợ [support].

Sự hình thành kháng cự và hỗ trợ

Và thị trường càng biến động sẽ càng có nhiều mức hỗ trợ và kháng cự được tạo ra.

Xét về góc tâm lí, kháng cự là vùng giá mà các nhà đầu tư đang có tâm lí sợ hãi, ngược lại hỗ trợ là vùng giá mà các nhà đầu tư đang có tâm lí tham lam.

  • Tại các vùng kháng cự, tâm lí sợ hãi khiến các trader đã mua được ở vùng giá tốt sẽ chốt lời, vì họ sợ giá sẽ giảm trở lại mất đi cơ số lãi.
  • Tại các vùng hỗ trợ, tâm lí tham lam, tiếc nuối khi trước đấy không mua được ở vùng giá tốt, giá quay về họ sẽ vồ vào mua lấy mua để, và kì vọng giá tăng ngay sau đó.

Kháng cự có thể xem là vùng giá mà lực bán đủ mạnh, khiến giá giảm. Hỗ trợ có thể xem là vùng giá mà lực mua đủ mạnh, khiến giá tăng. Kháng cự có thể trở thành hỗ trợ và ngược lại.

Về kháng cự – hỗ trợ thì lại phải xét các vùng kháng cự hỗ trợ đã hình thành trong quá khứ, và sắp hình thành trong tương lai.

Một loạt diễn giải bên trên đang nói về sự hình thành của kháng cự – hỗ trợ [tức vùng kc-ht mới], còn vùng kháng cự – hỗ trợ cũ [trong quá khứ], thì tại vùng này phải liệt kê thêm phe kẹt hàng [phe mua đỉnh hoặc bán đáy tại các vùng kháng cự-hỗ trợ], cho nên khi giá có tín hiệu chạm các vùng kháng cự-hỗ trợ thường phản ứng mạnh và có tín hiệu giằng co hoặc quay đầu bởi bị tác động của phe kẹt hàng thoát hàng, và thị trường sẽ phân phối lại mua bán khi phe kẹt hàng đã rời khỏi thị trường, tiếp tục chọn cho họ một vị thế mới. Đây là lí do tại sao chúng ta áp dụng vào giao dịch: chốt lời trước các vùng kháng cự – hỗ trợ trong quá khứ, và tiến hành giao dịch khi giá có tín hiệu lao qua các vùng kháng cự – hỗ trợ.

Kháng cự và hỗ trợ trong xu hướng giảm

Kháng cự và hỗ trợ trong xu hướng tăng

Kháng cự hay hỗ trợ được xem là các vùng cản.

Nói về cản, thì bao gồm: cản cứng[tức cản tĩnh], cản mềm[tức cản động] và cản tâm lí.

  • Cản cứng[cản tĩnh]: là các vùng cản cố định như kháng cự – hỗ trợ, trendline và các mốc fibonacci.
  • Cản mềm[cản động]: là các cản dịch chuyển theo đường giá, là các indi như ema, bollinger band, ichimoku…
  • Cản tâm lý: là các số tròn 50,100,1000,,vv…

Trong thị trường tài chính, cứng là cố định, mềm thì chạy theo giá theo 1 công thức nào đó theo indicator. Chứ không phải theo nghĩa đen cứng mềm có thể bóp nắn được, các bạn đang lầm tưởng cứng mềm tượng trưng các cho vùng cản mạnh yếu là hiểu sai nghĩa nhé. Còn xét về các vùng cản mạnh yếu thế nào thì nó lại phụ thuộc vào vấn đề volume thanh khoản, và đơn nhiên ở khung thời càng lớn thì các vùng cản này xét về mạnh yếu mới có ý nghĩa, bởi tại các khung thời gian lớn tập trung một khối lượng giao dịch lớn, lực mua hay lực bán tại các vùng này đủ lớn để khiến giá biến động mạnh.

Giá vượt qua kháng cự – Kháng cự cũ trở thành hỗ trợ mới

Giá xuyên qua hỗ trợ. Hỗ trợ cũ trở thành kháng cự mới

Phương pháp xác định kháng cự [resistance] – hỗ trợ [support]?

Vùng Hỗ trợ – Support và vùng kháng cự – Resistance là hai thuật ngữ rất quan trọng trong thị trường Forex, Thị trường chứng khoán, và cả thị trường tài chính nói chung. Có rất nhiều bài viết, nội dung chia sẻ về vấn đề này nhưng để hiểu rõ bản chất của Kháng cự, Hỗ trợ và lựa chọn Vùng kháng cự – Vùng hỗ trợ chính xác, chúng ta cần hiểu một vài vấn đề để đưa ra quyết định chính xác.

Một tín hiệu sẽ không giúp bạn đủ căn cứ và tâm lý tự tin để lựa chọn thời điểm chính xác. Nhưng nếu nhiều tín hiệu cùng xuất hiện thì đó hẳn phải là một thời điểm tốt để ra quyết định vào lệnh.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VÙNG KHÁNG CỰ VÀ VÙNG HỖ TRỢ

Vùng Hỗ trợ và vùng kháng cự rất quan trọng trong giao dịch. Độ tin cậy của nó thay đổi một chút từ thị trường này sang thị trường khác. Trong thị trường ngoại hối – Forex, vùng hỗ trợ và vùng kháng cự rất quan trọng, nhưng không đáng tin cậy như trong thị trường chứng khoán.

Lý do là vì các nhà giao dịch nhỏ lẻ chỉ chiếm khoảng 15% thị trường Forex. Ví dụ như khi một ngân hàng lớn hoặc công ty quốc tế cần phải mua một lượng tiền Euro lớn, họ không thể quan tâm liệu Euro có đang ở mức tỷ giá tốt để mua hay không. Họ sẽ có thể đặt lệnh mua và ngay lập tức nhận lượng Euro họ có nhu cầu.

Nếu mua đủ Euro, nguồn cung giảm đáng kể, và nhu cầu tăng lên, làm cho đồng Euro tăng lên liên quan đến bất kỳ loại tiền tệ khác mà nó được kết hợp với. Loại giao dịch này có thể làm cho đồng Euro, hoặc bất kỳ loại tiền tệ khác, tăng đột biến và đây cũng chính là một điểm cấu trúc quan trọng trên thị trường.

Tất cả những gì được nói đến ở trên để bạn thấy rằng, Vùng hỗ trợ và vùng kháng cự vẫn là một trong những chỉ số kỹ thuật hàng đầu quan trọng nhất trong thị trường ngoại hối, hay bất kỳ thị trường nào khác, vì vậy bạn nên học cách sử dụng nó một cách chính xác.

Thuật ngữ: Vùng hỗ trợ – Vùng kháng cự trong giao dịch Forex, thị trường chứng khoán bởi vì: Kháng cự, hỗ trợ không phải là một đường thẳng, một điểm, mà nó là một Vùng giá nhất định.

NHỮNG SAI LẦM CỦA LÍNH MỚI KHI CHỌN VÙNG HỖ TRỢ VÀ VÙNG KHÁNG CỰ

Các nhà đầu tư mới ít khi chú ý tới việc lựa chọn và xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự tốt để chọn điểm vào lệnh tỷ lệ Win cao. Bản thân tôi khi mới bắt đầu giao dịch cũng mắc sai lầm như thế. Sau đó, tôi đã thử vài hệ thống, các chỉ báo, Indicator để giao dịch dựa vào hỗ trợ và kháng cự, và nhận ra rằng tôi đã mất rất nhiều tiền trong những năm qua vì sự lười biếng của tôi khi không chịu tìm hiểu và xác định các vùng tốt cho chiến lược giao dịch của mình.

Đó cũng là lẽ thường trong tự nhiên bởi con người ai cũng tin vào những gì mình biết, ít khi tự tìm ra điểm mù của bản thân để khắc phục. Nhưng khi đụng tới đồng tiền, và quyết tâm để trở thành một nhà đầu tư và coi Forex như là một nghề thì chúng ta cần thực sự nghiêm túc trong việc này. Bằng cách tự tìm ra điểm mù, phân tích lệnh, phân tích biểu đồ và đem nó đi chia sẻ với Cộng đồng, tôi từng bước hoàn thiện và hạn chế các lỗi bản thân gặp phải khi giao dịch và cho tỷ lệ Win tốt hơn.

Vấn đề là không phải tất cả mọi thứ trong kinh doanh có thể kiểm soát và làm được như lý thuyết. Lựa chọn vùng hỗ trợ và kháng cự tốt là sự kết hợp của các quy tắc cố định, kiến thức về cách hoạt động của thị trường, kinh nghiệm giao dịch và ý thức kỷ luật chung.

Một vấn đề khác mà các nhà đầu tư mới sử dụng hỗ trợ và kháng cự là khi họ lần đầu tiên bắt đầu biết đến hỗ trợ và kháng cự, họ có xu hướng xem mọi đỉnh và mọi đáy như là mức hỗ trợ hoặc kháng cự tiềm năng. May mắn thay, lỗi này rất dễ sửa chữa.

Đầu tiên bạn nên biết về hỗ trợ [Support] và kháng cự [Resistance] là mặc dù bạn có thể biểu diễn nó bằng một đường thẳng trên biểu đồ, nhưng mức hỗ trợ và kháng cự thực sự là một vùng. Bạn phải nhớ rằng bạn không chọn một điểm chính xác một mức tỷ giá cụ thể. Mà là một khoảng tỷ giá có sự dao động đủ lớn.

Với kỹ thuật đầu tiên này, khi bạn bắt đầu cố gắng tìm ra vùng hỗ trợ và kháng cự tốt, một thủ thuật có thể giúp bạn đó là hãy chuyển chuyển sang biểu đồ dạng đường [line] trong nền tảng giao dịch của bạn. Điều này có thể giúp bạn phát hiện chính xác hơn các vùng Hỗ trợ và kháng cự.

Biểu đồ Line không cho thấy mức cao và thấp nhất định, bởi vì các biểu đồ đường kẻ dựa trên giá đóng cửa của từng thời kỳ. Tuy nhiên, kỹ thuật này có thể hữu ích trong việc phát hiện các vùng hỗ trợ và kháng cự đáng kể.

Những gì bạn đang tìm kiếm là các vùng kháng cự hoặc hỗ trợ đã từ chối một mức giá thấp hơn hoặc cao hơn nhiều lần. Bạn cũng đang tìm kiếm các khu vực đánh dấu mức cao và thấp nhất trong lịch sử giá gần đây.

Mỗi khi vùng hỗ trợ hoặc kháng cự bị từ chối giá, sẽ có nhiều khả năng giá sẽ không cố gắng tiếp cận vùng đó trong tương lai gần. Nhưng có thể sau khi đi lên hoặc đi xuống, giá lại tiếp tục quay trở lại để thử phá thủng các vùng này một lần nữa. Và một khi nó đã phá thủng được các vùng kháng cự – hỗ trợ tốt mà chúng ta xác định. Điều cần làm là hãy theo xu hướng của giá. Và đích đến nếu bạn là tín đồ của Đảo chiều thì hãy chờ đợi ở vùng Hỗ trợ – Kháng cự tiếp theo.

NHỮNG TÍN HIỆU NÀO GIÚP CHO VÙNG HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ MÀ BẠN CHỌN LẠI LÀ VÙNG TIỀM NĂNG HƠN CÁC VÙNG KHÁC?

Để hiểu được câu trả lời cho câu hỏi này, bạn cần biết các vấn đề về dòng tiền, tỷ giá và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá trong đó có sử dụng các vùng hỗ trợ và kháng cự như một tín hiệu. Ở đây, tôi muốn nói tới các nhà hoạch định thị trường, các định chế tài chính thực sự ảnh hưởng tới biến động của giá và thay đổi thị trường mỗi ngày vì các cặp tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của một quốc gia như Xuất nhập khẩu chẳng hạn…

Các vấn đề này làm thay đổi cấu trúc của thị trường đáng kể. Và lý do các vùng kháng cự, hỗ trợ trở nên quan trọng là vì chúng có thể đại diện cho một phần về tính thanh khoản trên thị trường.

Các nhà đầu tư dạng lướt sóng thị trường thường lợi dụng các lợi thế từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ [chiếm khoảng 15% thị trường forex]. Họ luôn đi sau các khu vực kháng cự và hỗ trợ bởi lẽ ở khu vực này, Họ có những nhà đầu tư có suy nghĩ và hành động về giá đối nghịch với chiến lược của họ.

Lợi thế chính mà họ có qua các nhà đầu tư nhỏ lẻ là họ sử dụng khả năng mua và bán với số lượng lớn trên thị trường để điều chỉnh cung và cầu.

Kỹ thuật phản ánh cho các thông tin cơ bản, cả tâm lí thị trường, cho nên điều quan trọng là bạn cần nắm được các yếu tố tương quan này, từ phân tích kĩ thụật, phân tích cơ bản, và cả phân tích tâm lí đám đông. Nắm sơ bộ tổng quan tất cả các mặt, bạn sẽ thấy mọi thứ hiện hữu trên biểu đồ phân tích kĩ thuật.

BẠN ĐANG SỬ DỤNG SỰ HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ NHƯ THẾ NÀO?

Nếu bạn đã và đang mắc phải các lỗi cơ bản dành cho người mới mà tôi liệt kê phía trên khi áp dụng các vùng kháng cự – hỗ trợ thì cách tốt nhất là nên thay đổi và bắt đầu cải thiện vấn đề này.

Các tiêu chí tôi mong muốn bạn chú ý khi áp dụng các đường kháng cự và hỗ trợ trong giao dịch là:

Chỉ tập trung các vùng hỗ trợ – kháng cự mạnh. [Xác định các vùng cản ở khung thời gian giao dịch lớn hơn]

Quan tâm đến chất lượng điểm vào lệnh thay vì số lượng điểm vào lệnh.

Lựa chọn các khu vực có tỷ lệ rủi ro thấp để vào lệnh.

Sử dụng các tín hiệu hỗ trợ báo hiệu đảo chiều khác như tín hiệu phân kỳ từ RSI, MACD, hay các mô hình nến báo hiệu đảo chiều sớm.

Và điều quan trọng nhất, bạn cần kết hợp với lý thuyết Dow [bài này đã được chia sẻ].

Nếu bạn chỉ sử dụng Hỗ trợ và Kháng cự như tín hiệu quyết định 100% điểm vào lệnh của bạn mà không sử dụng các tín hiệu hỗ trợ khác, thì rủi ro sẽ tăng lên vô cùng cao.

Để tăng xác suất về sự chuẩn xác, ngoài nắm vững lý thuyết về các vùng kháng cự hỗ trợ, bạn cần nắm vững lý thuyết dow, tìm hiểu thêm các lý thuyết về fibonacci, phân kì hội tụ, điều này sẽ giúp bạn xác định được đâu là vùng phá cản rõ ràng và phá cản không rõ ràng.

Các hành vi của trader khi gặp kháng cự – hỗ trợ:

– Mua khi giá gặp hỗ trợ, bán khi giá gặp kháng cự [đây là trường phái bắt đỉnh bắt đáy]

– Mua khi giá phá kháng cự, bán khi giá phá hỗ trợ [đây là trường phái đánh theo breakout – phá cản]

Vấn đề là chúng ta nên lựa chọn phương pháp nào? Đây là điều làm nên sự khác biệt của một trader kinh nghiệm/

Tôi thì khuyên mọi người nên đánh thuận xu hướng, tức đánh theo trường phái breakout, phá lên cho tín hiệu buy, phá xuống cho tín hiệu sell, stoploss ae có thể đặt ở kháng cự – hỗ trợ gần nhất, tương ứng với khung thời gian giao dịch.
Hoặc có thể đánh theo hành vi giá, giá phá cản có xu hướng quay về test lại ngưỡng cản, với chu kì giảm, khi giá thủng cản [không kịp sell], sau đó quay về test cản, mọi người có thể canh sell ở vùng này, ngược lại với chu kì tăng, khi giá phá cản [không kịp buy], sau đó quay về test cản, mọi người có thể canh buy lại ở vùng này, stoploss vẫn đặt ở các vùng kháng cự – hỗ trợ gần nhất, tương ứng với khung thời gian giao dịch.

Phương pháp giao dịch với kháng cự – hỗ trợ: Sell khi thủng hỗ trợ hoặc khi giá lên test lại hỗ trợ theo hành vi giá.

Phương pháp giao dịch với kháng cự – hỗ trợ: Buy khi giá vượt kháng cự hoặc khi giá quay lại test kháng cự cũ theo hành vi giá.

Ví dụ thực tế:

Giao dịch theo kháng cự – Cặp GU khung D1.

Giao dịch theo hỗ trợ – Cặp USDCHF khung 4h. Cho rất nhiều điểm Sell đẹp

Khung thời gian áp dụng: Bất kì khung thời gian nào. Nhưng thông thường áp dụng chính xác hơn ở khung thời gian cao hơn. [H1, H4, D1],…

Hi vọng qua bài viết và những ví dụ thực tế này các bạn có thể hình dung được khái niệm về kháng cự – hỗ trợ trong giao dịch và những cách để áp dụng vào giao dịch. Tất nhiên không phải lúc nào giá cũng có thể chạy như 2 trường hợp lý tưởng được nêu mà thực tế sẽ biến thiên đi rất nhiêu. Tuy nhiên đây được coi là một nền tảng quan trọng trong bất kì hệ thống giao dịch nào. Chúc các bạn có những kiến thức bổ ích. Nếu có câu hỏi gì vui lòng comment bên dưới để được hỗ trợ. Phần sau chúng ta sẽ tìm hiểu về Lý thuyết Dow – Nền tảng cơ bản của phân tích kỹ thuật.

Video liên quan

Chủ Đề