Tại sao lại bị rạn da khi mang thai

Rạn da có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào

 Bác sỹ cao cấp Nguyễn Thị Tân Sinh - Phó khoa Sản, Bệnh viện Vinmec, cho biết:

Chào bạn!

Tôi hiểu và thông cảm với nỗi lo lắng của bạn, vì theo quan niệm của nhiều người, rạn da chỉ xuất hiện ở phụ nữ mang thai, do đó những cô gái còn trẻ như bạn sẽ thấy rạn da là điều “bất thường”. Chính lối suy nghĩ đơn giản đó đã khiến rất nhiều cô gái trẻ lo lắng, thậm chí là tự ti, mặc cảm khi vết rạn xuất hiện ở vùng da dễ nhận biết như bụng, đùi, chân. Tuy nhiên, quan niệm này có phần chưa đúng, rạn da có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này là do sợi đàn hồi dưới bề mặt da bị đứt gãy gây nên hiện tượng da mềm nhão và xuất hiện vết rạn nứt. Rạn da cũng có thể gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên khi da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi cơ thể nhất là trọng lượng. 

Vết da bị rạn được hình thành qua 2 thời kỳ. Biểu hiện lúc đầu là những vệt đỏ, tím có hoặc không kèm theo ngứa tại chỗ. Thời kỳ thứ 2 da chuyển sang màu trắng và hình thành các đường rạch lõm [vết rạn].

Ngoài nguyên nhân thay đổi cân nặng, thủ phạm gây vết rạn da có thể do hormone. Những thay đổi về hormone trong thời kỳ dậy thì đã làm hạn chế tính đàn hồi của da và gây nên vết rạn da mạnh. Rạn da cũng có yếu tố di truyền, nếu người mẹ bị thì con gái cũng bị. Rạn da không phải là bệnh nên bạn không nên lo lắng. 

Để ngăn ngừa rạn da, bạn nên áp dụng những biện pháp sau:

- Kiểm soát cân nặng, không để cơ thể tăng cân trong thời gian ngắn

- Chế độ ăn uống hợp lí và bổ sung nhiều protit giúp tổng hợp collagen nuôi dưỡng da. Rau xanh và hoa quả là  nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể.

- Thường xuyên tập thể thao giúp cơ bắp săn chắc.

Nếu da rạn nhiều, bạn có thể thoa các loại kem chống rạn da. Tuyệt đối không dùng kem bôi corticoid vì các thuốc này làm vết rạn da nhiều hơn.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

>>> Mẹo hay giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh suốt thai kỳ

Rạn da khi mang thai là gì?

Trước khi tìm hiểu về cách hết rạn ra, các mẹ bầu hãy tìm hiểu kiến thức về rạn da để có biện pháp điều trị kịp thời tình trạng này nhé. Để sinh hạ thiên thần bé nhỏ, các mẹ phải đối mặt với những thay đổi trên cơ thể, trong đó có hiện tượng rạn da khi mang thai.

Rạn dạ khi mang thai xuất hiện khi cơ thể của người mẹ tăng trưởng cao hơn so với mức co giãn của da bụng, làm đứt gãy các mô liên kết dưới lớp trung bì, hình thành vết rạn. Các vị trí xuất hiện rạn da khi mang thai thường ở ngực, bụng, cánh tay, mông và bắp đùi. Màu sắc của vết rạn sẽ chuyển thành màu đỏ, đen hoặc xám tùy vào cơ địa của từng người mẹ.

Rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào?

Theo thống kê của khoa học, 90% phụ nữ xuất hiện tình trạng rạn da khi mang thai vào tháng 6-7 của thai kỳ. Vết rạn sẽ bắt đầu lớn dần theo độ tuổi và số cân nặng của thai kỳ. Những mẹ bầu mang thai quá trẻ [dưới 20 tuổi] hoặc quá lớn tuổi [trên 35 tuổi] sẽ có nguy cơ xuất hiện rạn da khi mang thai. Thông thường, người mẹ tăng khoảng 10 – 12kg sẽ có ít vết rạn hơn các nàng tăng 15-20kg.

Rạn da xuất hiện khi thai kỳ bước sang tháng 6-7. [Ảnh: Internet]

Đặc biệt, nếu trong giai đoạn dậy thì, các nàng xuất hiện vết rạn da thì trong giai đoạn mang thai, sẽ gặp lại tình trạng này. Ngoài ra, kích thước của thai nhi cũng ảnh hưởng và tác động khiến vết rạn da khi mang thai xuất hiện. Khi kích thước thai nhi quá lớn, sẽ khiến cơ bụng kéo giãn tạo nên rạn da khi mang thai.

Việc rèn luyện thể dục thể thao cũng là yếu tố xuất hiện rạn da khi mang thai. Những thai phụ thường xuyên tập thể dục sẽ ít có nguy cơ mắc rạn da khi mang thai hơn các thai phụ khác.

Rạn da khi mang thai có hết không?

Các bà mẹ sẽ thắc mắc, vậy rạn da khi mang thai có hết không?

Câu trả lời này sẽ khiến các nàng thất vọng đấy. Mặc dù làn da rạn sau sinh không thể tiêu tan, tuy nhiên chúng có thể mờ dần sau khoảng 6 – 12 tháng sinh nở. Đặc biệt, hiện nay khoa học đã phát minh ra nhiều công nghệ để chữa trị rạn da mà bạn có thể tham khảo. Hoặc nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí, hãy thử sử dụng những loại mỹ phẩm dưỡng da hoặc các loại thảo dược thiên nhiên.

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách giúp mờ vết rạn da khi mang thai bằng các loại tinh dầu thiên nhiên sau đây nhé:

 Những cách trị rạn da bằng thảo dược thiên nhiên

Dầu dừa

Dầu dừa được mệnh danh là “thuốc tiên” cho sắc đẹp và sức khỏe của phụ nữ. Rất nhiều chị em đã công nhận và truyền nhau công dụng của dầu dừa trong việc chữa rạn da.

Cách làm: dùng dầu dừa [có thể tự làm hoặc mua dầu dừa nguyên chất] massage nhẹ nhàng các vùng da có nguy cơ bị rạn. Dưỡng chất trong dầu dừa sẽ thẩm thấu vào da, giúp làm mềm da, tăng độ đàn hồi cho da. Như thế, khi bụng bầu lớn dần, da căng ra sẽ không làm các sợi collagen và elastin bị đứt gẫy gây rạn da.

Cách dùng: Mẹ bầu có thể thoa dầu dừa 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối vào những vùng da như bụng, ngực, mông, đùi. Nên bắt đầu từ những tháng đầu thai kỳ tốt nhất là từ tháng thứ  4 khi bụng bầu bắt đầu lớn dần.

Lòng trắng trứng gà

Chị em đã từng nghe nói đến rất nhiều công dụng của lòng trắng trứng gà trong việc làm đẹp da. Ngoài ra cũng không thể phủ nhận tác dụng hiệu quả của long trắng trứng gà trong ngăn ngừa rạn da trước và trong thời kỳ mang thai, giảm bớt vết rạn sau sinh.

Cách làm:

- Mẹ chỉ cần lọc lấy lòng trắng trứng rồi thoa lên vùng da bị rạn.

- Chờ cho lớp mặt nạ đó khô rồi tiếp tục bôi thêm 2 lớp nữa, chờ 15 phút rồi rửa sạch bằng nước mát.

Các dưỡng chất trong lòng trắng trứng sẽ giúp ngăn ngừa và trị rạn da hiệu quả vì chúng sẽ có công dụng kỳ diệu trong việc khôi phục và tái tạo collagen cho da. Các mẹ nên sử dụng lòng trắng trứng gà, đặc biệt là gà ta và nên thực hiện 3 lần/tuần nhé!

Sữa tươi

Phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và tuyệt đối an toàn với làn da là dùng sữa tươi. Trong sữa tươi chứa protein, enzyme, axit lactic… sẽ giúp khắc phục các chứng bong da, giữ ẩm, làm mịn da, chống lão hoá, tăng sức đề kháng cho da. 

Cách thực hiện: Các mẹ mua sữa bò tươi về bảo quản trong tủ lạnh rồi sử dụng vào mỗi buổi tối sau khi tắm. Massage tất cả những vùng da có nguy cơ bị rạn như vùng bụng, vùng mông, vùng đùi sẽ có tác dụng ngăn ngừa rạn da. Các mẹ chú ý massage da nhẹ nhàng, đều đặn hàng ngày và kiên trì với cách làm này sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ đấy.

Ngoài những phương cách từ thiên nhiên trên, để tăng hiệu quả trong phòng và điều trị rạn da chị em cũng cần có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cân bằng, uống nhiều nước để tăng tính đàn hồi cho da và đặc biệt phải kiểm soát cân nặng, tránh để tăng cân quá nhanh và quá nhiều trong thai kỳ.

Các mẹ nên duy trì thực hiện để có làn da đẹp mịn màng sau sinh nhé. Chúc các mẹ thực hiện thành công.

Theo Khampha.vn

Có mẹ bầu nói rằng các vết rạn da trên bụng thường đến chỉ sau 1 đêm. Thực tế không phải vậy mà nó thường được báo trước bằng một số dấu hiệu điển hình.

  • Người mẹ lầm tưởng vết ngứa ở bụng là do rạn da gây nên nhưng sự thực đằng sau đó đáng sợ gấp nghìn lần
  • Vết rạn da có thể biến mất nếu các mẹ bỉm sữa kiên trì áp dụng những cách tự nhiên này

Rạn da là hiện tượng phổ biến ở các mẹ bầu nhưng nhiều người than phiền rằng những vết rạn đến từ bao giờ không hề biết, đến lúc thấy xuất hiện mới vội vàng bôi kem chống rạn thì không ăn thua nữa.

Ở phụ nữ mang thai, rạn da thường xuất hiện ở bụng, mông, đùi, một số người bị cả ở vùng ngực. Khi sự thay đổi của cơ thể bà bầu diễn ra quá nhanh khiến các vùng da mỏng như bụng, đùi, mông không kịp giãn ra, các sợi collagen và elastin không kịp đàn hồi để thích nghi gây ra tình trạng đứt gãy collagen và liên kết mà hình thành nên các vết rạn da.

Ban đầu là những vệt đỏ, đỏ tím xuất hiện ở vùng bụng, bụng chân, bắp đùi và hông, có hoặc không kèm theo ngứa. Tiếp sau, da chuyển sang màu trắng, da căng dần khiến nhiều mẹ tưởng những vết rạn thiếu thẩm mỹ này đã biến mất.

Nếu bà bầu nhận thấy cơ thể có 3 dấu hiệu này thì khả năng lớn là sẽ bị rạn da:

  • Vết rạn da có thể biến mất nếu các mẹ bỉm sữa kiên trì áp dụng những cách tự nhiên nàyĐọc ngay

1. Bụng to ra rất nhanh

Hiện tượng này thường xảy ra vào giai đoạn giữa và cuối thai kì. Đây là thời điểm thai nhi phát triển rất nhanh, bụng phình ra trông thấy mỗi ngày. Kèm theo đó là các sợi dây đàn hồi của da bụng bị đứt gãy dẫn đến hiện tượng rạn da.

Ngoài việc ăn uống thả phanh, không kiểm soát cân nặng khi mang thai cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rạn da. Vì thế, mẹ bầu cần hết sức chú ý đến chế độ ăn uống và kiểm soát cân nặng trong suốt thai kì. Mỗi bà bầu chỉ nên tăng khoảng 14kg trở xuống sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị rạn da. Đồng thời, mẹ bầu nên duy trì một chế độ ăn cân bằng với nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống sữa và tránh các loại thực phẩm có quá nhiều chất béo hay đồ ăn nhanh, các sản phẩm chứa chất phụ gia, chất ổn định.

2. Ngứa bụng đột ngột

Đột nhiên ngứa liên tục, chỉ muốn gãi vào bụng... ấy là một trong những dấu hiệu của hiện tượng rạn da [Ảnh minh họa].

Ngứa bụng thường xuất hiện ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ khi thai nhi càng lớn nhanh, tử cung cũng lớn dần kéo căng vùng bụng. Nếu đột nhiên thấy ngứa nhiều ở vùng bụng, có thể là collagen và sự đàn hồi của da bụng đã bắt đầu bị tổn thương, đứt gãy dẫn đến các vết rạn hình thành.

Các chuyên gia khuyên bà bầu nên bổ sung vitamin và collagen khi mang thai để tăng sự đàn hồi cho da, chống rạn da.

3. Những chấm đỏ xuất hiện trên bụng

Các nốt đỏ này cũng là dấu hiệu cho thấy bà bầu sắp bị rạn da [Ảnh minh họa].

Rạn da không phát triển đột ngột mà hình thành thông qua các mảng ban đỏ nhỏ li ti trên bụng mẹ bầu. Bởi thế, khi bắt đầu thấy những nốt đỏ li ti xuất hiện trên bụng, mẹ bầu cần chú ý chăm sóc da bụng cẩn thận hơn.

Khi thấy cơ thể xuất hiện 1 trong 3 dấu hiệu trên, mẹ bầu nên bôi kem chống rạn ngay và bôi thường xuyên. Lưu ý lựa chọn loạn kem chống rạn của thương hiệu uy tín, ưu tiên thành phần tự nhiên.

Một số cách tự nhiên giúp bà bầu phòng tránh và khắc phục hiện tượng rạn da:

- Mát xa vùng bụng, hông, đùi thường xuyên bằng dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng vitamin E dạng viên hàng ngày. Vitamin E có tác dụng cải thiện các vết rạn hoặc thêm một vài viên vitamin E vào dầu mát xa cơ thể.

- Uống đủ nước.

- Lựa chọn 1 loại kem dưỡng da an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi có tác dụng chống rạn, làm săn chắc da và mờ vết rạn.

- Kết hợp tập một số bài tập giúp cơ thể dẻo dai, đàn hồi tốt và săn chắc hơn.

Không cần bôi kem, có 9 cách tự nhiên để các mẹ xóa mờ vết rạn da ngay tại nhà

Video liên quan

Chủ Đề