Phác đồ Y học cổ truyền Bộ Y tế

Hiện nay, phác đồ điều trị là công cụ không thể thiếu trong hoạt động khám chữa bệnh, từ Y học cổ truyền đến Y học hiện đại. Đây là trình tự và thao tác vạch sẵn để xử lý và điều trị bệnh hay là tài liệu tóm tắt, rút gọn, sơ đồ hóa, khuyến cáo lâm sàng từ chính hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và thường tập trung vào điều trị, hướng xử lý cũng như sử dụng thuốc.

Dưới đây là thông tin phác đồ điều trị Y học cổ truyền cua Bộ Y tế. Đây là tài liệu áp dụng cho các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước, tư nhân và những cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.

QUY TRÌNH SỐ 1: KHÁM BỆNH Y HỌC CỔ TRUYỀN

Giống với y học hiện đại, khi một bệnh nhân đến điều trị bằng các phương pháp của y học cổ truyền, những bác sĩ y học cổ truyền cũng phải thứ tự thực hiện các bước như:

  1. Thăm khám bệnh nhân: y học cổ truyền gọi là Tứ chẩn.
  2. Chẩn đoán bệnh: y học cổ truyền gọi là chẩn đoán Bát Cương, chẩn đoán tạng phủ, chẩn đoán bệnh danh
  3. Đề ra phương pháp điều trị: y học cổ truyền gọi là Pháp điều trị.

Những bước khám bệnh trong Y học cổ truyền được gọi là Tứ Chẩn. Tứ Chẩn là bốn phương pháp để khám bệnh của y học cổ truyền gồm: Nhìn [vọng chẩn], nghe ngửi [văn chẩn], hỏi [vấn chẩn], bắt mạch, sờ nắn [thiết chẩn], nhằm thu thập các triệu chứng chủ quan và khách quan của người bệnh.

QUY TRÌNH SỐ 2: VỌNG CHẨN

Thầy thuốc dùng mắt để quan sát thần, sắc, hình thái, mắt mũi, môi, lưỡi, rêu lưỡi của người bệnh để biết tình hình bệnh tật bên trong của cơ thể phản ánh ra bên ngoài.

Vọng chẩn là quan sát hình thái bên ngoài của người bệnh

Nhìn Thần: Thần là sự hoạt động về tinh thần, ý thức là sự hoạt động của tạng phủ bên trong cơ thể biểu hiện ra ngoài.

Nhìn sắc: Nhìn sắc mặt bệnh nhân, khi có bệnh sẽ biến đổi. Chẳng hạn sắc đỏ là do nhiệt. Đỏ toàn mặt – thực nhiệt thường gặp trong sốt do nhiễm khuẩn hay say nắng.

Nhìn hình thái, động thái người bệnh.

Bác sĩ y học cổ truyền sẽ nhìn hình thái để biết tình trạng khoẻ hay yếu của 5 tạng bên trong:

  •  Da, lông khô là phế hư
  •  Cơ nhục teo nhẽo là tỳ hư
  •  Xương nhỏ, răng chậm mọc là thận hư
  • Chân tay run, co quắp là can huyết hư

Nhìn mắt: Nhìn lòng trắng mắt của bệnh nhân.

  •  Lòng trắng có màu đỏ: Bệnh ở tâm
  •  Lòng trắng có màu xanh: Bệnh ở can
  •  Lòng trắng có màu vàng: Bệnh ở tỳ
  •  Lòng trắng có màu đen: Bệnh ở thận.

Nhìn mũi

  • Đầu mũi có màu xanh: Đau bụng
  • Đầu mũi hơn đen: Trong ngực có đàm ẩm
  • Đầu mũi trắng: Khí hư hoặc mất máu nhiều
  • Đầu mũi vàng: Do thấp
  • Đầu mũi đỏ: Do phế nhiệt

Nhìn môi

  • Môi đỏ, khô: Do nhiệt
  • Môi trắng nhợt: Do huyết hư [thiếu máu]
  • Môi xanh, tím: là ứ huyết
  • Môi xanh đen: Do hàn
  • Môi lở loét: Do vị nhiệt

Nhìn da

  • Phù, ấn lõm lâu: Do thuỷ thấp
  • Phù, ấn không lõm: do khí trệ
  • Da vàng tươi sáng, kèm theo sốt cao: chứng dương hoàng
  • Da vàng xạm, không sốt: chứng

QUY TRÌNH SỐ 3 : VĂN CHẨN

Thầy thuốc dùng tai để nghe tiếng nói, hơi thở, tiếng ho, tiếng nấc của người bệnh.

Thầy thuốc dùng mũi để ngửi hơi thở, các chất thải như: phân, nước tiểu, khí hư của bệnh nhân để giúp phân biệt tình trạng bệnh thuộc hư hay thực, bệnh thuộc hàn hay thuộc nhiệt của người bệnh để đề ra phát điều trị phù hợp [thực tế hiện nay thày thuốc có thể hỏi người bệnh để tiếp nhận các thông tin này]

QUY TRÌNH SỐ 4: VẤN CHẨN

Là cách hỏi bệnh [vấn chẩn] để làm bệnh án theo Y học cổ truyền Lần lượt tiến hành theo các bước sau:

Lý do đi khám bệnh và hoàn cảnh xuất hiện bệnh

  •  Lý do chính làm người bệnh lo lắng và phải đi khám bệnh, mức độ bệnh của lý do này
  •  Lý do này xuất hiện trong hoàn cảnh nào: sau cảm nhiễm lục tà [ngoại nhân], sau rối loạn tình chí [nội nhân] hay sau chấn thương, trùng thú cắn, lao động nặng nhọc, ăn uống thiếu thốn hoặc nhiều đồ ngọt béo, sống lạnh… [bất nội ngoại nhân]

Diễn biến bệnh:

  •  Diễn biến của triệu chứng chính:

Diễn biến của triệu chứng đó có biểu hiện gì đặc biệt trong ngày, tuần… có liên quan gì với thời tiết, khí hậu [ngoại nhân], sự thay đổi tình chí [nội nhân], ăn uống, lao động, sinh hoạt [bất nội ngoại nhân] … không?

  •  Diễn biến của triệu chứng kèm theo:

– Các triệu chứng kèm theo này xuất hiện khi nào, trước hay sau triệu chứng chính?

– Các triệu chứng kèm theo cũng có liên quan gì tới các nguyên nhân ngoại nhân, nội nhân hay bất nội ngoại nhân không

QUY TRÌNH SỐ 5 : THIẾT CHẨN

Thiết chẩn là phương pháp khám bệnh gồm bắt mạch [mạch chẩn] và thăm khám tứ chi và các bộ phận của cơ thể [xúc chẩn]

Thiết chẩn là phương pháp bắt mạch

Mạch bình thường: là một hơi thở [một tức] có 4 – 5 nhịp mạch đập [khoảng 70 – 80 lần/phút], không ra nông cũng không ở sâu, không to không nhỏ, mạch đều đặn thì gọi là mạch hoà hoãn.

Mạch phù: đặt ngón tay nhẹ đã cảm thấy cảm giác mạch đập rõ, ấn dần xuống mạch đập yếu đi, thường bệnh ở biểu.

Chẳng hạn mắc chứng ngoại cảm, sợ lạnh, phát sốt, không ra mồ hôi, mạch phù khẩn là biểu thực hàn.

Mạch trầm: đặt ngón tay nhẹ chưa thấy cảm giác mạch đập, dùng lực ấn ngón tay xuống sâu [trung án], mới có cảm giác mạch đập, thường bệnh đã vào lý.

QUY TRÌNH SỐ 6 : CHẨN ĐOÁN BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

Nội dung tám cương lĩnh giúp cho các thầy thuốc trong khi chẩn đoán cần phải chỉ ra đươc vị trí nông sâu, tính hàn nhiệt, trạng thái hư thực và xu thế chung của bệnh thuộc âm hay dương, từ đó giúp cho viêc chẩn đoán nguyên nhân và đề ra các phương pháp chữa bệnh chính xác.

Cụ thể là:

Biểu và lý

Biểu và lý là hai cương lĩnh chỉ vị trí nông sâu của bệnh tật, giúp đánh giá tiên lượng và đề ra phương pháp chữa bệnh thích hợp: bệnh ở biểu thì dùng phép hãn, bệnh ở lý thì dùng phép thanh, hạ, ôn, bổ…

Biểu chứng: Bệnh ở biểu là ở nông, ở ngoài, ở gân, xương, cơ nhục, kinh lạc, bệnh cảm mạo và bệnh truyền nhiễm ở thời kỳ đầu y học cổ truyền gọi là phần vệ, tương ứng với y học hiện đại là viêm long và khởi phát.

Lý chứng: Lý là bệnh ở bên trong, ở sâu thường là các bệnh thuộc câc tạng phủ, bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng [ôn bệnh] ở giai đoạn toàn phát [tà khí đã vào phần khí, dinh và huyết]

Các biểu hiện lâm sàng của lý chứng: sốt cao, khát, mê sảng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, nước tiểu ít sắc đỏ, táo bón hay ỉa chảy, nôn mửa, đau bụng, mạch trầm…

Biểu và lý còn kết hợp với các cương lĩnh khác như hư, thực, hàn, nhiệt và sự lẫn lộn giữa biểu lý.

Hàn và nhiệt

Hàn và nhiệt là hai cương lĩnh dùng để đánh giá tính chất của bệnh giúp cho thầy thuốc chẩn đoán loại hình của bệnh là hàn hay nhiệt để đề ra phương pháp chữa bệnh hợp lý [Bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc hàn, nhiệt thì châm, hàn thì cứu].

Âm và dương

Âm và dương là hai cương lĩnh tổng quát để đánh giá xu thế phát triển bệnh và những hiện tưọng hàn, nhiệt, hư, thực luôn luôn phối hợp và lẫn lộn với nhau.

Sự mất thăng bằng âm dương biểu hiện bằng sự thiên thắng [âm thịnh, dương thịnh] hay thiên suy [âm hư, dương hư, vong âm, vong dương].

QUY TRÌNH SỐ 7 : KÊ ĐƠN THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN

Đơn thuốc Y học cổ truyền có thể thể ghi cho tất cả các loại bệnh, nhất là bệnh mãn tính, có đơn cần kết hợp cùng hoặc sau với các phương pháp điều trị Y học hiện đại như điều trị ung thư, điều trị sau phẫu thuật…

Đơn thuốc Y học cổ truyền ngoài dùng uống, có thể ghi điều trị bên ngoài như ngâm, rửa, rắc hoặc xoa…Cũng có thể ghi đơn để phòng bệnh.

Trên đây là thông tin tổng quan về phác đồ điều trị Y học cổ truyền do Trường Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên tổng hợp. Hi vọng sẽ giúp bạn nắm được quy trình điều trị cụ thể và đầy đủ nhất.

//credit-n.ru/order/zaim-belka.html

  • [Cập nhật: 11/1/2021]

    Quy trình sửa đổi bổ sung Y dược cổ truyền năm 2020

  • VIÊM KHỚP DẠNG THẤP [Chứng tý ]

  • ĐAU THẦN KINH TỌA HOẶC HỘI CHỨNG ĐAU THẮT LƯNG HÔNG [Tọa cốt phong, Yêu cước thống, Tọa cốt thống ]

  • HỘI CHỨNG VAI GÁY [ Chứng kiên tý ]

  • VIÊM QUANH KHỚP VAI [ Chứng Kiên Tý ]

  • THOÁI KHỚP, CỘT SỐNG [ Chứng tý, Tích bối thống ]

  • LIỆT DÂY THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN [ Khẩu nhãn oa tà ]

  • ĐAU THẦN KINH LIÊN SƯỜN [Chứng hiếp thống]

  • ĐAU THẦN KINH CÁNH TAY [ HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY ]

  • VIÊM DẠ DÀY [Vị quản thống]

  • Tiêu điểm
  • Tin đọc nhiều
  • Quảng cáo

  • Video clip
  • Đoàn thanh niên Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Dấu ấn chặng đường 5 năm

    10 thành tựu nổi bật của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2022

    Ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo RAPID lần đầu tiên tại Quảng Ninh

    Ứng dụng Robot cầm tay công nghệ 4.0 trong phẫu thuật nội soi

  • Liên kết web

Video liên quan

Chủ Đề