Phải dụng bạo lực cách mạng để giành và

Theo nghĩa thông thường: Dùng sức mạnh để cưỡng bức, đàn áp, buộc đối phương phải  khuất phục nếu không thì quật ngã, tiêu diệt.

  Bạo lực trong đấu tranh giai cấp được hiểu là bạo lực chính trị : bạo lực của giai cấp thống trị dùng để trấn áp, bảo vệ quyền lực nhà nước và bạo lực của giai cấp bị thống trị dùng để đánh đổ giai cấp thống trị, giành lấy quyền lực nhà nước về tay mình. Do tính chất giai cấp của bạo lực như trên, người ta phân chia bạo lực chính trị thành hai loại: bạo lực cách mạng và bạo lực phản cách mạng.


  Bạo lực cách mạng là một phạm trù dùng để chỉ một phương pháp giành chính quyền của quần chúng. Việc dùng bạo lực cách mạng là cần thiết và tất yếu trong mọi cuộc cách mạng của quần chúng, nhằm lật đổ một chế độ chính trị lỗi thời và phản động, thiết lập nên một chế độ chính trị tiên tiến và cách mạng. C.Mác và F.Anghen từng nêu một luận điểm nổi tiếng: “Bạo lực là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới”. Đối với cuộc cách mạng vô sản, V.I.Lênin cũng khẳng định rằng “không có cách mạng bạo lực thì không thể thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản được”.

  Phương  pháp bạo lực cách mạng phân biệt với phương pháp được gọi là hoà bình cách mạng, tức là từ chối việc dùng bạo lực mà dùng cách thương lượng hoà bình đòi giai cấp thống trị phải nhượng lại quyền lực, hoặc là bằng con đường tranh cử nghị viện giành đa số phiếu để đứng ra lập chính quyền mới.

  Thực hiện bạo lực cách mạng phải dựa vào hai lực lượng và hai hình thức đấu tranh cơ bản: chính trị và vũ trang [quân sự] và kết hợp chặt chẽ giữa  hai lực  lượng và hai hình thức đấu tranh đó một cách linh hoạt, thích hợp với so sánh lực lượng và nhằm phục vụ yêu cầu của từng thời kỳ đấu tranh cách mạng. Có quan niệm bạo lực cách mạng tổng hợp như vậy, mới thấy hết sức mạnh của cách mạng, mới dám phát động quần chúng đứng lên khởi nghĩa, cũng như sau khi quần chúng đã nổi dậy rồi, mới dám tiếp tục tiến công  để đưa cách mạng tiến lên, hoặc khi đã phát động đấu tranh vũ trang rồi sẽ không  bị sa vào chiến lược phòng ngự mà vẫn kiên quyết  giữ vững chiến lược tiến công.

Trên vấn đề phương pháp cách mạng, bằng phương pháp nào để giành chính quyền? - bạo lực cách mạng hay hoà bình cách mạng-, từng diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa những người mácxít với những người phi mácxít cùng những người theo chủ nghĩa cải lương, cơ hội và xét lại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Ở Việt Nam, cuộc đấu tranh đó cũng từng diễn ra gay gắt vào những thời điểm mà cách mạng phải quyết định, không được do dự chần chừ, về con đường tiến lên giành chính quyền. Đó là thời điểm trước cuộc Cách mạng tháng Tám, 1945 sau khi Nhật đảo chính Pháp, lập chính phủ Trần Trọng Kim. Đó còn là thời điểm của  của những năm 1956 - 1959 ở miền Nam, khi Mỹ và chính Ngô Đình Diệm từ chối hiệp thương tổ chức tổng tuyển cử cả nước.

Ở Việt Nam, nét nổi bật của phương pháp sử dụng bạo lực cách mạng tổng hợp của cách mạng miền Nam đã được tổng kết là: lực lượng chính trị quần chúng kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân; bắt đầu từ khởi nghĩa từng phần ở nông thôn và từ khởi nghĩa phát triển thành chiến tranh cách mạng; kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị với đấu tranh ngoại giao; kết hợp khởi nghĩa quần chúng với đấu tranh cách mạng, kết hợp nổi dậy với tiến công, tiến công và nổi dậy; đánh địch trên cả ba vùng chiến lược : nông thôn rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị; đánh địch bằng ba mũi giáp công : chính trị, quân sự và binh vận; kết hợp ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ; kết hợp chiến tranh nhân dân địa phương với chiến tranh của các binh đoàn chủ lực; kết hợp đánh lớn, đánh vừa và đánh nhỏ; thực hiện làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ; nắm vững phương châm chiến lược đánh lâu dài, đồng thời biết tạo ra thời cơ mở những đòn tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến tranh, tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt, giành thắng lợi cuối cùng.

Khi sử dụng phạm trù bạo lực cách mạng cần phân biệt những cặp khái niệm sau: Bạo lực không đồng nghĩa với  vũ lực, vũ lực chỉ là một trong hai hình thức của bạo lực. Bạo lực chính trị không đồng nghĩa với đấu tranh chính trị, đấu tranh chính trị là một trong hai hình thức của bạo lực chính trị. Không phải bất cứ hình thức đấu tranh chính trị nào cũng đều là bạo lực cách mạng, mà chỉ được coi là bạo lực cách mạng, những hành động của quần chúng ngoài khuôn khổ pháp luật nhà nước của giai cấp thống trị, nhằm mục đích trực tiếp đánh đổ chính quyền của chúng, giành chính quyền về tay nhân dân khi vấn đề chính quyền đang được đặt ra một cách trực tiếp.  

Page 2

Cách mạng xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng dù dưới hình thức nào, cách mạng cũng không thể đạt tới thành công nếu không sử dụng bạo lực cách mạng.

1. Bạo lực cách mạng là gì?

Bạo lực cách mạng là hành động cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của giai cấp cách mạng vượt qua giới hạn pháp luật của giai cấp thống trị đương thời nhằm lật đổ nhà nước lỗi thời, xác lập nhà nước của giai cấp cách mạng.

– Ta cần hiểu “bạo lực cách mạng” đối lập với “bạo lực phản cách mạng”.

Bạo lực cách mạng là của giai cấp bị trị, là đối trọng với bạo lực phản cách mạng của giai cấp thống trị.

– Ta cũng không nên nhầm lẫn giữa “bạo lực cách mạng” với “bạo lực” thuần túy.

Bạo lực cách mạng không nhất thiết là sử dụng trực tiếp các phương tiện vũ khí [súng, đại bác, pháo hạm…], không nhất thiết là vây bắt, bỏ tù…

Mà bạo lực cách mạng trong nhiều trường hợp là sự phẫn nộ, ý chí quật khởi của quần chúng nhân dân trong việc sẵn sàng đáp trả kiên quyết các hành vi phản cách mạng.

2. Vì sao bao lực cách mạng là tất yếu?

Phân tích đặc điểm của nhà nước tư sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, V. I. Lênin đi tới kết luận về tính tất yếu phổ biến của cách mạng bạo lực: Nhà nước tư sản bị thay thế bởi nhà nước vô sản [chuyên chính vô sản] không thể bằng con đường [tự] tiêu vong được, mà chỉ có thể, theo quy luật chung, bằng một cuộc cách mạng bạo lực.

Điều đó là tất yếu vì những lý do chủ yếu sau:

Giai cấp thống trị lỗi thời không bao giờ tự nguyện từ bỏ địa vị thống trị của mình. Trước phong trào cách mạng của quần chúng, lợi ích bị uy hiếp, nó sẵn sàng sử dụng quyền lực của nhà nước với bộ máy bạo lực để đàn áp phong trào cách mạng, đó là bạo lực phản cách mạng.

Như thế, do có bạo lực phản cách mạng thường xuyên đàn áp và đe dọa đàn áp, nên nhất thiết phải có bạo lực cách mạng. Để lật đổ giai cấp thống trị và giành chính quyền, giai cấp bị trị không còn cách nào khác là phải dùng đến bạo lực.

Như C. Mác khẳng định, bạo lực là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới, bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hội dùng để tự mở đường cho mình và đập tan những hình thức chính thức cứng đờ và chết.

Trong lịch sử nhân loại, chưa có giai cấp cách mạng nào giành được chính quyền nhà nước bằng con đường phi bạo lực, ngay cả khi cách mạng được thực hiện dưới hình thức tương đối hòa bình, khi giai cấp thống trị lỗi thời không còn đủ khả năng sử dụng bạo lực để giữ nhà nước của nó.

Giai cấp cách mạng muốn giành chính quyền, ngay trong trường hợp đó vẫn phải dùng bạo lực làm hậu thuẫn, làm điều kiện [tức là không dùng trực tiếp] để sẵn sàng đập tan sự phản kháng của giai cấp thống trị nếu nó dùng bạo lực phản cách mạng để chống lại.

Trong thực tế có tồn tại khả năng đưa cách mạng xã hội tiến lên bằng phương pháp hòa bình, kể cả “con đường nghị trường”. Những người mác-xít không phủ nhận khả năng này trong khi khẳng định tính tất yếu của cách mạng bạo lực.

Song, phương pháp hòa bình có có thể được bảo đảm khi có sức mạnh của phong trào quần chúng, tức là bạo lực cách mạng, làm hậu thuẫn.

Xu thế từ đối đầu chuyển sang đối thoại hiện nay không hề phủ nhận quan điểm mác-xít về cách mạng bạo lực. Bởi xu thế đó được tạo ra chính là do sự lớn mạnh của các phong trào cách mạng và hòa bình, bởi tương quan lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng.

Trong khi không ngớt rêu rao về sự cần thiết phải giải quyết xung đột bằng con đường đối thoại, nhưng lực lượng đế quốc không ít lần đã sử dụng bạo lực hết sức tàn nhẫn ở nhiều khu vực trên thế giới để áp đặt quan điểm “hòa bình”, “dân chủ”, “nhân quyền” của họ. Ví dụ điển hình gần đây nhất là việc Mỹ và liên quân đã tấn công quân sự vào Iraq [2003], hậu thuẫn cho các thế lực gây ra chiến tranh ở Lybia [2011], Syria [2011]…   

Bạo lực của giai cấp bị trị là tất yếu để chống chọi với bạo lực của giai cấp thống trị. Ảnh: Pinterest.

3. Cách mạng xã hội trong thời đại ngày nay

Ngày nay, sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ tư [cách mạng 4.0], sự biến đổi phức tạp của các trào lưu cách mạng… đã có tác động mạnh mẽ tới khả năng nổ ra và thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Trong bối cảnh đó, những nhà lý luận tư sản đã lớn tiếng bác bỏ lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Bởi vậy, việc bổ sung, phát triển sáng tạo những quan niệm về cách mạng nói chung, về cách mạng xã hội chủ nghĩa nói riêng, trở nên hết sức cấp bách.

Hiện nay, tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất đạt trình độ cao, khiến cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không thể không biến đổi. Nó đang tạo ra trạng thái của nền sản xuất xã hội mà C. Mác gọi là “những hình thái quá độ từ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sang phương thức tập thể”.

Nhưng, sự chuyển hóa như vậy diễn ra trong khuôn khổ chế độ tư bản chủ nghĩa, nên không khắc phục được mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa cao với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất.

Nó chỉ làm cho mâu thuẫn đó phát triển thêm dưới một hình thái mới.

Những xung đột xã hội biểu hiện mâu thuẫn nói trên đã không thể khắc phục trong điều kiện chủ nghĩa tư bản phát triển cao, kể cả trong những nước thực hiện cái gọi là “chính sách xã hội phồn vinh”. Đồng thời, khi lực lượng sản xuất ngày càng mang tính chất quốc tế hóa, mâu thuẫn giữa lao động và tư bản ngày càng mở rộng ra trên phạm vi thế giới.

Cùng với những tiền đề vật chất – kỹ thuật và kinh tế, xã hội tư bản chủ nghĩa phát triển cũng làm cho các tiền đề khác của chủ nghĩa xã hội từng bước chín muồi, trong đó phải kể đến việc nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực sáng tạo của quần chúng lao động. Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, cuộc đấu tranh cho dân sinh, dân chủ với mức độ ngày càng cao tương xứng với trình độ phát triển của xã hội hiện đại vẫn không ngừng diễn ra.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, việc vận dụng những thành quả của nó vào trong đời sống kinh tế – xã hội đã làm xuất hiện nhu cầu ngày nay phải xã hội hóa về sở hữu, về quản lý, nâng cao đời sống của nhân dân như là những xu hướng khách quan trong sự phát triển của xã hội hiện đại.

Trước những đòi hỏi đó, chủ nghĩa tư bản đã tìm mọi cách tự điều chỉnh trên một loạt vấn đề:

– Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các công ty, tập đoàn để cho phép một bộ phận công nhân mua được cổ phần;

– Xây dựng trong xã hội một đội ngũ chuyên gia quản lý ngày càng đông đảo làm thuê cho giai cấp tư sản;

– Ở một loạt nước, giai cấp tư sản buộc phải thực hiện chính sách điều tiết thu nhập với mức lũy tiến cao…

Tuy nhiên, tình hình đó không làm mất đi mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và các tầng lớp lao động khác trong xã hội. Sự điều chỉnh ấy không hề làm giảm đi sự phân cực giữa giai cấp tư sản ngày càng giàu lên nhanh chóng với giai cấp công nhân và những người nghèo khổ không thoát khỏi tình cảnh làm thuê cho nhà tư sản.

Muốn  thoát khỏi tình cảnh đó, giai cấp công nhân và nhân dân lao động chỉ có phương hướng giải quyết duy nhất đúng đắn là: Phải biến toàn bộ tư liệu sản xuất thành của cải xã hội, làm cho mọi người thực sự trở thành chủ thể quản lý quá trình sản xuất, toàn bộ sản phẩm mà xã hội làm ra thuộc về nhân dân.

Việc hiện thực hóa đầy đủ các yêu cầu đó chỉ có thể đạt được trong chủ nghĩa xã hội.

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là cần thiết để khắc phục một cách căn bản những đối kháng giai cấp, tạo ra những tiền đề khách quan để lý tưởng xã hội chủ nghĩa được thực hiện. Hình thức cách mạng đó như thế nào, điều đó còn tùy thuộc điều kiện lịch sử cụ thể.  

8910X.com

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để bọn mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!

Bài liên quan:

  • //lamgiautrithuc11.blogspot.com/2
  • //www.phutho.gov.vn/P

Video liên quan

Chủ Đề