Phân tích 2 khổ thơ đầu của bài đây thôn vĩ dạ

Hàn Mặc Tử là nhà thơ nổi bật của phong trào thơ mới với nhiều thi phẩm đặc sắc. Nhưng có lẽ, trong giới thi ca không thấy ai có số phận nghiệt ngã như Hàn Mặc Tử. Và số phận ai oán ấy như được tiên đoán trước qua những biệt danh mang ý nghĩa buồn thương của ông như Phong Trần [có nghĩa là gió bụi] hay Lệ Thanh [có nghĩa là tiếng của nước mắt]. Các tác phẩm của Hàn Mặc Tử dường như đều có chút buồn, dù mọi thứ trong bài thơ có được dịu dàng đến đâu. Phân tích 2 khổ đầu bài đây thôn vĩ dạ ta sẽ rõ điều này.

  • Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm
  • Bài mẫu phân tích

Phân tích 2 khổ đầu bài đây thôn vĩ dạ để hiểu hơn về Xuân Diệu. Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử là ba đỉnh cao của phong trào thơ mới Việt Nam, trong đó Hàn Mặc Tử là một hiện thương thơ rất  khác lạ.

Hồn thơ mãnh liệt của Hàn Mặc Tử luôn chất chứa mâu thuẫn giữa cảnh sắc và tinh thần. Thế gian ngoài kia tươi đẹp, nhưng ông phải chịu những nỗi đau đớn về bệnh tật nên sự tận hưởng luôn có giới hạn. Bởi vậy trong tác các phẩm thơ ông luôn thể hiện cái khát khao được sống, khát khao được giao hòa giao cảm với xung quanh, với cuộc đời.

Bài thư “Đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác vào năm 1938 và tác giả lấy cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử dành cho người thiếu nữa Huế. Bài thơ này được tin trong tâp thơ tên “Thơ điên” mà sau này đổi thành “Đau thương” như chính cuộc đời nhà thơ tài hoa mà bạc phận.

Bài mẫu phân tích

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” vẫn luôn được yêu mến qua nhiều thế hệ và đã có ba ý kiến nhận định dành cho bài thơ. Đầu tiên, bài thơ là tiếng lòng, nỗi trăn trở của mối tình thầm kín; sau đó là lời yêu thương dành cho một miền quê bình yên và thứ ba, bài thơ là niềm khao khát được sống của nhà thơ, khao kháo được đồng cảm, được chia sẻ với cuộc đời. Và hai khổ thơ đã thể hiện rõ một cách xúc động những tâm tình ấy của tác giả gửi gắm qua bài thơ:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Thơ ca luôn là sự phản ánh cuộc đời qua lăng kính của nhà thơ, qua tâm hồn nhạy bén của nhà thơ. Bởi vậy thơ luôn mang tư tưởng, tình cảm mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm, muốn biểu đạt. Và Hàn Mặc Tử luôn không ngừng sáng tạo, không ngừng chiêm nghiệm đời sống để mang lại nhiều tác phẩm đặc sắc. “Đây thôn Vĩ Dạ” là tác phẩm tiêu biểu.

 “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

Câu hỏi tu từ này chính là sự phân thân của nhà thơ. Lúc này Hàn Mặc Tử đang trở thành cô gái Huế và hỏi với giọng trách móc, hờn giận thật nhẹ nhàng. Từ “chơi” dường như một sự chơi chữ. Bởi tác giả có thể dung từ “thăm” nhưng lại mất đi sự thân quen gần gũi.

Câu thơ cũng có thể là sự tự trách, tự hỏi sao Huế đẹp đến vậy mà anh không vào chơi. Câu hỏi ấy là nỗi đau khắc khoải, bởi có lẽ khi viết bài thơ này, nhà thơ đang phải chịu đựng những đau đớn của bệnh Phong ở giai đoạn cuối. Vì vậy, về chơi ở Huế đã trở thành niềm khao khát của Hàn Mặc Tử.

Dù không thể về Huế, trong tâm tưởng nhà thơ, thiên nhiên ở thôn Vĩ vẫn thật lung linh, đẹp đẽ:

 “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Ba câu thơ đã khắc họa thật thành công một bức tranh về thôn Vĩ thơ mộng, từ xa đến gần. Điệp từ “nắng” gợi lên trước người đọc một không gian tràn ngập ánh sáng. Còn cau là loại cây đặc trưng của thôn Vĩ, thân cây thẳng tắp với tán lá xanh tốt đến thực khách phải thốt lên “vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Dù nói rằng “vườn ai” nhưng ai cũng biết là vườn của cô gái Huế.

“Mướt quá xanh như ngọc”. Xanh như ngọc là màu xanh tinh khiết, màu xanh tinh túy kết tinh từ nắng, từ sương. Màu xanh ngọc ấy đã tạo nên khu vườn quyến rũ và thôn Vĩ vì thế trở nên đẹp hơn. Nhưng bức tranh thôn quê ấy hoàn hảo hơn, có thần có tình hơn khi có sự thấp thoáng của bóng dáng người thiếu nữ: “lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Là lá trúc cũng bởi, thôn Vĩ Dạ nổi tiếng với loài cây trúc luôn được trồng trước ngõ. Bởi vậy, trong tâm tưởng của thi nhân hiện lên gương mặt chữ điền thấp thoáng sau hàng trúc.

Phân tích 2 khổ đầu bài đây thôn vĩ dạ, trước tiên người đọc thấy rõ, tất cả khung cảnh và con người tạo nên một bức tranh hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Nhưng có lẽ nếu thơ chỉ có niềm vui, niềm lạc quan yêu đời thì hẳn đó không phải thơ của Hàn Mặc Tử. Bởi vậy, sau khổ thơ đầu rạng rỡ nắng, thì ở khổ thứ hai giọng thơ đã chuyển sang sự mặc cảm về cảnh chia ly:

“Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”

Với hai câu thơ này, vẻ đẹp đặc trưng của xứ Huế hiện lên rõ nét. Đó là dòng Hương lững lờ trôi, là vườn cắp, còn trên cao “gió theo lối gió”, mây đi đường mây. Dù thực tế mây và gió là hai hiện tượng không thể tách rời, bởi có gió thổi, mây mới có thể bay. Thế nhưng trong câu thơ của Hàn Mặc Tử, gió và mây chia lìa nhau, dòng nước buồn thiu mang trong mình tâm trạng không thể tả thành lời.

“Thuyền ai đâu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”

Hai câu thơ tiếp theo vẫn là dòng sông Hương, là thành Huế mơ mộng, nhưng lúc này đã không còn nắng, màu xanh ngọc của Vĩ Dạ nay là không gian tràn ngập ánh sáng của trăng. Và thuyền trở thành thuyền trăng, sông trở thành sông trăng và bến là bến trăng.

Bến trăng, thuyền trăng đã xuất hiện nhiều trong thi ca, nhưng sông trăng thì lại là hình ảnh mới lạ. Bởi vậy, câu thơ như đưa người đọc vào cõi mộng. Và “Có chở trăng về kịp tối nay?” là câu hỏi mong chờ, khắc khoải, lo âu lẫn hoài nghi, khẩn thiết; đó cũng như câu hỏi nhà thơ hỏi chính mình. Người viết ý thức được rằng, nếu trăng không “về kịp tối nay”, thì mình sẽ rơi vào đau đớn, tuyệt vọng mãi mãi.

Phân tích 2 khổ đầu bài đây thôn vĩ dạ có thể thấy, thành công của hai khổ thơ nhờ các biện pháp tu từ như điệp từ, các câu hỏi thu từ, cách so sánh bằng liên tưởng. Qua các bút pháp nghệ thuật, Hàn Mặc Tử đã khắc họa nên một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống nhưng cũng mang tải nỗi buồn, nỗi lòng của người thi sĩ chịu nhiều bất hạnh.

>>Xem thêm: Phân tích khổ thơ đầu bài Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải


Phân tích 2 khổ đầu đây thôn Vĩ Dạ

Mở bài phân tích 2 khổ đầu bài thơ đây thôn Vĩ Dạ

      Hàn Mặc Tử vốn nổi tiếng là thi sĩ tài sắc vẹn toàn. Tuy nhiên, số phận không may đã đẩy ông vào cảnh bệnh tật hiểm nghèo khiến ông phải về ở ẩn và trị bệnh tại một căn nhà nhỏ ở Quy Nhơn cho đến cuối đời. Thời gian ở Quy Nhơn chữa bệnh, trong một hoàn cảnh đặc biệt, ông đã sáng tác ra bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Tác phẩm này của ông đã khiến trái tim của biết bao người thổn thức bởi tình cảm và tâm trạng mà tác giả truyền tải trong đó.

Thân bài phân tích Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 2

Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ

      Theo lời tường thuật của thi sĩ Quách Tấn- ông vốn là người bạn thơ lâu năm của Hàn Mặc Tử, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được tác giả lấy cảm hứng từ một tấm bưu ảnh, cùng những lời quan tâm thăm hỏi của cô gái Huế tên Hoàng Cúc gửi tặng trong thời khắc ông đang tập trung trị bệnh và sống ẩn dật tại Quy Nhơn.

      Trên tấm bưu thiếp ấy ngoài những dòng tâm tình của người đẹp Hoàng Cúc- người tình trong mộng của Hàn Mặc Tử gửi, thì còn in hình dòng sông Hương, con đò nhỏ, đậu kế bến trăng. Hàn Mặc Tử nhớ người nên tức cảnh sinh tình, sáng tác ra bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

Xem thêm:

Phân tích bài thơ đây thôn Vĩ Dạ

Cảm nhận bài thơ đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử

Phân tích khổ đầu đây thôn Vĩ Dạ: Lời mời gọi đến chơi Thôn Vĩ và cảnh đẹp của Thôn trước con mắt trữ tình của tác giả

                        Sao anh không về chơi Thôn Vĩ?

                        Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

                        Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

                        Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

      Khổ thơ đầu sẽ khiến nhiều người thắc mắc vì sao Hàn Mặc Tử là nam thi sĩ, nhưng lại có cách hỏi “Sao anh không về”. Thật ra, đấy lại chính là cái tôi trữ tình hóa ra mộng tưởng của tác giả. Hàn Mặc tử đã đặt mình vào tâm trạng của cô gái Huế kia để tự hỏi mình.

      Câu hỏi tu từ ấy như vừa giận dỗi nhưng cũng vừa trách yêu của một người con gái đang mong ngóng chàng trai mà mình đang chờ đợi ghé ngang xứ Huế mộng mơ để thăm cô. Có lẽ không phải Hàn Mặc Tử không muốn quay lại Huế để thăm người thương, mà là ông có nỗi khổ riêng nên không thể hẹn ngày quay lại nơi đã có nhiều hoàn niệm khó phai.

      Trong ký ức của tác giả cùng với hình ảnh lãng mạn trên tấm bưu thiếp, Hàn Mặc Tử không khỏi nhớ về “nắng hàng cau” vừa “mới lên” mỗi sớm mai. Ánh nắng trong lành xuyên qua những hàng cau thẳng tắp, xanh mướt, mang nét tươi mới, căng tràn sức sống ở vùng quê yên tĩnh và cũng đầy thi vị.

      Rồi tác giả lại mường tượng đến khung cảnh những vườn lá “xanh như ngọc” cành lá tươi non mơn mởn, xanh mướt, tràn đầy nhựa sống, như những con người xứ Huế nhẹ nhàng, thanh thoát, nhưng lúc nào trông họ cũng mang đến cho người đối diện một sức sống lạ kỳ, sức hút của vùng nông thôn yên bình, của những con người chân chất, bình dị.

Xem thêm:

Nghị luận văn học: So sánh Trường Giang và đây thôn Vĩ Dạ

Chứng minh đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê hương đất nước

      Thôn Vĩ đã hiện lên trong tâm trí tác giả một nét thật gần gũi nhưng sao mà lộng lẫy. Những hàng cau như những cột trụ trời trời cao lớn và uy nghiêm, màu sắc của những vườn lá thì lại được ví như ngọc như ngà. 

      Đến những chiếc “lá trúc” cũng tạo nên vẻ đẹp quyến rũ nhưng lại vô cùng e thẹn, phảng phất sự xinh đẹp, tuyệt mỹ của người con gái Huế, tạo nên vẻ tình tứ, kín đáo đáng yêu, nhưng không phải ai cũng có cơ hội chiêm ngưỡng nhan sắc ấy.

      Hàn Mặc Tử đã mượn thần thái của quang cảnh để miêu tả vẻ đẹp của con người một cách vô cùng thanh lịch, tao nhã và đầy tinh tế, đồng thời chỉ qua vài từ ngữ đơn giản “che ngang mặt chữ điền” đã gợi lên nét đẹp thanh tao và dịu dàng đến nao lòng của “người đẹp xứ Huế”, nhưng lại rất biết cách e ấp, thẹn thùng, và đầy sự tình tứ ở chừng mực của người con gái.


Phân tích đây thôn vĩ dạ 2 khổ đầu

Phân tích đây thôn Vĩ Dạ khổ 2: Nỗi nhớ nhung da diết và cũng là nỗi buồn man mác của tác giả

      Tác giả đã hoài niệm về xứ Huế mỹ miều từ lúc bình minh ló dạng đến khi chiều tà dần buông. Nếu như, vẻ đẹp sáng sớm thật khỏe khoắn và tươi trẻ, thig khi hoàng hôn buông xuống, những tâm tình trong lòng người thi sĩ đang yêu lại trỗi dậy mạnh mẽ, mang theo một nỗi nhớ khôn nguôi, kèm theo nỗi buồn da diết:

                        Gió theo lối gió, mây đường mây,

                        Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...

                        Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

                        Có chở trăng về kịp tối nay?

      Vốn dĩ “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, thật vậy trạng thái của nhà thơ ở khổ thơ đầu lại có sự biến đổi ngoạn mục khi sang đến khổ thơ thứ hai. Khung cảnh ở khổ thơ đầu mang nét gần gũi, bình dị, nhưng là những kí ức vui vẻ của một tình yêu tuổi trẻ đầy e thẹn, tình tứ.  Còn ở khổ thơ thứ hai, có lẽ tác giả đã trở về thực tại với nỗi nhớ da diết cùng tâm trạng bồn chồn khôn nguôi không chỉ của Hoàng Cúc, mà còn trong tâm tư của Hàn Mặc Tử. 

      Thế nên, trong con mắt thi nhân và cái tôi trữ tình luôn thường trực trong ông lúc này, bầu trời vẫn thật đẹp “Gió theo lối gió, mây đường mây”, nhưng bên cạnh đó, có lẽ ông còn muốn truyền tải hàm ý khi hai người đang sâu đậm tình cảm bị chia xa, không thể bước chung đường. Nên khung cảnh tuy đẹp mà mang nét xạ lạ đến nao lòng.

      Nỗi nhớ cứ vương vấn, khiến người ta mỗi lần nhớ đến không thể nào vui nỗi. Thế nên “Dòng nước” cũng “buồn thiu” với “hoa bắp lay…”. Dưới con mắt đang u sầu khi nhớ nhung về một người tình nơi xa thì cảnh có đẹp cũng khiến lòng người cô đơn đến lạ. 

      Vì vậy, cho dù sông Hương xứ Huế đẹp mộng mơ, dòng nước có khi uyển chuyển, có khi như “cô gái Digan man dại và phóng khoáng” trong mắt của Hoàng Phủ Ngọc Tường, thế nhưng lại “buồn thiu” trong mắt của Hàn Mặc Tử. 

      Câu thơ ” Có chở trăng về kịp tối nay?” chính là một câu hỏi tu từ nhưng dường như không có câu trả lời. Có chăng, đó là sự mong chờ, mong đến mức như không còn chờ đợi thêm được nữa, chỉ muốn gặp người ấy ngay tức khắc, càng nhanh càng tốt, đối với tác giả lúc này, xa một giây như xa một đời.

Xem thêm:

Top 5 kết bài đây thôn Vĩ Dạ hay nhất

Cảm nhận khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ

Kết bài phân tích 2 khổ đầu bài đây thôn Vĩ Dạ

     Phân tích 2 khổ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ đã khắc họa rõ nét tâm trạng bồi hồi, nhung nhớ, xen lẫn cảm giác bồn chồn khi muốn gặp lại người thương của tác giả Hàn Mặc Tử. Tác giả đã sử dụng khéo những câu hỏi tu từ đầy ẩn ý, nhưng cũng chứa đầy tâm trạng, từ ngữ miêu tả nhẹ nhàng, tao nhã, thanh thoát và bình dị nhưng vô cùng tinh tế và có sức gợi cảm cao. Từ hai khổ thơ của Hàn Mặc Tử ta có thể thấy, tâm tư của những người đang yêu vô cùng phức tạp nhưng cũng đầy thi vị và sự lãng mạn.

      Hy vọng qua bài văn mẫu phân tích 2 khổ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ, CungHocVui sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều tư liệu bổ ích và học tập hiệu quả môn Ngữ Văn 11.

Video liên quan

Chủ Đề