Phân tích giá trị nhân đạo được Nam Cao thể hiện qua đoạn trích sâu

Tài liệu khóa học Luyn thi Đi hc môn Ng văn. //aotrangtb.comĐề bài: Anh [chị] hãy phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.Đáp án - Hướng dẫn làm bàiCác ý chính: I. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm1. Giới thiệu khái quát về Nam Cao [1915 - 1951]2. Hoàn cảnh, xuất xứ của “Chí Phèo”3. “Chí Phèo” trở thành một kiệt tác chính là nhờ ở giá trị nhân đạo vừa sâu sắc, vừa độcđáo, mới mẻ của tác phẩm.II. Giải thích khái niệmGiá trị nhân đạo là giá trị cơ bản nhất của tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởiniềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi khổ đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nétđẹp trong tâm hồn con người; đồng thời tác phẩm cũng đã đứng về phía các nạn nhân mà lên ánnhững thế lực tàn bạo chà đạp lên hạnh phúc, quyền sống và phẩm giá của con người.III. Giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo”Trong tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao đã dành cho người nông dân mà ông từng gắn bónhững tình cảm nhân đạo rất sâu sắc và rộng lớn. 1. Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao ở đây trước hết được biểu hiện ở chỗ đã khám phá ranỗi khổ bị đày đọa, lăng nhục, bị cự tuyệt quyền làm người của người lao động lương thiện. NamCao bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với nỗi khổ đó.2. Qua tấn bi kịch và số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứuthảm thiết và đầy phẫn uất cho người lao động lương thiện: Làm thế nào để cho con người đượcsống một cuộc sống xứng đáng trong cái xã hội vùi dập nhân tính ấy; hãy tiêu diệt hoàn cảnh phinhân tính, hãy làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn.3. Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong tác phẩm “Chí Phèo” còn thể hiện qua thái độlên án gay gắt những thế lực tàn bạo đã gây nên tấn bi kịch đau thương cho người lao động [bọnthống trị độc ác; nhà tù thực dân; những thành kiến, định kiến vô nhân đạo].4. Tư tưởng nhân đạo đặc sắc, độc đáo của Nam Cao ở đây còn được thể hiện ở thái độ trântrọng, nâng niu những nét đẹp người nông dân. Cao hơn nữa, nhà văn còn khám phá ra nhữngphẩm chất lương thiện của họ ẩn giấu đằng sau những tâm hồn tưởng như u mê, cằn cỗi.a. Những vẻ đẹp ở Chí Phèo- Chí Phèo vốn là người nông dân lương thiện + Khỏe mạnh về thể xác [anh canh điền khỏe mạnh].+ Lành mạnh về tâm hồn: Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 1Tài liệu khóa học Luyn thi Đi hc môn Ng văn. //aotrangtb.com• “Một thằng hiền như đất”.• Giàu lòng tự trọng, biết “không thích cái gì người ta khinh”; biết phân biệt giữa tìnhyêu cao thượng và cảm giác nhục dục thấp hèn. Những lần “bà ba, cái con quỷ cái” bắt hắn làmnhững việc không chính đáng “hắn thấy nhục, chứ yêu đương gì”.+ Hắn đã từng mơ ước rất bình dị: “Có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê,vợ dệt vải”, nuôi một con lợn để làm vốn liếng. “Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”.- Bị nhà tù xã hội thực dân phong kiến biến Chí thành “con quỷ dữ làng Vũ Đại”, nhưngdưới đáy sâu tâm hồn hắn vẫn lấp lánh ánh sáng nhân phẩm.+ Khát khao tình yêu hạnh phúc lứa đôi: biết yêu thương, biết “say sưa”, “rưng rưng” và“bẽn lẽn” nhận ra hương vị cháo hành “Trời ơi mới thơm làm sao!”. Đó là hương vị của tìnhngười, của tình yêu chân thành, của hạnh phúc giản dị và thấm thía lần đầu tiên Chí Phèo đượchưởng. Chí Phèo muốn được sống với Thị Nở: “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?”. Và khi bị“cắt đứt mối tình”, Chí biết tiếc, biết buồn, biết khóc vầ uất ức, giận dữ.+ Khát khao được làm người lương thiện. Chí Phèo “muốn được làm người lương thiện”!“Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!”. “Thị Nở có thểsống yên ổn với hắn thì sao người khác lai không thể được. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hộibằng phẳng… của những người lương thiện”. Điều đó đã có lúc khiến Chí Phèo hồi hộp hivọng.+ Có tinh thần phản kháng: Khi bị Thị Nở cự tuyệt và nhận ra mọi ngỏe đường trở lại xãhội loài người bị chặn đứng, Chí Phèo đã đến thẳng nhà Bá Kiến, vung lưỡi dao căm hờn lên giếtchết Bá Kiến - kẻ thù khủng khiếp đã cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính của Chí để đòi quyềnlàm người lương thiện của mình. Sau đó Chí Phèo đã tự sát vì tuyệt vọng, vì Chí không muốnsống tăm tối, tủi nhục như kiếp sống thú vật nữa.Dựng lên một hình tượng người nông dân bị tha hóa, “một con quỷ dữ của làng Vũ Đại”,Nam Cao không hề có ý định bôi nhọ người nông dân, trái lại đã dõng dạc khẳng định nhânphẩm của họ, trong khi họ đã bị rách nát cả hình hài lẫn tâm hồn. Điều đó chứng tỏ con mắt nhânđạo của Nam Cao rất sâu sắc, mới mẻ và “tinh đời”.b. Những vẻ đẹp của nhân vật Thị Nở- Tư tưởng nhân đạo độc đáo và mới mẻ của Nam Cao trong tác phẩm “Chí Phèo” cònđược biểu hiện ở việc phát hiện ra vẻ đẹp của nhân vật Thị Nở.+ Dưới ngòi bút của Nam Cao, Thị Nở đã trở thành người phụ nữa rất giàu tình thương.Đằng sau cái bề ngoài xấu xí và tính khí “dở hơi” còn ẩn chứa một trái tim nhân hậu. Khi ChíPhèo bị ốm, Thị Nở đã chăm sóc tận tình… Với bàn tay dịu dàng, ấm nóng nhân tình của người Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 2Tài liệu khóa học Luyn thi Đi hc môn Ng văn. //aotrangtb.comphụ nữa, Thị đã mang đến cho Chí một bát cháo hành còn “bốc khói”. Chính bát cháo hành ấmnóng tình người ấy đã đánh thức dậy nhân tính của Chí Phèo.+ Cũng như những người phụ nữ khác, Thị Nở rất khao khát tình yêu và hạnh phúc. Cuộcgặp gỡ của hai kẻ khốn khổ đã tạo nên sự đồng cảm và Thị Nở đã yêu Chí Phèo, ước ao đượcsống chung với Chí. Tình yêu đã làm cho người đàn bà “xấu đến nỗi ma chê quỷ hờn” ấy biếnđổi một cách kì diệu: “Trông thị thế mà có duyệt. Tình yêu làm cho có duyên”. Phát hiện ra điềuđó chứng tỏ cái nhìn nhân đạo của Nam Cao có chiều sâu hiếm có.Kết luận“Chí Phèo” là một tác phẩm có giá trị nhân đạo vừa sâu sắc, vừa độc đáo, mới mẻ. Giờ đây, nền văn học Việt Nam đã bước sang thiên niên kỉ mới, nhìn lại chặng đường đã qua, “Chí Phèo” của Nam Cao vẫn được xếp và hàng kiệt tác trước hết là ở giá trị nhân đạo sâu sắc, độc đáo đó. Giáo viên: Nguy%n Quang Ninh. Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 3

Đề bài: Chí Phèo là truyện ngắn đặc sắc nhất của nền văn học hiện thực khi phơi bày bi kịch tha hóa của người nông dân. Đồng thời qua đó tác giả Nam Cao cũng thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc khi đồng cảm với nỗi khổ con người, trân trọng những giá trị đẹp đẽ bên trong những con người dưới đáy xã hội. Anh chị hãy phân tích giá trị nhân đạo được nhà văn Nam Cao thể hiện thông qua truyện ngắn Chí Phèo.

I. Dàn ý chi tiết

1.

Hướng dẫn

Mở bài

Bạn đang xem: Phân tích giá trị nhân đạo được nhà văn Nam Cao thể hiện thông qua truyện ngắn Chí Phèo

Giới thiệu về tác phẩm:  Trong tác phẩm, nhà văn Nam Cao không chỉ phơi bày nỗi khổ của con người, khổ vì đói nghèo, khổ vì tha hóa nhân cách mà còn thể hiện sự đồng cảm, trân trọng với những giá trị “người” bên trong những con người đầy khổ đau, những nạn nhân đáng thương của xã hội ấy.

2. Thân bài

– Giá trị nhân đạo hiểu một cách đơn giản nhất, đó chính là sự cảm thông, đồng cảm trước nỗi đau của con người

– Trong truyện ngắn Chí Phèo, tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nam Cao được thể hiện ở chỗ hướng ngòi bút khám phá đời sống bị đọa đày cả về thể xác và tinh thần của những người lao động lương thiện.

+ Chí Phèo là anh canh điền hiền lành, lương thiện nhưng cuộc sống bất công đã đẩy Chí đến con đường lưu manh hóa.

–> khi ý thức được bi kịch khủng khiếp của cuộc đời mình, khi biết không thể quay lại con đường lương thiện như mình khao khát thì Chí thà lựa chọn cái chết chứ kiên quyết không chịu làm con quỷ dữ nữa.

–> bên trong những con người bị tha hóa cả về nhân hình lẫn nhân tính như Chí Phèo vẫn tồn tại những phần rất người

+ Thị Nở là người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn, lại dở hơi, nhà có mả hủi nhưng bên trong diện mạo xù xì, gớm ghiếc ấy lại là tình thương đầy ấm áp, là tấm lòng thiện lương đáng quý.

–> sự quan tâm, thương yêu chân thành của Thị Nở đã cảm hóa và thức tỉnh phần nhân tính còn lại bên trong Chí Phèo.

–  tác giả Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu đầy thảm thiết và phẫn uất khi giá trị của con người bị cái đen tối, bất công của xã hội chà đạp, tha hóa.

– tác giả đặt ra vấn đề nhức nhối: làm thế nào để cứu con người khỏi cái xã hội vùi dập vô nhân tính ấy

– Tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nam Cao còn được thể hiện thông qua thái độ đồng cảm, trân trọng đối với giá trị của con người

+ Đó là phần lương thiện bên trong con người Chí Phèo

+ Tình thương yêu đáng trân trọng bên trong Thị Nở.

3. Kết bài

Có thể nói Chí Phèo là truyện ngắn mang giá trị nhân đạo sâu sắc khi hướng đến đồng cảm, trân trọng giá trị bên trong tâm hồn của những con người bất hạnh, nạn nhân của xã hội.

II. Bài tham khảo

Truyện ngắn Chí Phèo là một trong những kiệt tác của văn học hiện thực khi viết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Trong tác phẩm, nhà văn Nam Cao không chỉ phơi bày nỗi khổ của con người, khổ vì đói nghèo, khổ vì tha hóa nhân cách mà còn thể hiện sự đồng cảm, trân trọng với những giá trị “người” bên trong những con người đầy khổ đau, những nạn nhân đáng thương của xã hội ấy. Tinh thần nhân đạo sâu sắc cũng là một trong những giá trị nổi bật làm nên sức sống mạnh mẽ của Chí Phèo trong lòng của mỗi độc giả.

Giá trị nhân đạo hiểu một cách đơn giản nhất, đó chính là sự cảm thông, đồng cảm trước nỗi đau của con người, là sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp  trong tâm hồn của những con người bé nhỏ; giá trị nhân đạo còn thể hiện trong thái độ bênh vực con người, lên án những thế lực bạo tàn đã chà đạp, tước lên quyền tự do, quyền sống của họ.

Phân tích giá trị nhân đạo được nhà văn Nam Cao thể hiện thông qua truyện ngắn Chí Phèo

Trong truyện ngắn Chí Phèo, tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nam Cao được thể hiện ở chỗ hướng ngòi bút khám phá đời sống bị đọa đày cả về thể xác và tinh thần của những người lao động lương thiện. Chí Phèo là anh canh điền hiền lành, lương thiện nhưng cuộc sống bất công đã đẩy Chí đến con đường lưu manh hóa, trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại. Thế nhưng, tác giả Nam Cao không lên án Chí như một thứ người- vật như bao người dân làng Vũ Đại mà ông đã hướng ngòi bút đến khám phá đến nội tâm sâu thẳm của con quỷ dữ ấy.

Bên ngoài vẻ bất cần, liều lĩnh của kẻ chỉ biết “rạch mặt ăn vạ” lại là bản chất của một người nông dân lương thiện với những khát khao bình dị “chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải”. Và khi ý thức được bi kịch khủng khiếp của cuộc đời mình, khi biết không thể quay lại con đường lương thiện như mình khao khát thì Chí thà lựa chọn cái chết chứ kiên quyết không chịu làm con quỷ dữ nữa.

Thế mới thấy bên trong những con người bị tha hóa cả về nhân hình lẫn nhân tính như Chí Phèo vẫn tồn tại những phần rất người, đó là bản chất lương thiện sáng trong mà hoàn cảnh đen tối của xã hội không thể  diệt trừ mà chỉ có thể làm nó bị tê liệt.

Thị Nở là người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn, lại dở hơi, nhà có mả hủi nhưng bên trong diện mạo xù xì, gớm ghiếc ấy lại là tình thương đầy ấm áp, là tấm lòng thiện lương đáng quý. Và cùng chính sự quan tâm, thương yêu chân thành của Thị Nở đã cảm hóa và thức tỉnh phần nhân tính còn lại bên trong Chí Phèo. Cũng từ khi gặp được Thị, Chí Phèo đã nhớ về những mơ ước bình dị khi còn trẻ, khát khao được lương thiện và làm hòa với mọi người.

Cũng qua tấn bi kịch tha hóa của Chí Phèo, tác giả Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu đầy thảm thiết và phẫn uất khi giá trị của con người bị cái đen tối, bất công của xã hội chà đạp, tha hóa. Từ đó tác giả đặt ra vấn đề nhức nhối: làm thế nào để cứu con người khỏi cái xã hội vùi dập vô nhân tính ấy, mang đến cuộc sống chính đáng để con người được sống lương thiện. Cần phải tiêu diệt xã hội bất công không tình người ấy để con người được sống nhân đạo hơn.

Không chỉ phơi bày bi kịch của người lương thiện khi bị chà đạp, tha hóa về nhân hình, nhân tính tác giả Nam Cao còn lên án gay gắt hiện thực xã hội phong kiến bạo tàn đã gây nên bao bi kịch cho con người. Đại diện cho giai cấp thống trị ở đây chính là Bá Kiến, lão cường hào ma mãnh, xảo quyệt của làng Vũ Đại, một tay hắn đã đẩy bao kẻ vào con đường tha hóa, phá nát bao cơ nghiệp của những người dân bất hạnh. Đến cuối tác phẩm, tác giả Nam Cao đã để cho Chí Phèo vung dao lên để giết chết Bá Kiến, thể hiện thái độ phẫn uất trước sự tồn tại của cái bạo tàn, xấu xa.

Tuy nhiên, Bá Kiến chết thì vẫn còn Lí Cường, Chí Phèo chết thì cũng sẽ còn bao kẻ lương thiện khác cũng có thể tiếp tục bị đẩy đến con đường lưu manh hóa. Chỉ có thể bảo vệ cuộc sống lương thiện của con người khi xã hội phong kiến bạo tàn, chế độ người bóc lột người bị tiêu diệt.

Tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nam Cao còn được thể hiện thông qua thái độ đồng cảm, trân trọng đối với giá trị của con người. Đó là phần lương thiện bên trong con người Chí Phèo, tình thương yêu đáng trân trọng bên trong Thị Nở. Nam Cao đã thể hiện thái độ trân trọng đối với những con người ở đáy sâu tăm tối của xã hội để thấy được ánh sáng tình người bên trong con người họ.

Có thể nói Chí Phèo là truyện ngắn mang giá trị nhân đạo sâu sắc khi hướng đến đồng cảm, trân trọng giá trị bên trong tâm hồn của những con người bất hạnh, nạn nhân của xã hội.

Đăng bởi: THPT Lê Minh Xuân

Chuyên mục: Lớp 11

Video liên quan

Chủ Đề