Phát triển bền vững của doanh nghiệp là gì năm 2024

Phát triển bền vững doanh nghiệp [tiếng Anh: Business sustainable development] có liên quan đến cách tiếp cận chung để phát triển bền vững, các hình thức tiến bộ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai.

Hình minh hoạ [Nguồn: entrepreneur]

Phát triển bền vững doanh nghiệp

Khái niệm

Phát triển bền vững doanh nghiệp trong tiếng Anh được gọi là Business sustainable development.

- Đối với doanh nghiệp kinh doanh, phát triển bền vững có nghĩa là áp dụng các chiến lược và hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và các bên liên quan ở hiện tại đồng thời bảo vệ, duy trì và tăng cường nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên sẽ cần trong tương lai.

[Theo iisd.org]

- Richard N. Andrews cho rằng "Một doanh nghiệp bền vững là một doanh nghiệp tăng giá trị cho các cổ đông bằng cách đóng góp nhiều hơn đối thủ cạnh tranh và trở thành các tiêu chí cho một doanh nghiệp bền vững. Đóng góp cho phát triển bền vững từ yếu tố thành phần kinh tế, cung cấp và cải thiện".

- Theo Bradley D. Parrish [2005]: Phát triển bền vững doanh nghiệp có thể được định nghĩa là một tổ chức góp phần phát triển bền vững, nơi "bền vững" được hiểu như là một tương lai con người và "phát triển" được hiểu là một sự cải thiện chất lượng trong điều kiện con người.

- Theo Jim Schorr [2006] lại đề xuất mô hình mới cho phát triển bền vững: Lĩnh vực doanh nghiệp xã hội là ở một ngã tư; chúng ta không thể mong đợi để hoạt động các doanh nghiệp hiện tại của chúng ta như là trong dài hạn, vì vậy chúng ta phải tìm những giải pháp mới để phát triển bền vững hoặc phải đối mặt với sự phá sản doanh nghiệp.

- Phát triển bền vững doanh nghiệp theo Parrish [2007] cho rằng doanh nghiệp là một hệ thống xung quanh mà các bên liên quan cá nhân có liên quan và hoạt động trong một hệ thống sinh thái - xã hội rộng lớn hơn.

Các cá nhân, doanh nghiệp và các hệ thống sinh thái - xã hội có tồn tại và mục đích nhu cầu. Các doanh nghiệp bền vững tổ chức các hoạt động của mình để cả hai loại nhu cầu được đáp ứng đồng thời cho các bên liên quan, tự các doanh nghiệp và hệ thống sinh thái - xã hội.

- Sự thúc đẩy phát triển bền vững doanh nghiệp theo Báo cáo VI, Hội nghị Lao động Quốc tế [2007]: "Phát triển bền vững doanh nghiệp" có liên quan đến cách tiếp cận chung để phát triển bền vững - các hình thức tiến bộ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng nhu cầu của họ - một cách tiếp cận được giả định quan điểm toàn diện, cân bằng và tích hợp phát triển.

Tuy nhiên, phát triển bền vững về nhiều hơn chỉ là vấn đề môi trường, nó đòi hỏi sự tích hợp của tất cả ba trụ cột của phát triển - kinh tế, xã hội và môi trường.

- Theo QU Feng geng [2007]: Phát triển bền vững doanh nghiệp cần chú trọng đến mối quan hệ năng lực ngành công nghiệp, công nghệ, năng lực phát triển thể chế và thị trường và sự tương tác của chúng để thực hiện phát triển bền vững của doanh nghiệp Trung Quốc.

Để nhận ra sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, chúng ta phải chú trọng đến việc lựa chọn và định hướng công nghiệp, đổi mới công nghệ, cải cách thể chế và bồi dưỡng năng lực phát triển thị trường.

Để tiến tới hình thành hiệp lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống doanh nghiệp với sự trợ giúp của hội nhập, kiến nghị tương tác hiệp lực của bốn năng lực như công nghiệp, kĩ thuật, phát triển thể chế và thị trường, để nuôi dưỡng và khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp liên tục.

Đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phát triển bền vững thì thuộc rất nhiều lĩnh vực khác nhau về sản xuất, kinh doanh, theo Kris Law [2010] nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững các công ty công nghệ cao sản xuất tại Đài Loan.

Đối với lĩnh vực doanh nghiệp thủy sản cũng nằm trong khái niệm chung về phát triển bền vững và các hoạt động đều đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, các bên liên quan trong việc bảo vệ môi trường, xã hội, trách nhiệm sản phẩm, công tác an sinh xã hội và chính sách của nhà nước sẽ là cần thiết cho doanh nghiệp trong tương lai.

- Kent Fairfield, Joel Harmon & Scott Behson [2011]: Khái niệm tích hợp phát triển bền vững doanh nghiệp là các mối liên kết giữa ảnh hưởng bên ngoài và hạn chế nội bộ, quá trình điều khiển quyết định tính bền vững, cho phép tổ chức cơ bản, phương thức bền vững và hiệu quả.

Phát triển bền vững được xem là con đường giúp doanh nghiệp trụ vững trên thương trường. Vậy lợi ích doanh nghiệp hướng phát triển bền vững là gì?

  • Phát triển kinh tế tuần hoàn – Xu hướng tất yếu cho mục tiêu tăng trưởng xanh
  • Kinh tế tuần hoàn – Nền tảng để Việt Nam phát triển bền vững

Từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn

Chiến lược phát triển bền vững gắt kết chặt chẽ với các mục tiêu kinh doanh được nhìn nhận là điều kiện tiên quyết cho thành công của doanh nghiệp. Điều này bắt nguồn từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, khi các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, trong đó có Việt Nam, đang tích cực tham gia tiến trình hiện thực hóa 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững [SDGs], đồng thời hướng đến nền kinh tế xanh, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Trong xu hướng chung hướng tới phát triển bền vững, chú trọng các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên năng lượng, nhiều quốc gia đã ban hành ngày càng nhiều các quy định về bảo vệ môi trường. Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững cũng được cụ thể hóa bằng nhiều quy định, tiêu chí tại các Hiệp định thương mại tự do [FTA] thế hệ mới song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết tham gia.

Nhận định từ nhiều chuyên gia kinh tế, “cạnh tranh xanh” sẽ là xu hướng cạnh tranh trên toàn cầu trong thập kỷ này và nhiều thập kỷ tới. Chính vì vậy, chủ động gắn kết phát triển bền vững với hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đáp ứng với những quy định đang liên tục thay đổi và ngày càng chặt chẽ, hội nhập được với dòng chảy toàn cầu, tìm được tiếng nói chung với người tiêu dùng và các nhà cung cấp.

Ngược lại, nếu các doanh nghiệp không có chiến lược phát triển bền vững và chậm “chuyển đổi xanh” thì có thể sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội hợp tác và phát triển, giảm sức cạnh tranh trên thị trường, thậm chí khó trụ vững trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Giảm phát thải, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đang là xu hướng chung của toàn cầu [Ảnh minh họa internet]

Không chỉ đáp ứng các quy định, tiêu chí, gia tăng khả năng cạnh tranh khi tham gia chuỗi cung ứng, phát triển bền vững còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, khẳng định giá trị thương hiệu của một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng.

Từ đó, doanh nghiệp sẽ nhận được lòng tin của đối tác, nhà đầu tư và cổ đông, đồng thời dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn xanh và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài ra, việc áp dụng các mô hình phát triển bền vững với các giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên, sử dụng hợp lý năng lượng, ưu tiên các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo sẽ giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất, vận hành cho doanh nghiệp.

Khó khăn khi doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững

Phát triển bền vững là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp là cách thức tích hợp phát triển bền vững vào các chiến lược ngắn, trung và dài hạn. Bên cạnh đó, vốn đầu tư cũng là một trong những trở ngại lớn mà nhiều doanh nghiệp gặp phải trong lộ trình hướng tới phát triển bền vững, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ.

Các khoản đầu tư cho chuyển đổi mô hình phát triển bền vững thường lớn và không phải lúc nào cũng hiển thị kết quả ngay lập tức. Các khoản đầu tư như sử dụng năng lượng sạch hoặc điều chỉnh quy trình sản xuất để giảm thiểu tác động đến môi trường lại là những khoản đầu tư dài hạn và không thể hiện đầy đủ nếu chỉ đánh giá dựa trên giá trị kinh tế hay các mục tiêu ngắn hạn trước mắt. Đây là những khó khăn thường gặp khi doanh nghiệp xây dựng và triển khai các giải pháp tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Thuận lợi khi doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững

Vậy thuận lợi khi doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững là gì? Nhiều khảo sát cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho bản thân doanh nghiệp, như: nâng cao danh tiếng, sự đồng thuận của xã hội, các cơ hội khác biệt hóa, tăng lợi thế cạnh tranh, các cơ hội kinh doanh và nguồn doanh thu mới… Điều này thể hiện rõ cách nhìn nhận cũng như sự quan tâm của các nhà quản trị doanh nghiệp đối với phát triển bền vững.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm đến sản xuất xanh và các giải pháp hướng tới phát triển bền vững

Bên cạnh đó, là một thành viên có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã và đang tích cực xây dựng và triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Đã có một số chính sách, chương trình nhằm nâng cao nhận thức, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững, bảo vệ môi trường. Nhiều doanh nghiệp đã thuận lợi hơn trong việc chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững nhờ sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án này.

Đặc biệt, với tinh thần của Mục tiêu Phát triển Bền vững 17 – Quan hệ đối tác vì các mục tiêu, đã có một số giải pháp hợp tác được triển khai nhằm giúp thêm nhiều doanh nghiệp phát triển bền vững. Trong đó, có thể kể đến phương án hợp tác mua bán điện PPA [Power Purchase Agreement] điện mặt trời – mô hình giúp các doanh nghiệp sản xuất có cơ hội dùng năng lượng sạch mà không phải bỏ vốn đầu tư ban đầu.

Đây là mô hình được Vũ Phong Energy Group tiên phong triển khai, trong sứ mệnh “Phát triển năng lượng sạch vì một môi trường xanh và phát triển bền vững”, cùng với sự đồng hành của các khách hàng, đối tác là các tổ chức, doanh nghiệp cùng mục tiêu hướng tới các giá trị bền vững. Mô hình PPA điện mặt trời sẽ giúp khơi thông điểm nghẽn do vốn đầu tư cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng năng lượng sạch để sản xuất xanh, đồng thời chủ động tiết kiệm chi phí năng lượng một cách lâu dài. [Để hiểu rõ hơn về mô hình PPA điện mặt trời, mời bạn xem thêm ]

Doanh nghiệp phát triển bền vững tiếng Anh là gì?

Phát triển bền vững doanh nghiệp trong tiếng Anh được gọi là Business sustainable development.

Phát triển nhanh và bền vững là gì?

Quá trình phát triển kinh tế nhanh, bền vững là quá trình tìm kiếm sự cân bằng lý tưởng về mặt thời gian và tốc độ phát triển, cụ thể là phát triển kinh tế ở tốc độ nào để đảm bảo “nhanh”, tránh tụt hậu và duy trì tốc độ phát triển kinh tế này trong thời gian bao lâu để đảm bảo yếu tố “bền vững” cũng như đảm bảo sự cân ...

Thế nào là phát triển người bền vững?

Phát triển bền vững được định nghĩa là sự phát triển nhằm thỏa mãn được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Phát triển bền vững ESG là gì?

ESG là một bộ tiêu chuẩn đo lường những yếu tố liên quan đến hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp, nó bao gồm các tiêu chuẩn đo lường, những yếu tố liên quan đến hoạt động phát triển bền vững của một doanh nghiệp và là từ viết tắt của [Environmental – Social – Governance] nghĩa là: Môi trường, xã hội và quản ...

Chủ Đề