Phép chiếu vuông góc là cơ sở để xây dựng loại hình biểu diễn nào

Câu hỏi: Nêu đặc điểm của phép chiếu vuông góc?

Trả lời:

Đặc điểm của phép chiếu vuông góc là các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các phép chiếu trong kỹ thuật nhé

1. Phép chiếu là gì?

Người ta chế tạo các chi tiết và lắp ráp các sản phẩm theo bản vẽ kỹ thuật. Qua bản vẽ chúng ta hiểu được hình dạng và kích thước của chi tiết biểu diễn, vật liệu chế tạo, độ nhám và độ chính xác cần đạt được của các bề mặt chi tiết và những yêu cầu về gia công nhiệt, lớp phủ,…

Bản vẽ gồm có các loại hình biểu diễn sau đây: hình chiếu, hình cắt và mặt cắt

Bản vẽ kỹ thuật

Các hình biểu diễn của vật thể trên bản vẽ được xây dựng bằng phép chiếu.Phép chiếulà quá trình vẽ hình biểu diễn của vật thể trên mặt phẳng. Hình biểu diễn nhận được gọi là hình chiếu của vật thể.Hình chiếugần giống như bóng của vật thể được chiếu từ một nguồn sáng mà người quan sát thấy được trên mặt tường hay mặt đất.

Phép chiếu gồm các yếu tố sau đây:

+ Tâm chiếu: là điểm từ đó thực hiện phép chiếu

+ Mặt phẳng hình chiếu: là mặt phẳng thực hiện phép chiếu

+ Tia chiếu: là đườngthẳng tưởng tượng theo đó thực hiện phép chiếu

Các yếu tố của phép chiếu

Kết quả của phép chiếu gòi là hình biểu diễn hay là hình chiếu của vật thể.

2. Các loại phép chiếu

Phép chiếu được chia ra phép chiếu xuyên tâm và phép chiếu song song.

a, Phép chiếu xuyên tâm

Trongphép chiếu xuyên tâm, tất cả mọi tia chiếu đều xuất phát từ một điểm gọi là tâm chiếu, nó nằm cách mặt phẳng hình chiếu một khoảng nhất định. Phép chiếu xuyên tâm được dùng khi vẽ hình chiếu phối cảnh. Phép chiếu phối cảnh cho ta hình biểu diễn vật thể như ta thấy được quan sát vật thể tự một điểm nhìn xác định. Trong bản vẽ chế tạo cơ khí hầu như không dùng phép chiếu xuyên tâm, phép chiếu này được dùng trong bản vẽ xây dựng và trong vẽ kỹ thuật

Phép chiếu xuyên tâm

b, Phép chiếu song song

Trongphép chiếu song song, tất cả các tia chiếu song song với nhau. Các tia chiếu sẽ song song với nhau và bóng của vật thể ở trên mặt phẳng hình chiếu được coi là hình chiếu song song của vật thể. Trong bản vẽ kỹ thuật thường dùng phép chiếu song song, vì phép chiếu này cho ta hình trực quan và dễ vẽ so với phép chiếu xuyên tâm.

Phép chiếu song song

Trong phép chiếu song song, nếu các tia vuông góc với mặt phẳng hình chiếu thì hình chiếu song song đó gọi là hình chiếu vuông góc. Hình chiếu vuông góc còn gọi làhình chiếu trực giao.

Phép chiếu vuông góc

Bản vẽ dùng phương pháp các hình chiếu vuông góc có nhiều ưu điểm hơn so với bản vẽ dùng các phương pháp biểu diễn khác. Phương pháp đầu thể hiện một cách đầy đủ hình dạng và kích thước của vật thể, vì vật thể được biểu diễn từnhiều phía khác nhau. Do đó, bản vẽ dùng trong sản xuất thường gồm có một, hai, ba hoặc nhiều hình biểu diễn vẽ bằng phép chiếu vuông góc.

3. Hình chiếu

Khái niệm:Hình chiếu là hình biểu diễn các phần thấy của vật thể đối với người quan sát . Phần khuất của vật thể được biểu diễn bằng nét đứt để giảm số lượng hình biểu diễn.

Hình chiếu của vật thể bao gồm:hình chiếu cơ bản, hình chiếu phụ và hình chiếu riêng phần

* Các hình chiếu cơ bản

TCVN 5- 78 quy định sáu mặt của một hình hộp được dùng làm sáu hình chiếu cơ bản. Vật thể được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng hình chiếu tương ứng.

Trong đó:

- P1: Hình chiếu từ trước[ hình chiếu chính, hình chiếu đứng]

-P2: Hình chiếu từ trên[ Hình chiếu bằng]

-P3: Hình chiếu từ trái [ Hình chiếu cạnh]

-P4: hình chiếu từ phải

-P5: Hình chiếu từ dưới

-P6: Hình chiếu từ sau.

* Các quy ước vẽ hình chiếu:

-Chọn vị trí vật thể để vẽ hình chiếu từ trước [ Hình chiếu chính] sao cho thể hiện nhiều nhất và tương đối rõ ràng nhất những phần tử quan trọng của khối vật thể.

-Căn cứ vào mức độ phức tạp của khối vật thể mà chọn loại hình chiếu và số lượng hình chiếu cho đủ [không thừa, không thiếu]

-Nếu các vị trí các hình chiếu thay đổi vị trí thì phải ký hiệu bằng chữ.

Hình chiếu phối cảnh

Trong Bài 2: Hình chiếu - Công nghệ 8, các em đã biết các phép chiếu như phép chiếu vuông góc, phép chiếu song song, phép chiếu xuyên tâm; trong đó, phép chiếu xuyên tâm là cơ sở để xây dựng hình chiếu phối cảnh. Vậy như thế nào là hình chiếu phối cảnh? Cách vẽ phác hình chiếu phối cảnh của vật thể đơn giản như thế nào? Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học Bài 7: Hình chiếu phối cảnh dưới đây để cùng tìm hiểu chi tiết.

I - KHÁI NIỆM

Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ của ngôi nhà


Nhật xét hình 1: Các viên gạch và cửa sổ càng ở xa càng nhỏ lại Các đường thẳng trong thực tế song song với nhau và không song song với mặt phẳng hình chiếu lại có xu hướng gặp nhau tại 1 điểm. Điểm này người ta gọi là điểm tụ

1. Hình chiếu phối cảnh là gì?
a. Khái niệm

Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.

b. Cách xây dựng

Hệ thống xây dựng hình chiếu phối cảnh


Cách xây dựng hình chiếu phối cảnh của vật thể: Mặt phẳng nằm ngang trên đó đặt vật thể là mặt phẳng vật thể Tâm chiếu là mắt người quan sát Mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm nhìn gọi là mặt phẳng tầm mắt Mặt phẳng thẳng đứng tưởng tượng được gọi là mặt phẳng hình chiếu hay mặt tranh Mặt phẳng tầm mắt cắt mặt tranh theo một đường thẳng gọi là đường chân trời ​Thực hiện phép chiếu để có hình chiếu phối cảnh:

Hệ thống thực hiện phép chiếu để có hình chiếu phối cảnh


  Từ tâm chiếu kẻ các đường nối với các điểm của vật thể Từ hình chiếu của tâm chiếu trên đường chân trời kẻ các đường tương ứng [thuộc mặt tranh] Các đường tương ứng cắt nhau tại các điểm. Nối các điểm được hình chiếu phối cảnh của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu Đặc điểm của hình chiếu phối cảnh: Là tạo cho người xem ấn tượng về khoảng cách xa gần của các vật thể giống như khi quan sát thực tế.

2. Ứng dụng của hình chiếu phối cảnh

Đặt cạnh các hình chiếu vuông góc trong các bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng Biểu diễn các công trình có kích thước lớn: Nhà cửa, đê đập, cầu đường, . . .

3. Các loại hình chiếu phối cảnh

Có 2 loại hình chiếu phối cảnh: Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ và hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ: Đặc điểm : Mặt tranh song song một mặt của vật thể Ứng dụng: Trong thiết kế nội thất

Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ


Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ: Đặc điểm : Mặt tranh không song song với mặt nào của vật thể Ứng dụng: Thiết kế phối cảnh công trình

Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ


II - PHƯƠNG PHÁP VẼ PHÁC HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH

Bài tập: Vẽ hình chiếu phối cảnh 1 điểm của vật thể sau:

Các hình chiếu của vật thểBước 1. Vẽ đường nằm ngang t - t làm đường chân trời

Vẽ đường chân trờiBước 2. Chọn F’ làm điểm tụ trên t - t

Vẽ điểm tụBước 3. Vẽ lại hình chiếu đứng của vật thể

Vẽ hình chiếu đứng của vật thểBước 4. Nối các điểm trên hình chiếu đứng với điểm F’

Xác định các điểm trên hình chiếu đứngBước 5. Trên đoạn nối từ hình chiếu đứng đến F’ lấy một điểm để xác định chiều rộng của vật thể. Từ điểm đó kẻ các đường song song với các cạnh của vật thể

Xác định chiều rộng của vật thểBước 6. Nối các điểm tìm được thì ta được hình chiếu phối cảnh của vật thể vẽ phác

Vẽ hình chiếu phối cảnh của vật thểBước 7. Tô đậm các cạnh thấy của vật thể và hoàn thiện hình chiếu phối cảnh đã xây dựng

Tô đậm các cạnh thấy của vật thể



Chú ý: Muốn thể hiện mặt bên nào của vật thể thì chọn điểm tụ F’ về phía bên đó của hình chiếu đứng

Khi F’ ở vô cùng, các tia chiếu song song nhau, hình chiếu nhận được có dạng hình chiếu trục đo của vật thể

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề