Phí cơ sở hạ tầng kí hiệu là gì năm 2024

SaaS có vai trò quan trọng vì nó cho phép các doanh nghiệp truy cập vào các phần mềm mạnh mẽ mà trước đây có thể quá đắt đỏ hoặc tiêu tốn nhiều năng lượng để chạy ở các môi trường tại chỗ. Nhà cung cấp SaaS quản lý phần cứng, công cụ phần mềm và ứng dụng trong trung tâm dữ liệu hoặc môi trường đám mây của riêng họ. Bạn có thể truy cập phần mềm trực tiếp từ trình duyệt hoặc ứng dụng di động. Mô hình dựa trên gói đăng ký của SaaS cũng có nghĩa là bạn có thể tăng hoặc giảm quy mô sử dụng phần mềm của mình khi doanh nghiệp của bạn cần. Dưới đây là một số lợi ích của SaaS.

Khả năng truy cập đám mây

Bạn có thể truy cập SaaS của mình từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet. Trong các mô hình phần mềm truyền thống hơn, bạn chỉ có thể truy cập các ứng dụng dành cho doanh nghiệp từ các máy trạm đã cài đặt các ứng dụng đó. Do các mô hình làm việc kết hợp và làm việc tại nhà, nhu cầu về khả năng truy cập này ngày một tăng.

Chi phí trả trước thấp hơn

Các đơn vị cung cấp SaaS thường cung cấp mô hình dựa trên gói đăng ký để giảm chi phí trả trước của phần mềm truyền thống như giấy phép, cài đặt hoặc quản lý cơ sở hạ tầng. Đồng thời, không cần đầu tư thêm tài nguyên điện toán để chạy phần mềm, vì đơn vị cung cấp quản lý mọi thứ trên máy chủ của họ.

Chi phí hiện tại giảm

Vì mô hình SaaS tính mức phí tiêu chuẩn, bạn có thể tự tin tính toán xem các dịch vụ phần mềm của bạn cần bao nhiêu chi phí mỗi năm. Việc duy trì liên tục được giám sát bởi các nhà cung cấp SaaS của bạn và được trang trải bởi gói đăng ký của bạn. Bạn cũng sẽ không phải chi trả khi gia tăng dung lượng máy chủ nếu cần tăng quy mô giải pháp SaaS của bạn.

Triển khai nhanh chóng

SaaS loại bỏ quá trình cài đặt và cấu hình liên quan đến phần mềm tại chỗ, có nghĩa là bạn có thể triển khai phần mềm trên toàn doanh nghiệp của bạn ngay sau khi gói đăng ký cho doanh nghiệp của bạn bắt đầu.

Khả năng điều chỉnh quy mô theo nhu cầu

SaaS cho phép bạn dễ dàng thêm nhiều dịch vụ hoặc kho lưu trữ vào gói đăng ký của mình khi cần thiết mà không phát sinh chi phí nâng cấp cơ sở hạ tầng. Khả năng điều chỉnh quy mô của SaaS hoàn hảo cho những doanh nghiệp đang tăng trưởng nhanh chóng bởi họ có thể thêm các tính năng và người dùng mới khi thích hợp.

Độ tin cậy

Các nhà cung cấp SaaS đầu tư nhiều vào các giao thức an ninh mạng khắt khe và khả năng phục hồi sau thảm họa. Nhiều nhà cung cấp SaaS hứa hẹn duy trì 99% hoặc thậm chí 99,9% thời gian vận hành, có nghĩa là tất cả những gì bạn cần để làm việc là một kết nối internet đáng tin cậy.

Tự động cập nhật

Các đơn vị cung cấp phần mềm thường xuyên đưa ra các bản cập nhật nhỏ và các bản vá bảo mật cho phần mềm của họ. Các bản cập nhật có thể được thiết lập để tự động triển khai mà không cần hỗ trợ CNTT.

Độ tích hợp

Bạn có thể tích hợp các ứng dụng SaaS với các nền tảng và dịch vụ khác bằng cách sử dụng các API. Bạn có thể tùy chỉnh phần mềm cho phù hợp với yêu cầu cụ thể của mình mà không tốn chi phí cơ sở hạ tầng.

Dữ liệu và phân tích theo thời gian thực

Các ứng dụng SaaS thường thu thập dữ liệu về mức sử dụng và hiệu năng, đồng thời có thể cung cấp thông tin chuyên sâu theo thời gian thực.

Khái niệm định phí và biến phí rất phổ biến trong kế toán và quản trị doanh nghiệp. Để xây dựng chiến lược kinh doanh tốt nhất, các nhà quản trị phải hiểu rõ đặc điểm và ý nghĩa của từng loại phí cũng như biết cân bằng giữa hai loại chi phí này.

1. Định phí là gì? Biến phí là gì?

Định phí hay còn gọi là chi phí cố định [Fixed cost, ký hiệu: FC] là những khoản chi phí sẽ không thay đổi theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp.

Định phí thường là những khoản chi phí đầu tư cho cơ sở cấu trúc hạ tầng để tạo ra năng lực sản xuất kinh doanh như: khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê tài sản, tiền lương nhan viên và cán bộ quản lý, chi phí nghiên cứu và đào tạo, thiết bị máy móc, các khoản bảo hiểm chống cháy, chống trộm.

Tìm hiểu khái niệm định phí và biến phí

Biến phí hay còn gọi là chi phí biến đổi [Variable charges] là những khoản chi phí sẽ thay đổi khi hoạt động kinh doanh thay đổi. Biến phí bao gồm: Nguyên vật liệu sản xuất, một số khoản chi phí sản xuất như chi phí điện nước, sửa chữa máy móc, bao bì đóng gói, chi phí hoa hồng…

Có thể chia biến phí thành hai loại:

  • Biến phí tỷ lệ: Là loại biến phí tỷ lệ thuận với mức độ của hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Biến phí cấp bậc: Là biến phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp thay đổi một cách rõ ràng, vượt qua một giới hạn nhất định.

2. Đặc điểm của định phí và biến phí

Định phí kết hợp với biến phí tạo nên tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1 Đặc điểm của định phí

Tổng định phí không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong một khoảng thời gian cụ thể. Khi mức độ hoạt động thay đổi thì định phí trên một đơn vị sản phẩm sẽ thay đổi theo. Định phí có thể tồn tại ngay cả khi doanh nghiệp ngừng hoạt động trong một thời gian.

Phân biệt định phí và biến phí dựa theo đặc điểm

2.2 Đặc điểm của biến phí

Biến phí là những chi phí gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh và có các đặc điểm sau:

  • Tổng biến phí thay đổi khi thay đổi mức độ hoạt động.
  • Biến phí trên 1 đơn vị sản phẩm không đổi khi thay đổi mức độ hoạt động;
  • Nếu công ty không có hoạt động thì biến phí bằng 0.

3. Phân biệt định phí và biến phí

Dựa vào đặc điểm, có thể phân loại chi phí biến đổi và chi phí cố định như sau:

Biến phí

Định phí

Bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí mua phụ tùng sửa chữa máy móc, chi phí điện nước…

Biến phí thay đổi phụ thuộc vào sự biến động về mức độ hoạt động của các doanh nghiệp trong tháng kinh doanh.

Trong lĩnh vực thương mại, biến phí bao gồm: chi phí về mặt bằng, chiết khấu hoa hồng cho đại lý.

Bao gồm: Tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng, tiền lương nhân viên, chi phí máy móc, chi phí marketing, nghiên cứu sản phẩm mới…

Tổng mức định phí không thay đổi khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp thay đổi nhưng ở trong giới hạn đã định.

Định phí được tính trên một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ được doanh nghiệp tạo ra.

4. Ý nghĩa của định phí

Chi phí cố định và chi phí biến đổi là hai phí cơ bản để duy trì hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp cần xác định được các chi phí này, cân bằng giữa hai loại mới có thể đưa ra chiến lược kinh doanh tốt nhất.

Doanh nghiệp cần tìm mọi cách giảm chi phí để tăng lợi nhuận

Việc tính toán định phí giúp doanh nghiệp đánh giá một cách chính xác các chi phí hoạt động cốt yếu, giúp hạch toán chi phí cố định và chi phí thay đổi trong các thời điểm, căn cứ từ đó để đưa ra chiến lược về chi phí.

Để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh, cần cân bằng giữa việc tối đa hóa lợi nhuận và giảm chi phí, xác định các phương án khác nhau để phù hợp với các mức chi phí cố định và biến đổi trong sản xuất kinh doanh.

5. Các loại định phí

Trong kế toán quản trị chia định phí làm hai loại: Định phí bắt buộc và định phí tùy ý.

5.1 Định phí bắt buộc

Là loại chi phí không thể biến mất ngay cả khi doanh nghiệp không hoạt động. Bản chất của định phí là bắt buộc và lâu dài, rất khó thay đổi. Vì thế, khi quyết định chi loại phí này, chủ doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ.

Định phí bắt buộc bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê nhân công, quản lý phân xưởng… Khi một bộ phận không hoạt động nữa thì vẫn phát sinh định phí và không thể nhanh chóng bị cắt giảm trong thời gian ngắn.

Trước khi ra quyết định triển khai dự án, chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý cần phải hướng việc kiểm soát định phí bắt buộc phù hợp với mục tiêu lâu dài, vừa phải khai thác tối đa công suất mà chúng mang lại.

Cần có phương án kiểm soát định phí trong thời gian dài

5.2 Định phí tùy ý

Là loại chi phí có thể thay đổi một cách nhanh chóng thông qua các quyết định của ban lãnh đạo. Một số định phí tùy ý có thể kể đến như chi phí marketing, quảng cáo cho sản phẩm, chi phí đào tạo nhân viên… Định phí tùy ý có thể được đưa ra hàng năm nhưng cũng có thể thay đổi hoặc cắt giảm khi cần thiết.

Định phí tùy ý liên quan đến những kế hoạch ngắn hạn. Mỗi năm, nhà quản trị phải xem xét để điều chỉnh mức độ chi phí này cho phù hợp với tình hình công ty, có thể tăng, giảm hoặc bỏ hoàn toàn.

Định phí tùy ý cũng gắn liền với sự tồn tại phát triển của các bộ phận trong tổ chức. Nếu một bộ phận này không còn tồn tại nữa thì định phí tùy ý đi kèm cũng sẽ mất đi.

Định phí tùy ý có thể nhanh chóng bị thay đổi hoặc cắt giảm theo tình hình công ty

6. Công thức tính định phí và biến phí

Công thức tính định phí [chi phí cố định]: y = b

Công thức tính biến phí [chi phí biến đổi]: y = a.x

Áp dụng công thức tính định phí và biến phí

Trong đó:

a là biến phí đơn vị

b là chi phí cố định

x là mức độ hoạt động.

Ví dụ: Tính biến phí và định phí của một công ty mới khởi nghiệp như sau:

Công ty A sản xuất và bán hàng take away [thức ăn, cà phê, nước uống]. Có 3 nhân viên bán hàng và giao hàng tận nơi. Mức lương cho mỗi nhân viên là 5 triệu/tháng. Chi phí cố định để vận hành cửa hàng là 20 triệu/ tháng. Nếu mở thêm chi nhánh 2 với quy mô như vậy cần tổng 6 nhân viên.

Biến phí được tính như sau: y = 5 x 6 = 30 triệu.

Hy vọng những thông tin về định phí và biến phí TOPI chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn nắm được khái niệm, đặc điểm và phân biệt được hai loại chi phí này, từ đó xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn phù hợp để tối đa hóa lợi nhuận của công ty

Chủ Đề