Phim hương vị tình thân là ai

Không phải lần đầu tiên diễn xuất chân thực, ăn ý giữa hai bố con ông Sinh [NSƯT Võ Hoài Nam] và Phương Nam [Phương Oanh] lấy nước mắt khán giả. Nhưng đoạn nhận lại tình thân chính là cao trào được dồn nén, vỡ òa cảm xúc nhất trong số hơn 100 tập phim. Riêng trường đoạn dài hơn 5 phút nhận cha-con trong tập 46 phần 2 phát sóng tối 30/9 được nhà sản xuất cắt riêng và tung lên YouTube, nhận được hàng trăm bình luận của khán giả.

Một vài bình luận trong số hàng trăm lời khen tặng, cảm xúc của khán giả dành cho bố con ông Sinh và Nam: “Võ Hoài Nam và Phương Oanh diễn quá đỉnh. Hay quá, khóc ròng luôn”, “Xem đoạn này mà mình khóc như mưa, thương bác Sinh với Nam quá”, “Xem hai bố con mà khóc sưng cả mắt, ngạt cả mũi. Hai diễn viên tuyệt vời quá”, “Xem mà khóc cả dòng sông luôn” hay “xem tập này khó mà cầm được nước mắt”.

Ông Sinh không muốn quá khứ tù tội ảnh hưởng tới hạnh phúc của con gái

Trong tập 46 phần 2, ông Sinh được trả tự do vì không liên quan cái chết của ông Tín. Nam [Phương Oanh]-Long [Mạnh Trường] tới đón ông Sinh đưa đi ăn, nhưng ông Sinh lại tình cờ nghe được lời Chủ tịch Khang [NSƯT Trịnh Mai Nguyên] yêu cầu hai vợ chồng Long tránh xa ông Sinh. Ông Sinh quyết định trả nhà thuê và đi thật xa.

Long muốn ông Sinh nói cho Nam biết thân phận thật. Ông lấy cớ Nam chỉ nghĩ ông là người dưng thôi, có lẽ Nam sẽ quên nhanh. Long cố thuyết phục ông Sinh chính là bố đẻ của Nam, có lẽ vì máu mủ nên Nam luôn có linh cảm ông là bố đẻ. Ông Sinh rơm rớm nước mắt nói ông không xứng là bố Nam, cả trước đây lẫn bây giờ đều cảm thấy như thế. Ông tự trách mình vì gây nhiều rắc rối cho Nam khi cố gắng ở bên con gái. Long vẫn nài ông Sinh nhận lại Nam.

Nam cố gắng thuyết phục bố Sinh để cô được thật sự làm con gái ông

Đúng lúc ông Sinh nhờ Long giữ kín chuyện máu mủ, Nam đứng đằng sau nghe được câu chuyện. Nam khóc, bởi bao năm cô luôn mong chờ mà không biết bố đẻ luôn ở bên. “Đến một tiếng gọi bố là bố, con cũng không được gọi. Sao bố lại biến con thành đứa con vô tâm như thế này”, Nam khóc.

Ông Sinh giải thích rằng cố giấu vì không muốn con gái biết mình là con gái của kẻ sát nhân. Ông Sinh không dám nhìn thẳng vào mắt Nam, nên cô ra sức gọi bố. “Quá khứ của bố có như thế nào thì bố cũng thay đổi rồi mà. Từ ngày con gặp bố, lúc nào con cũng chỉ thấy bố nhận sự thua thiệt về mình thôi. Vì mang thân tù tội nên bố phải nỗ lực hơn người bố bình thường gấp trăm, gấp nghìn lần”, Nam nấc lên.

Nam quỳ xuống van xin bố đẻ đừng lẩn trốn nữa

Khóc theo từng lời của Nam nhưng ông Sinh cả quyết không muốn nhận Nam, sợ bố mẹ Long không chấp nhận thông gia từng giết người. Nam cũng chưa chịu thua: “Con có bố mà không dám nhận thì con có sống hạnh phúc được không? Nếu con vì bản thân mình mà bỏ rơi bố thì con có còn là con không”, Nam nói. Cô nhắc lại nỗi đau đớn của ông Sinh khi thấy con gái đau ốm, gặp nạn mà không dám đến gần.

Cảnh nhận cha đẫm nước mắt

“Tại sao chỉ có bố được hi sinh cho con, mà không cho con được làm gì cho bố? Bố ơi, bố ở lại đi, dù sướng dù khổ con cũng có bố ở bên cạnh. Bố ơi, bố đừng đi. Con xin bố. Cho con được làm con gái của bố”, Nam quỳ xuống van xin ông Sinh.

Không thể trốn tránh mãi, ông Sinh cuối cùng được đường hoàng gọi con gái, ôm con gái khóc nấc.

Trên diễn đàn Hội yêu phim Việt Nam, rất nhiều khán giả cho rằng đoàn phim đã không chăm chút cho phần trang phục của nhân vật Nam nên một số tập gần đây, nữ chính mặc trang phục xấu tệ, cẩu thả khiến phim “mất điểm”.

Một số khán giả bức xúc cho rằng việc lựa chọn trang phục có một phần lỗi ở diễn viên: “Phải công nhận một điều rằng gu thẩm mỹ của Phương Oanh trong phim này tệ. Và có vẻ như Phương Oanh không nhận ra điều ấy. Không ai phủ nhận việc Phương Oanh xinh đẹp và diễn hay. Tuy nhiên, đáng lẽ Phương Oanh cần chuẩn bị kỹ hơn cho nhân vật, nhất là phục trang. Là nhân vật chính, là nguồn cảm hứng của người xem mà khán giả không thể ngấm nổi trang phục của Nam”; “Thời đại ăn ngon mặc đẹp, cái đập vào mắt đầu tiên là bộ quần áo của diễn viên. Mà cứ bắt khán giả không để ý đến trang phục. Xem ức chế trang phục từ phần 1 rồi. Nhiều phân đoạn vì trang phục mà tụt hết cảm xúc”.

Những tập gần đây, nữ chính bị "bắt lỗi" trang phục cẩu thả, gu thẩm mỹ tệ

Chụp màn hình

Phim Hương vị tình thân phần 2 đang xoay quanh cuộc sống của nhân vật Nam sau khi vào làm dâu nhà họ Hoàng và là phu nhân của tổng giám đốc Long. Ở phần 1, nữ chính vốn được xây dựng hình ảnh một cô kỹ sư tính tình ngổ ngáo, nam tính và có phần đơn giản, xuề xòa. Dù ở phần 1, nhiều khán giả tiếc nuối rằng sao Nam không mặc đẹp hơn một chút, sang hơn một chút mà cứ cứng nhắc trong những bộ đồ vest kiểu công sở, áo ghi lê…

Nhưng sang phần 2, Nam đã trở thành dâu trong gia đình giàu có nhưng mặc cũng kém sang. Đặc biệt là những tập gần đây, người xem “ngứa mắt” vì những bộ trang phục mặc nhà của cô trông cẩu thả, không hợp thẩm mỹ, không được đầu tư chỉn chu.

Có khán giả còn vào trang cá nhân của Phương Oanh để phản hồi: “Không hiểu sao trang phục trong phim của bạn nó khủng khiếp, không phải xấu mà là quá xấu. Nếu là yêu cầu của đạo diễn về trang phục cho hợp vai thì ít nhất mặc lên cũng phải đẹp, còn bụi bụi hay nghịch nghịch tí cũng không sao. Đằng này, bạn mặc những bộ nó không thuộc dạng thời trang nào. Hai tập hôm qua và hôm kia bạn mặc bộ ở nhà mà khoác cái áo ngoài dài thòng lòng trông không phù hợp lại còn xấu tệ, nhìn thân hình bạn sồ sề rất mất thẩm mỹ. Đây là góp ý chân thành của mình”.

Một khán giả còn bức xúc: “Ngay cả chính Phương Oanh cũng phản biện rằng do "Nam xuất thân nhà nghèo, là kỹ sư điện nên không đầu tư quần áo này nọ"… Mình cũng thừa nhận Phương Oanh là một diễn viên tài năng, điều này đã được khẳng định từ lâu, chứ không phải chờ đến phim Hương vị tình thân này. Và diễn xuất của Phương Oanh trong phim là quá tuyệt vời, không có gì để bàn cãi. Nhưng trang phục của nhân vật thì thôi rồi. Ở đây, mình đang góp ý, đưa ra ý kiến để mọi thứ cùng tốt lên, chứ không phải phủ nhận công sức của cá nhân Phương Oanh và đoàn làm phim nhé”.

Cũng có khán giả cho rằng trang phục của Nam là phù hợp với tính cách, nghề nghiệp của cô

Chụp màn hình

Trước những ý kiến chê trang phục của nữ chính thì cũng có khán giả tỏ ra cảm thông: “Đối với cá nhân mình, phim là phản ánh chân thực nhất của đời thật. Mà ngoài đời thì đâu phải ai cũng có gu thẩm mỹ tốt, ai giàu cũng mặc đẹp, ai đẹp cũng mặc sang. Diễn viên, họ cũng là con người. Mà là con người thì chắc chắn có những điểm chưa hoàn hảo và làm hài lòng tất cả mọi người được. Và phải nhìn nhận rằng diễn viên không chỉ như trên hình ảnh chúng ta nhìn thấy. Sau ống kính họ còn muôn vàn những khó khăn vất vả [nhất là trong thời điểm dịch bệnh này], không phải diễn viên ai cũng giàu để đầu tư cho mình những thứ tốt nhất”.

Công bằng mà nói, trang phục trên phim là một yếu tố rất quan trọng. Trang phục của nhân vật xấu, không phù hợp, phản cảm thì chắc chắn sẽ làm tuột cảm xúc của người xem. Có những phim truyền hình Việt Nam thời gian qua đã nhận được nhiều lời khen về việc chịu khó đầu tư cho trang phục như Tình yêu và tham vọng, Trói buộc yêu thương hay 11 tháng 5 ngày đang phát sóng. Diễn viên Lã Thanh Huyền hay Ngọc Lan từng thuê hẳn stylist riêng và bỏ ra một khoản tiền lớn cho phần trang phục của nhân vật, góp phần vào sự thành công của bộ phim. Đó là điều đáng ghi nhận.

Gu thẩm mỹ của người xem trong thời đại hiện nay cũng rất khắt khe. Trong các bộ phim truyền hình của Hàn Quốc, Thái Lan nếu để ý kỹ, trang phục của nhân vật luôn là điểm nhấn khiến khán giả thích thú, thể hiện sự văn minh của một thị trường phim ảnh và cả sự chuyên nghiệp của diễn viên. Nên một số khán giả cũng có sự so sánh rằng: “Xem phim của Hàn, Trung, Thái thì mình phải học tập từ trang phục đến tóc, chỉn chu cực kỳ luôn. Trang phục đẹp, thay đổi liên tục chứ không bao giờ mặc đi mặc lại một bộ đồ đó mãi, nhìn nhàm lắm”; “Nhìn lại phim Tuổi thanh xuân 2 hợp tác với Hàn, diễn viên đồ hiệu từ đầu đến hết phim, đến mức còn sợ hỏng đồ không có tiền đền. Còn phim này do chiếu trong nước và nghĩ dân mình dễ dãi nên nhà sản xuất mới không thèm quan tâm đến trang phục…”.

Thời trang "khó hiểu" của Nam trong tập gần đây

Chụp màn hình

Thật ra mọi sự so sánh đều khập khiễng. Bởi mỗi nền giải trí, phim ảnh của mỗi quốc gia được phát triển trong điều kiện khác nhau. Mỗi bộ phim sẽ được dàn dựng theo ý đồ của đạo diễn và biên kịch, nhân vật đôi khi cũng phải được tạo hình sao cho phù hợp với tính cách, hoàn cảnh, xuất thân. Tuy nhiên một bộ phim hay, trọn vẹn và hiệu ứng phần nhìn bắt mắt, tạo hứng thú cho người xem cũng không thể bỏ qua phần phục trang của nhân vật. Sự dễ dãi, cẩu thả đôi khi khiến bộ phim bị “mất điểm” đáng tiếc.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề