Phôi loại 1 có tốt không

Sau khi nuôi cấy trong phòng lab chắc hẳn bố mẹ nào cũng hi vọng phôi của mình đạt chất lượng tốt nhất để quá trình chuyển phôi thành công. Tuy nhiên có nhiều trường hợp phôi chỉ đạt loại 2, loại 3. Vậy phôi loại 3 có khả năng thụ thai không? Cùng lắng nghe lời khuyên hữu ích của chuyên gia nhé. 

Đánh giá chất lượng phôi khi thực hiện IVF

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp điều trị vô sinh, hiếm muộn đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Các bước quan trọng nhất của IVF là lấy tinh trùng và trứng ra khỏi cơ thể, tạo phôi. Các phôi này được nuôi cấy vài ngày trong phòng thí nghiệm rồi chuyển lại tử cung người mẹ để phôi làm tổ và phát triển thành em bé.

Khi thực hiện quy trình IVF, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kích thích buồng trứng để thu được nhiều nang noãn (thay vì 1 nang như chu kỳ tự nhiên). Do vậy, mỗi chu kỳ điều trị IVF người bệnh có thể thu được nhiều trứng và từ đó có nhiều phôi để phân tích, đánh giá, xếp loại phôi vào các nhóm.

Trong suốt quá trình nuôi cấy, bác sĩ sẽ quan sát quá trình phát triển của phôi và đánh giá chất lượng vào thời điểm phôi được 3 ngày và 5 ngày tuổi. Việc đánh giá chất lượng phôi chủ yếu dựa vào hình thái. Và tùy vào giai đoạn sẽ có các tiêu chí cụ thể để phân loại phôi. Với phôi ngày 3, đánh giá dựa trên số lượng, kích thước tế bào, sự phân mảnh của phôi. Phôi đẹp vào ngày 3 cần có khoảng 7 - 8 tế bào, kích thước đều nhau, không bị phân mảnh.

Với phôi ngày 5, Chất lượng phôi sẽ được đánh giá dựa trên 3 yếu tố là hình thái khôi tế bào nụ phôi, hình thái khối tế bào lá nuôi và độ lớn của khoang phôi nang. Phôi nang tốt là phôi có khoang phôi nang mở rộng, khối tế bào nụ phôi rõ, gồm nhiều tế bào nén chặt và khối tế bào lá nuôi gồm nhiều tế bào liên kết chặt chẽ với nhau.

Phôi loại 3 là gì?

Thông qua kết quả đánh giá về phôi, các bác sĩ sẽ xếp loại phôi vào các nhóm loại 1, loại 2 hay loại 3. Từ đó, thông báo cho cặp vợ chồng đang thực hiện IVF để cùng đưa ra quyết định: Thứ tự ưu tiên cho chuyển phôi, có nên nuôi cấy kéo dài tới giai đoạn phôi nang (phôi ngày 5) hay không, nên chuyển mấy phôi hoặc thực hiện đông phôi như thế nào,..

Phôi loại 3 là loại kém chất lượng hơn, tỷ lệ thành công không cao hoặc không thành công (tùy từng trường hợp bệnh nhân cụ thể). Tuy nhiên, chất lượng của các loại phôi cũng không quá khác biệt nên các cặp vợ chồng cũng không nên quá lo lắng trong trường hợp chỉ có phôi loại 2 hoặc loại 3 mà không có phôi loại 1.

Phôi loại 1 có tốt không

Sau khi cấy ghép phôi, dựa vào kết quả đánh giá, phân tích, phân loại, các bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép phôi loại 1 trong lần đầu. Nếu như chuyển phôi lần đầu thất bại, bác sĩ mới tư vấn và sử dụng phôi thai loại 2, 3. Các phôi còn lại sẽ được bảo quản đông lạnh sử dụng cho các lần tiếp theo.  Dù là phôi xấu nhưng số lượng phôi nhiều thì vẫn nên nuôi tiếp tới 5 ngày thay vì bỏ đi. Đối với các trường hợp này bác sĩ sẽ có thể chỉ định cho người mẹ chuyển phôi sớm từ 1 đến 3 ngày  thay vì đợi đến 5 ngày với hi vọng cơ thể người mẹ sẽ tốt cho phôi hơn môi trường bên ngoài. Mặt khác, cơ chế " tự sửa chữa" , có nhiều phôi từ xấu trong những ngày đầu  có xu hướng tốt lên và tới 5 ngày hoàn toàn có thể  chuyển vào cơ thể mẹ bình thường.

Để nuôi phôi tới ngày 5, phôi đã trải qua quá trình sàng lọc rất khắt khe nên các phôi sống tới ngày 5 thì khả năng sống tiếp rất cao. Tỷ lệ có thai lâm sàng khi chuyển phôi ngày 5 cao hơn ngày 3 là minh chứng rõ ràng nhất.  Sức sống của phôi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố  và thay đổi qua từng giờ nên bố mẹ hãy kiên trì và đừng vội mất hi vọng nhé!

Làm sao để tăng tỉ lệ thành công khi chuyển phôi loại 2, loại 3?

Sở dĩ phôi thai bị xếp vào loại 2, loại 3 - phát triển ở mức độ trung bình một phần là do độ tuổi, chất lượng trứng, chất lượng tinh trùng. Chính vì vậy, nếu như có ý định, các cặp vợ chồng nên tiến hành sớm hơn để mang lại hiệu quả tối đa.

Phôi loại 1 có tốt không

Nước sắc từ củ gai tươi là một trong những bài thuốc dân gian hiệu quả mà các chị em đang truyền tai nhau gần đây. Củ gai tươi đã được các ông cha ta sử dụng hơn ngàn  năm nay như một vị thuốc dưỡng thai. Không chỉ vậy củ gai còn được ứng dụng để hỗ trợ chuyển phôi thành công.

Tuy chưa có công trình nghiên cứu khoa học cụ thể nào được công bố, nhưng trên thực tế nó đã góp phần hỗ trợ, làm tăng khả năng chuyển phôi thành công cho hàng trăm cặp vợ chồng mắc bệnh vô sinh do bẩm sinh, viêm nhiễm tử cung, vòi trứng, thấp dạ hoặc do nạo hút thai nhiều ảnh hưởng đến việc sinh đẻ.

Để tăng khả năng thụ thai thành công khi chuyển phôi loại 2, các chị em hãy chăm chỉ sắc nước từ củ gai tươi uống trước khi chuyển phôi tối thiểu là 3 ngày nhé. Tiếp tục uống sau chuyển phôi, và sau những dấu hiệu  chuyển phôi thành công các mẹ hãy uống liên tục trong ba tháng thai kì đầu để dưỡng thai ổn định và khỏe mạnh nhất.

5 yếu tố tăng khả năng thành công khi thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

1. Tuổi càng trẻ, khả năng IVF thành công càng cao

Việc mang thai, sinh nở dù theo hình thức thụ tinh tự nhiên hay thụ tinh trong ống nghiệm đều phụ thuộc rất lớn vào độ tuổi của người mẹ. Bởi số lượng và chất lượng trứng đạt tiêu chuẩn (có thể cùng với tinh trùng tạo thành phôi khỏe mạnh) theo sinh lý phụ nữ sẽ giảm theo thời gian, đặc biệt khi phụ nữ bước qua tuổi 35. Chất lượng trứng càng tốt, số phôi tạo thành càng nhiều, dẫn đến cơ hội chuyển phôi của mẹ được nhiều lần hơn trong 1 chu kỳ kích thích trứng.

Phôi loại 1 có tốt không

Với thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), giai đoạn quan trọng nhất là ở lần chọc hút trứng (sau khi tiêm thuốc kích thích rụng trứng). Trong suốt quá trình kích thích trứng, người mẹ sẽ biết số lượng trứng mình có trong chu kỳ này là bao nhiêu. Số lượng trứng này đối với mỗi phụ nữ đều khác nhau, tùy vào cơ địa từng người.

Trong IVF, chỉ có khoảng 60-70% trứng trưởng thành sẽ tạo thành phôi. Khoảng 95% noãn thụ tinh với tinh trùng sau đó sẽ phát triển thành phôi ngày 2; 70-80% noãn thụ tinh sẽ phát triển đến phôi ngày 3; khoảng 50% noãn thụ tinh sẽ phát triển đến phôi ngày 5. Nghĩa là nếu nuôi cấy càng kéo dài, số phôi còn lại càng thấp.

Ví dụ: Nếu chọc hút lấy được 10 trứng trưởng thành thì số phôi trung bình có được khi nuôi cấy đến ngày 2 là 6 phôi; đến ngày 3 là 4-5 phôi, đến ngày 5 là 2-3 phôi. Đây là ước tính trung bình, mỗi trường hợp có thể khác.

Ngoài ra, phôi cũng được phân loại thành phôi loại 1, phôi loại 2 và phôi loại 3 tùy theo chất lượng phôi. Tuy nhiên, chất lượng của các loại phôi cũng không quá khác biệt, nên bạn cũng không nên quá lo lắng nếu chỉ có phôi loại 2 hoặc 3 mà không có phôi loại 1.

Khả năng làm tổ của một phôi, nghĩa là khả năng có thai của một phôi khi cấy vào tử cung là khoảng 15-20% với phôi ngày 2; khoảng 20-25% với phôi ngày 3; 30-35% nếu là phôi ngày 5. Phụ nữ tuổi càng cao thì tỉ lệ thành công giảm dần.

2. Điều trị càng sớm càng có nhiều cơ hội thành công

Trước khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, tất cả các cặp vợ chồng đều được kiểm tra tình trạng vô sinh hiếm muộn. Với những ca bị vô sinh hiếm muộn nhiều năm, nguyên nhân gây vô sinh phức tạp (tinh trùng của người chồng quá ít, quá yếu…; hay người vợ có tiền sử kích thích buồng trứng quá mức, lạc nội mạc tử cung…, chắc chắn quá trình “đi tìm con yêu” sẽ khó khăn, vất vả hơn.

Vì vậy, theo khuyến cáo, nếu sau một năm không dùng các biện pháp tránh thai mà vẫn chưa có con, các cặp vợ chồng cần đi khám sớm nhằm tìm ra nguyên nhân và tình trạng đang gặp để kịp thời điều trị.

3. Trình độ kỹ thuật thực hiện

Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật gồm nhiều bước phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện là người không chỉ có chuyên môn mà còn phải có kinh nghiệm. Đặc biệt với những ca mà nguyên nhân vô sinh hiếm muộn phức tạp, bác sĩ sẽ phải quyết định có cần thực hiện các kỹ thuật liên quan chuyên sâu như tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI), nuôi trứng non rồi cho thụ tinh… hay không.

Kỹ thuật được tiến hành chính xác không chỉ quyết định tỷ lệ thành công của ca thụ tinh trong ống nghiệm, giúp giảm chi phí, thời gian tiến hành mà còn giúp tránh được những rủi ro về sức khỏe cho người mẹ.

Phôi loại 1 có tốt không

Theo thống kê ở các ca thụ tinh trong ống nghiệm, nguy cơ tổn thương ruột, nội tạng gây xuất huyết nội trong quá trình sử dụng kim đâm để chọc hút trứng, phải cấp cứu là khoảng 0,1%; bệnh nhân bị hội chứng quá kích buồng trứng khi tiêm thuốc kích thích rụng trứng là 1-2%. Những nguy cơ này có thể được kiểm soát nếu thực hiện ở những bệnh viện lớn, nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ thực hiện có tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại.

Việt Nam được đánh giá là nước thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm hiệu quả hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Thậm chí rất nhiều người nước ngoài đã tìm đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội có con cho mình. Vì vậy, các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn tại Việt Nam không cần phải đi đâu xa để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Ngay tại nước nhà, may mắn vẫn có thể đến với mình khi chọn được nơi điều trị vô sinh hiếm muộn đạt tiêu chuẩn quốc tế và bác sĩ có tay nghề cao.

4. Phòng LAB đạt chuẩn “phòng sạch”, kỹ thuật viên tay nghề cao

Thụ tinh trong ống nghiệm và các kỹ thuật liên quan đòi hỏi phải có phòng nuôi cấy trứng non, nuôi cấy phôi đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt, trong đó gồm tiêu chí vô trùng, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, chất lượng không khí phải luôn ở mức tối ưu nhất. Bởi trứng non hay phôi khi nuôi cấy ở môi trường bên ngoài tử cung người mẹ rất dễ bị vi khuẩn, bào tử nấm mốc, virus… trong không khí tấn công, ảnh hưởng đến sự phát triển thậm chí ngưng phát triển. Có thể nói, tiêu chuẩn phòng sạch (clean room) đóng vai trò quan trọng vào sự thành bại của thụ tinh trong ống nghiệm.

Phôi loại 1 có tốt không

Tuy nhiên để đầu tư và đảm bảo chất lượng phòng sạch theo tiêu chuẩn quốc tế là điều rất ít bệnh viện hiện nay có khả năng thực hiện. Ngoài chi phí đầu tư cao, việc xây dựng phòng sạch phải tiến hành đồng bộ ngay từ ban đầu, đội ngũ nhân viên làm việc trong khu vực phòng labo (phòng nuôi cấy khi thụ tinh trong ống nghiệm) phải được đào tạo kiến thức nâng cao về kỹ thuật kiểm soát chất lượng không khí; quy trình thao tác hàng ngày nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng không khí…

5. Tham khảo chừng mực các kinh nghiệm làm IVF thành công được chia sẻ trên mạng

Trong quá trình thực hiện IVF, chị em thường có tâm lý tìm hiểu và tiếp thu các kinh nghiệm dân gian truyền miệng để cải thiện độ dày niêm mạc, tăng khả năng phôi bám thành công như ăn nhiều bơ, sầu riêng, cá chép có trứng, lòng trắng trứng gà, uống sữa đậu nành, kiêng tắm, nằm bất động… Những kinh nghiệm dân gian cần tiếp thu một cách chừng mực, chủ yếu để tạo tâm lý thoải mái và an tâm – một yếu tố rất quan trọng để chuyển phôi IVF thành công.

Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên bạn ăn uống bình thường và vận động nhẹ nhàng trong thời gian sau chuyển phôi. Để ăn tâm hơn, bạn có thể thực hiện theo một số lời khuyên khoa học và hợp lý như:

Trước khi chuyển phôi

Các cặp đôi nên chuẩn bị sức khỏe trước khi làm IVF khoảng vài tháng để có thể lực và tâm lý tốt nhất như:

  • Dinh dưỡng: cả 2 vợ chồng để cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ tất cả các nhóm chất dinh dưỡng. Riêng đối với người chồng, nên ăn thực phẩm chứa nhiều sắt kẽm như thịt bò, sò huyết và tăng khẩu phần ăn khi gần đến ngày lấy tinh trùng.
  • Vận động: Trong thời gian lên kế hoạch chuẩn bị tiến hành IVF, cả 2 nên tham gia các môn thể thao yêu thích và phù hợp để nâng cao thể lực thể chất và tinh thần. Nên đi du lịch để có tâm lý vui vẻ và thoải mái trước khi bước vào quá trình làm IVF.
  • Quan hệ vợ chồng: Trước khi chuyển phôi 24 tiếng, vợ chồng không quan hệ tình dục.
  • Khi chuẩn bị chọc hút trứng, người vợ cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ như: Không trang điểm, không sử dụng nước hoa, không sơn móng tay chân,… nhằm đảm bảo vệ sinh và sự an toàn cho việc chọc hút trứng thành công.

Sau khi chuyển phôi

Trong thời gian này các cặp đôi cần lưu ý nhiều hơn đến vấn đề dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi và các vấn đề trong sinh hoạt khác:

  • Dinh dưỡng: nên bổ sung đạm từ thịt gà, thịt bò, thịt heo, hàu, tôm, cua, sữa. Tránh ăn chua cay và các chất kích thích như tiêu, ớt, cà phê, bia, rượu, hút …. Tránh ăn quá mặn; Không ăn quá lạnh hoặc quá nóng. Ăn nhiều rau, chất xơ, uống nước hoa quả và dùng thực phẩm hợp vệ sinh để tránh táo bón hoặc tiêu chảy trong thời gian này. Hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh bơ và sầu riêng… giúp làm dày tử cung và tốt cho trứng của người phụ nữ nên bạn cũng chỉ nên ăn một cách chừng mực, không nên quá lạm dụng.
  • Vận động: sau khi chuyển phôi nên đi lại nhẹ nhàng, không đi cầu thang. Một số kinh nghiệm dân gian khuyên chị em nên nằm bất động trong thời gian này. Tuy nhiên, việc nằm một chỗ sau khi chuyển phôi là tư thế không tự nhiên của một cơ thể đang hoạt động nên có thể gây nhiều ảnh hưởng bất lợi. Phôi thai làm tổ và bám vào tử cung người mẹ trong khoảng thời gian từ 5-7 ngày kể từ ngày thụ thai (tức là 3-5 ngày kể từ ngày chuyển phôi). Trong khoảng thời gian phôi làm tổ, bạn nên nằm nghỉ ngơi bình thường và thư giãn để tăng khả năng bám dính của phôi.
  • Quan hệ vợ chồng: Vợ chồng không quan hệ trong thời gian này. Trách gây động và kích thích vì sẽ gây co bóp tử cung ảnh hưởng đến phôi thai.
  • Vệ sinh cá nhân: Có thể tắm hằng ngày nhưng lưu ý là nên tắm nhẹ nhàng bằng tắm nước ấm. Nên thay quần lót thường xuyên để giữ vùng kín luôn sạch sẽ.
  • Tâm lý: Trong thời gian này nên tránh xem phim đọc sách mang tính chất bạo lực, kích động mạnh dễ ảnh hưởng đến tâm lý. Bên cạnh đó, không nên quá tập trung suy nghĩ đến kết quả sắp tới để rồi có tâm lý lo lắng và suy nghĩ bi quan. Thay vào đó, nên suy nghĩ đến những điều làm bạn vui hoặc giải trí nhẹ nhàng bằng cách nghe nhạc nhẹ, xem phim vui nhộn, đọc sách báo…

Chuyển phôi loại 3 vẫn mang lại những khả năng thành công nhất định đối với các cặp vợ chồng sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Chính vì vậy, các mẹ đừng vội nản lòng, hãy tĩnh dưỡng cơ thể, cung cấp đủ  chất dinh dưỡng cần thiết để phôi thai có một môi trường phát triển khỏe mạnh nhé.