Phong trào cách mạng 1930 đến 1931 là

Phong trào cách mạng 1930 – 1931

I. Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào

–Tác động của phong trào cách mạng thế giới:

+ Những năm 1929 – 1933, thếgiới tưbản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tếtrầm trọng trên quy môlớn, để lại hậu quảhết sức nặng nề, làm cho những mâu thuẫn trong lòng xãhội tưbản phát triển gay gắt. Phong tràođấu tranh của công nhân và quần chúng lao động dâng cao.

+ Trong khi đó, Liên Xôđang xây dựng thành công chủ nghĩa xãhội, hoàn thành công nghiệp hóa vàđang tiến hành tập thểhóa nông nghiệp. Quảng Châu công xã[Trung Quốc] thắng lợi.

+ Sựphát triển của phong trào cách mạng thế giới có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam. Đây là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam.

–Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và sai phát triển gay gắt

+ Hậu quảlớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với Việt Nam là làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.

+ Đầu năm 1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dânđảng lãnh đạo đã bịthất bại. Chính quyền thực dân tiến hành một chiến dịch khủng bố dã man những người yêu nước.

+ Tình hình kinh tế vàchính trịtrênđây làm cho mâu thuẫn giữa cả dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và tay sai phát triển vô cùng gay gắt. Đây là nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến phong trào đấu tranh của quần chúng.

–Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Đầu năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với tổchức chặt chẽ vàcương lĩnh chính trịđúng đắn, nắm quyền lãnh đạo duy nhấtđối với cách mạng Việt Nam, quy tụlực lượng và sức mạnh toàn dân tộc Việt Nam, kịp thời lãnh đạo nhân dân bước vào một thời kì đấu tranh mới.

+ Đây lànguyên nhân chủyếu vàcó ýnghĩa quyếtđịnh, bởi vìnếu không có sựlãnh đạo củaĐảng thìtựbản thân những mâu thuẫn giai cấp xãhội chỉcó thểdẫn tới những cuộcđấu tranh lẻ tẻ, tự phát, mà không thể trở thành một phong trào tự giác trên quy mô rộng lớn được.

II. Diễn biến

– Từtháng 2 đến tháng 4/1930 làbước khởi đầu của phong trào với ba cuộc bãi công tiêu biểu của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, 4.000 công nhân nhà máy sợi Nam Định và 400 công nhân nhà máy Cưa và nhà máy Diêm Bến Thuỷ.

– Tháng 5/1930, phong trào phát triển thành cao trào. Ngày 1 –5 –1930 lầnđầu tiên nhân dân Việt Nam kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động. Khắp nơi diễn ra các hình thức đấu tranh để kỉ niệm như mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi khoá, bãi thị, treo cờ đỏ búa liềm, rải truyền đơn, căng khẩu hiệu… Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh của 5000 công nhân và nông dân khu vực thành phố Vinh, đòi tăng tiền lương, bớt giờ làm, chống sưu thuế…

– Trong nửa sau năm 1930, phong trào tiếp tục nổ ra ở nhiều nơI:

+ Bãi công của công nhân nổra ởhầu khắp các cơ sở kinh tế của tư bản Pháp.

+ Phong trào nông dân bùng nổdữdội chưa từng thấy. Ở Bắc Kì có các cuộc biểu tình của nông dân Tiền Hải [Thái Bình], Duy Tiên [Hà Nam]. Ở Trung Kì, có các cuộc đấu tranh của nông dân Đức Phổ, Sơn Tịnh [Quảng Ngãi]. Ở Nam Kì, có cuộc đấu tranh ở Bà Chiểu [Sài Gòn – Chợ Lớn]….

+ Ởhai tỉnh NghệAn vàHàTĩnh, phong trào nông dân tiép tục lên cao vớinhững cuộc biểu tình lớn có vũ trang tự vệ, kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu thuế, như nông dân các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng nguyên, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kì Anh…

+ Tiêu biểu nhất làcuộcbiểu tình ngày 12/9/1930 của nông dân Hưng Nguyên [Nghệ An] kéo đến huyện lị, phá nhà lao, đốt huyện đường, vậy lính khố xanh, ủng hộ cuộc bãi công của công nhân Bến Thuỷ.

+ Chính quyền thực dân bịtêliệt, tan rã ởnhiều nơi. Chính quyền cách mạng được thành lập ở nhiều vùng nông thôn thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

– Từcuối năm 1930, khi chính quyền Xô viết ra đời, thực dân Pháp tập trung lực lượng đàn áp, kết hợp sử dụng bạo lực với những thủ doạn lừa bịp về chính trị. Phong trào cách mạng bị tổn thất nặng nề. Một số cuộc đấu tranh lẻ tẻ còn kéo dài sang năm 1931 thì kết thúc.

III. Xô viết Nghệ – Tĩnh

– Trong các tháng 9 và 10 – 1930, trước khí thế cách mạng của quần chúng, bộ máy chính quyền địch ở nhiều nơi tan rã. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ đảng, Ban Chấp hành Nông hội ở thôn, xã đứng ra quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở nông thôn, thực hiện chuyên chính với kẻ thù, dân chủ với quần chúng lao động, làm chức năng, nhiệm vụ của một chính quyền nhà nước dưới hình thức các uỷ ban tự quản theo kiểu Xô viết.

– Tại NghệAn, Xôviết ra đời tháng 9/1930. Ở HàTĩnh, Xôviết hình thành cuối năm 1930 đầu năm 1931, thực hiện nhiều chính sách tiến bộ:

+ Vềchính trị, thực hiện rộng rãi các quyền tựdo, dân chủ cho nhân dân.Quần chúng được tham gia các đoàn thể, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ, tòa án nhân dân được thành lập.

+ Vềkinh tế, chia ruộng đất công, tiền, lúa công cho dân cày nghèo, bãi bỏcác thứthuếvô lý; chútrọng đắp đê phòng lụt, tư sửa cầu cống, đường giao thông; tổ chức giúp đỡ nhau sản xuất.

+ Vềvăn hóa- xã hội: mởcác lớp dạy chữ quốc ngữ, xóa bỏ các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống mới…

– Xôviết Nghệ– Tĩnh làmẫu hình chính quyền cách mạngđầu tiên ở Việt Nam, một chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân. Các Xô viết được thành lập và thực thi những chính sách tiến bộ chứng tỏ rằng Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931.

IV. Nhận xét, ý nghĩa vàkinh nghiệm

– Phong trào cách mạng 1930 – 1931 làmột phong trào cách mạngđầu tiên do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Đó là một phong trào cách mạng triệt để, diễn ra trên qui mô rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt. Đây là một bước phát triển nhảy vọt về chất so với những phong trào yêu nước trước kia.

– Mặc dùcuối cùng bịkẻthùdìm trong biển máu nhưng phong trào vẫn cóýnghĩa to lớn:

+ Khẳng định đường lốiđúng đắn củaĐảng vàquyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân. Qua thực tiễnđấu tranh, quần chúng nhân dân tin vào sựlãnh đạo của Đảng.

+ Khẳng định vai trò của khối liên minh công nông. Công nhân, nông dân đã đoàn kết đấu tranh và tin vào sức mạnh của chính mình.

+ Đội ngũ cán bộ và đảng viên và quần chúng yêu nước được tôi luyện và trưởng thành. Phong trào đã rèn luyện lực lượng cho cách mạng về sau.

+ Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là bộ phận độc lập, trực thuộc quốc tế cộng sản.

+Đây là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến tiến trình phát triển về sau của cách mạng Việt Nam. Nếu không có phong trào cách mạng 1930 – 1931, trong đó quần chúng công, nông đã vung ra một nghị lực cách mạng phi thường thì không thể có thắng lợi của phong trào dân chủ 1936 – 1939 và Cách mạng Tháng Tám.

– Phong tràođể lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm quýgiávềcông tác tưtưởng, vềchỉđạo chiến lược, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

Địa chỉ facebook liên hệ trực tiếp://www.facebook.com/aimo195 [ Hồ Ái Linh]

Địa chỉ fanpage://www.facebook.com/onthithptquocgiakhoic/?pnref=lhc

Cao trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh

Được đăng: Thứ bảy, 12 Tháng 9 2020 07:54Lượt xem: 24614
[TGAG] Cách đây 90 năm, với khí thế tiến công thần tốc, nhân dân ta đã làm nên một cao trào cách mạng vô cùng mạnh mẽ - cao trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.


Xô Viết Nghệ Tĩnh - Đỉnh cao của phong trào cách mạng 30-31.

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp thời lãnh đạo nhân dân ta vùng lên đấu tranh chống thực dân xâm lược và phong kiến tay sai. Cao trào cách mạng đã diễn ra trên 25 tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt mạnh mẽ từ ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930.

Ở Nghệ Tĩnh, phong trào đấu tranh bùng nổ vào sáng 1/5/1930 với sự tham gia của công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thủy và nông dân các huyện lân cận đòi tăng lương, giảm giờ làm, bỏ sưu, giảm thuế, chống khủng bố, ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy dệt Nam Định, ủng hộ Liên bang Xô Viết. Từ tháng 5 - 8/1930, ở vùng Nghệ - Tĩnh đã có đến 97 cuộc bãi công và biểu tình của công nhân và nông dân.

Ngày 1/8/1930, công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thủy tổng bãi công, đánh dấu một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến. Hòa nhịp với phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân Nghệ - Tĩnh đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình có vũ trang tự vệ kéo đến các huyện đường Can Lộc [ngày 4/8], Nam Đàn [ngày 6/8 và 30/8], Thanh Chương [ngày 12/8], Nghi Lộc [ngày 29/8] và lan rộng ra hầu khắp các huyện trong 2 tỉnh.

Tuy nhiên phải sang đến tháng 9 phong trào đấu tranh mới lên đến đỉnh cao. Ngày 1/9, 20.000 nông dân huyện Thanh Chương biểu tình đòi bỏ thuế, thả tù chính trị. Lính Pháp nổ súng nhưng những người biểu tình vẫn tiến vào huyện đường, phá nhà giam, thả tù nhân, đốt hồ sơ, sổ sách và dinh trị huyện.

Trước sự tấn công ồ ạt của nhân dân, bọn hào lý địa phương phải bỏ chạy. Hầu hết các thôn thuộc huyện Thanh Chương rơi vào tình thế không có chính quyền quản lý. Nhân dân xã Võ Liệt đã tự động đứng ra tổ chức điều hành các công việc trong xã.

Ngày 5/9 nông dân huyện Anh Sơn biểu tình ủng hộ nhân dân huyện Thanh Chương với các khẩu hiệu “bãi bỏ thuế thân”, “chia lại ruộng đất”, “thả tù chính trị”. Tiếp đó, trong 2 ngày [5/9 và 7/9] nông dân 2 huyện Diễn Châu, Can Lộc đốt phá nhà giam. Từ ngày 8 đến ngày 11/9 khí thế đấu tranh càng sục sôi khi hàng chục nghìn nông dân huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Can Lộc,…nổi dậy.

Phong trào được đẩy lên đỉnh cao đó là cuộc đấu tranh của 8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12/9 với khẩu hiện như “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! đả đảo phong kiến”. Đoàn biểu tình xếp thành hàng dài kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp đã cho máy bay ném bom xả súng liên thanh vào đoàn biểu tình, làm chết 217 người, bị thương 125 người, đốt cháy 177 nóc nhà. Hai làng Lộc Châu và Lộc Hải bị thiêu rụi hoàn toàn. Song điều đó cũng không ngăn cản được phong trào đấu tranh của nông dân, mà càng làm cho cuộc đấu tranh thêm sục sôi khiến cho chính quyền thực dân hết sức lo sợ.

Trước sự sụp đổ của chính quyền thực dân và phong kiến ở Nghệ - Tĩnh, các chi bộ và tổ chức Nông hội đỏ đã quản lý và điều hành mọi hoạt động trong lãng xã. Những người cách mạng đã lập ra chính quyền Xô viết – chính quyền Xô viết đầu tiên ở Việt Nam [chính quyền cách mạng sơ khai do giai cấp công nhân lãnh đạo].

Chính quyền mới đã ban hành nhiều chính sách mới về chính trị, kinh tế, văn hóa. Về chính trị nhân dân được quyền tự do hội họp, thảo luận và hoạt động trong các tổ chức đoàn thể như Nông hội, Công hội, Đoàn thanh niên cộng sản…Về kinh tế nhân dân được chia ruộng, bãi bỏ các thứ thuế vô lý, bất công, thực hiện giảm tô và xóa nợ cho dân nghèo. Về văn hóa, chính quyền cách mạng đã tổ chức đời sống mới, mở các lớp dạy chữ Quốc ngữ, xóa bỏ các tệ nạn, hủ tục lạc hậu, xây dựng tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.

Phong trào Xô viết Nghệ -Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy chỉ tồn tại trong vòng 7 tháng và còn sơ khai nhưng đã để lại những dấu ấn tốt đẹp về một Nhà nước công - nông đầu tiên, chưa có trong tiền lệ lịch sử, đáp ứng khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của người dân mất nước, nô lệ.

Thành quả lớn nhất của Cao trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ -Tĩnh là đã khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân thông qua chính đảng tiên phong của mình, đoàn kết với các tầng lớp nhân dân yêu nước có đủ khả năng đánh đổ nền thống trị của đế quốc, phong kiến tay sai, giải phóng dân tộc, đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân.

Đây chính là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, không chỉ đặt ra vấn đề liên minh công nông, vấn đề ruộng đất và dân cày, mà còn khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, vấn đề đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, từng bước tạo thế và lực để dân tộc ta đi tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.



Từ phong trào này, lần đầu tiên công nhân và nông dân liên minh với nhau trong cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; chính quyền cách mạng ở một số vùng nông thôn đã ra đời. Đánh giá về ý nghĩa lịch sử to lớn của cao trào cách mạng 1930 - 1931, Hồ Chí Minh đã viết: “Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong một biển máu nhưng Xô viết Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn lực lượng cho cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi sau này”.

Cao trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh đã để lại bài học lớn về sức lôi cuốn, tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân của Đảng ta thông qua đường lối, chủ trương, khẩu hiệu đấu tranh đúng đắn, đáp ứng được khát vọng cháy bỏng của nhân dân. Từ đó, rút ra kinh nghiệm lịch sử quý báu là bao giờ nhân dân lao động cảm nhận được những lợi ích của mình trong các chủ trương, chính sách, việc làm cụ thể của giai cấp lãnh đạo, thì họ sẽ tích cực, tự giác tham gia hưởng ứng.

Và chính Đảng ta ngay từ đầu đã giúp nhân dân cảm nhận được những lợi ích cơ bản và cấp bách của mình thông qua các chủ trương, khẩu hiệu đúng đắn là giành độc lập thoát khỏi ách nô lệ, giành ruộng đất, nhà máy về tay công - nông, thực hiện những quyền dân sinh, dân chủ cơ bản đầu tiên...; từ đó khơi dậy và thúc đẩy động lực cách mạng trong quần chúng.

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, thực hiện chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, việc hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách, cơ chế phù hợp với xu thế phát triển thời đại và nguyện vọng, lợi ích thiết thực, chính đáng của nhân dân để hình thành động lực, sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp đổi mới đang là nhiệm vụ cấp bách, to lớn của Đảng và Nhà nước ta.

90 năm đã trôi qua nhưng khí thế ngất trời của Xô viết Nghệ - Tĩnh những năm 30 thế kỷ XX vẫn luôn bừng cháy trong mỗi người dân yêu nước Việt Nam. Tinh thần Xô viết Nghệ - Tĩnh không chỉ đồng hành cùng nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức để giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn tiếp tục giành thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Ngày nay, tinh thần Xô Viết Nghệ - Tĩnh luôn song hành cùng nhân dân ta vượt qua khó khăn, thách thức để xây dựng Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn.

Thái Bình [tổng hợp]
  • Trang trước
  • Trang sau

Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh

Mục 1

1. Phong trào cách mạng 1930 - 1931

a] Phong trào trên toàn quốc

-Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - xã hội, phong trào cách mạng lên cao, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nông trong cả nước.

-Tháng 2 đến tháng 4/1930 nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra.

+ Mục tiêu: đòi cải thiện đời sống, công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm; nông dân đòi giảm sưu thuế.

+ Khẩu hiệu:“Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến”, “Thả tù chính trị”, …

-Nhân ngày Quốctế lao động 1/5, cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh, đây là bước ngoặtcủa phong trào cách mạng. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước,thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới.

-Tháng 6 đến tháng 8/1930, cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác trên cả nước.

b] Phong trào ở Nghệ - Tĩnh

-Tháng 9/1930, phong trào dâng cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

- Nông dân biểu tình có vũ trang tự vệ với hàng nghìn người kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm thuế ở các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Anh Sơn [Nghệ An], Kỳ Anh [Hà Tĩnh] …

+Phong trào được côngnhân Vinh - Bến Thủy hưởng ứng.

-Ngày12/ 9/1930biểu tình của 8000 nông dân HưngNguyên [Nghệ An]:

+Khẩu hiệu:“Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”. Đến gần Vinh, con số lên tới 3 vạn người, xếphàng dài 4 km.

+ Pháp đàn áp dã man: cho máy bay ném bom làm chết 217 người, bị thương 126 người.

- Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã.

- Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi làXô viết.

Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh

Video tư liệu

Video tư liệu về phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghê- Tĩnh

Mục 2

2. Xô viết Nghệ - Tĩnh

- Tháng 09/1930, chính quyền Xô Viết được thành lập ở một số huyện tại Nghệ An và Hà Tĩnh như: Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Can Lộc, Nghi Xuân, …

Đấu tranh trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh [tranh sơn dầu]

- Chính quyền Xô Viết đã thực hiện nhiều chính sách đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, điều hành mọi mặt đời sống xã hội.

+Chính trị:Quần chúng tự do tham gia các đoàn thể cách mạng. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân thành lập.

+Kinh tế:Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; Bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho người nghèo; Đắp đê, phòng lụt, sửa chữa cầu đường; Lậpcác tổ chức sản xuấtđể nông dân giúp đỡ nhau

+Văn hóa, xã hội:Xóa bỏ các tệ nạnmê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp. Trật tự trị an được giữ vững.

* Nhận xét:

- Xô viết Nghệ Tĩnhlà đỉnh cao của phong trào 1930 - 1931, là nguồn cổ vũ mạnh nẽ của nhân dân.

- Trước tác động của phong trào, thực dân Pháp khủng bố dã man.

=> Nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ sở quần chúng bị phá vỡ, cán bộ, đảngviên bị bắt ….

- Từ giữa năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước dần lắng xuống.

Video tư liệu

3. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam [10 - 1930]

a] Hoàn cảnh

- Giữa lúc phong trào của quần chúng đang diễn ra quyết liệt, tháng 10/1930Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam họp tạiHương Cảng [Trung Quốc].

b] Nội dung

-Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

-Cử raBan Chấp hành Trung ươngchính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư

-Thông qua Luận cương chính trị của Đảng.

*Nội dung Luận cương chính trị tháng 10 - 1930

-Đường lốichiến lược và Sách lược:Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏqua thời kỳ tư bản chủ nghĩa.

-Nhiệm vụ chiến lược cách mạng:đánh phong kiến và đánh đế quốc là hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít.

-Động lực cách mạng:công nhân và nông dân.

-Lãnh đạo cách mạng:giai cấpcông nhân - Đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

-Nêu rõ hình thức, biện pháp đấu tranh, quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

Mục 3

4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 - 1931

a] Ý nghĩa lịch sử

-Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước Đông Dương.

- Từ trong phong trào, khối liên minh công nông được hình thành.

- Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

b] Bài học kinh nghiệm:Để lại bài học quý về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông, mặt trận dân tộc thống nhất, tổ chứclãnh đạo quần chúng đấu tranh …

Mục 4

5. Mở rộng: So sánh Luận cương chính trị [10/1930] với Cương lĩnh chính trị [2/1930]

*Hạn chế củaLuận cương chính trị [10/1930]

- Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.

- Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giaicấp và cách mạng ruộng đất.

- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quôc và phong kiến.

* Bảng so sánh:

Mục 5

- Phong trào cách mạng 1930 - 1931trên toàn quốctrên toàn quốc.

- Những nét chính và nhận xét về Xô viết Nghệ - Tĩnh.

- Hoàn cảnh, nội dung của Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam [10 - 1930].

- Nội dung, hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930.

- Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 - 1931.

- So sánh Luận cương chính trị [10/1930] với Cương lĩnh chính trị [2/1930].

ND chính

Sơ đồ tư duyPhong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh

Loigiaihay.com

  • Phong trào cách mạng trong những năm 1932-1935

    Tóm tắt mục III. Phong trào cách mạng trong những năm 1932-1935

  • Lý thuyết Phong trào cách mạng 1930-1935

    Lý thuyết Phong trào cách mạng 1930-1935

  • Hãy nêu thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới [1929 - 1933]

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 91 SGK Lịch sử 12

  • Trình bày diễn biến phong trào cách mạng 1930 - 1931

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 96 SGK Lịch sử 12

  • Xô viết Nghệ - Tĩnh đã ra đời và hoạt động như thế nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 96 SGK Lịch sử 12

Video liên quan

Chủ Đề