Phù đổng thiên vương là gì

Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc, trải qua hàng ngàn năm vẫn luôn được nhiều thế hệ người Việt nhớ đến với lòng tự hào về truyền thống yêu nước. Trên quê hương Thánh Gióng vẫn còn những di tích lịch sử và lễ hội được nhân dân tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công ơn người anh hùng đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
Ngoài nghệ thuật kiến trúc, giá trị của di tích đền Phù Đổng còn được khẳng định qua hệ thống di vật, cổ vật, mang tính đa dạng, phong phú về chủng loại và chất liệu, trong đó, phải kể đến 37 đạo sắc phong có niên đại thời Lê Trung Hưng, Tây Sơn và thời Nguyễn; hệ thống bia đá, rồng đá, nghê đá, hoành phi, câu đối, cửa võng, long ngai, kiệu, hương án, tượng thờ, bát bửu… mang giá trị nghệ thuật cao, gắn với nhiều giai đoạn lịch sử của lịch sử dân tộc, hàm chứa những quan niệm, triết lý nhân sinh sâu sắc.
Đền Phù Đổng hay còn gọi là đền Gióng thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương, nằm ở xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội mang vẻ đẹp kiến trúc cổ xưa cùng truyền thuyết về lịch sử chói lọi của dân tộc.
Nằm nép mình dưới đường đê, đền Gióng ngự trên một khu đất đẹp, tương truyền được xây dựng trên chính nền ngôi nhà cũ nơi Thánh Gióng sinh ra. Đền Phù Đổng còn được gọi là đền Thượng, còn đền Hạ thờ mẹ của Thánh Gióng nằm ngoài đê, gần nơi được cho là có dấu chân khổng lồ mà bà đã ướm thử rồi sinh ra Thánh Gióng.
Năm 1010 khi rời đô về Thăng Long, Vua Lý Thái Tổ đã cho dựng đền, đến nay đã được trùng tu nhiều lần. Ngôi đền chủ yếu là những mảnh ghép của những công trình thời Lý, thời Lê Trung Hưng, thời nhà Nguyễn và có cả những phần mang màu sắc đương đại.
Tam quan đền khá lớn, trên có gác với bậc thềm là hai con rồng đá được tạc vào năm 1705. Đôi rồng đá được cách điệu với nét chạm khỏe và phóng khoáng. Trước cổng đền là một sân rộng nhìn sang hồ nước và thủy đình, nơi diễn ra các hoạt động như múa rối nước, biểu diễn văn nghệ mỗi dịp lễ hội. Thủy đình nằm ở giữa hồ có mặt bằng hình vuông, với hai tầng, 8 mái, lợp ngói mũi hài. Sau tam quan là hai con sư tử đá, một trong những báu vật của đền. Phương đình với 2 tầng 8 mái, lợp ngói mũi hài, mặt bằng hình vuông, bờ nóc, bờ dải đắp hình hoa chanh, hoa văn, 8 góc đao gắn hình lá lật. Tiếp đến là Tiền tế và Trung tế đều 5 gian, 2 dĩ, nơi thực hiện các nghi lễ. Trong hậu cung có tượng Thánh Gióng và các tướng hộ vệ, cũng là nơi giữ các đạo sắc phong của các triều đại phong kiến. Bên phải từ cổng vào có thờ một Ông ngựa được đúc bằng đồng. Phía sau đền có một giếng nước trong gọi là giếng Ngọc.
Hằng năm, lễ hội Gióng truyền thống tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm sẽ diễn ra từ ngày 6 đến mùng 9 tháng Tư âm lịch. Lễ hội cũng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Còn gọi : Thánh Gióng, được vua Lý Thái Tổ phong là Xung Thiên Thần Vương.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi rằng : Vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Phù Đổng [nay là thuộc huyện Gia Lâm – Hà Nội] có ông nhà giàu sinh con trai tên là Gióng. Hơn ba tuổi, Gióng ăn, uống, to lớn nhưng lại không biết nói cười. Đến khi trong nước có giặc Ân xâm lược, vua sai người đi cầu người có tài đánh lui quân giặc. Hôm ấy, Gióng bỗng nói được, bảo mẹ mời sứ giả nhà vua đến và nói rằng “Xin cho một thanh gươm, một con ngựa, nhà vua không còn lo gì nữa”. Nhà vua sai đem cho thanh gươm, con ngựa, Gióng liền nhảy lên ngựa, vung gươm đi trước, quan quân theo sau, phá giặc ở núi Vũ Ninh. Giặc tự quay giáo đánh lẫn nhau, dư đảng quỳ lạy la liệt, hô “Gióng” là tướng nhà Trời và lập tức đầu hàng. Gióng nhảy lên ngựa bay lên trời đi mất. Nhà vua sai sửa sang nơi vườn nhà Gióng, lập đền thờ phụng.

Gióng được tôn phong là người anh hùng có công lớn trong việc chống ngoại xâm, là một vị thánh rất linh thiêng.

Hồ Chí Minh đã viết trong tập diễn ca Lịch sử nước ta :

“Hồng Bàng là tổ nước ta,

Nước ta lúc đó ta là Văn Lang.

Thiếu niên ta rất vẻ vang,

Trẻ em Phù Đổng tiếng vang muôn đời.

Tuổi tuy chưa đến chín, mười,

Ra tay cứu nước, diệt loài xâm lăng”.

BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY

[Tài liệu tham khảo : Lịch sử Việt Nam, tập 3 của Hội Đồng Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh – Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2007].

Trong tâm thức dân gian của người Việt, Phù Đổng Thiên Vuong Thánh Gióng biểu đạt cho sức mạnh to lớn của sự chiến đấu chống ngoại xâm của cộng đồng để bảo vệ cuộc sống chung.

  • Tiểu sử Sơn Tinh: “Tản Viên Sơn Thánh” phải chăng là nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam?
  • Danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam
  • Ký bí 4 câu chuyện “có thai với thánh thần” trong lịch sử Việt Nam

Từ một truyền thuyết mang màu sắc huyền bí trong Chích quái, Phù Đổng Thiên vương đã được sử thần nhà Lê cải biến thành hình ảnh của một vị anh hùng chân thực hơn, mang theo một thông điệp chính trị để người dân Việt mãi ghi nhớ công ơn lập quốc của Lê Thái Tổ.

Trong tích truyện dân gian, chúng ta có một Thánh Gióng hoàn toàn thuộc về nhân dân, còn vai trò của vua Hùng không hơn gì một thanh kiếm gãy.

Truyền thuyết đánh giặc cứu nước của Phù Đổng Thiên Vương [hay còn gọi là Đổng Thiên vương, Sóc Thiên Vương, Xung Thiên Thần vương, Thánh Gióng] được ghi chép sớm nhất dưới dạng văn bản là Lĩnh Nam chích quái [từ đây gọi tắt là Chích quái]1, ra đời dưới thời nhà Trần. Sang thời nhà Lê, vua Thánh Tông sai sử quan Ngô Sĩ Liên sưu tập sách vở các đời để chép bộ Đại Việt sử ký toàn thư [từ đây gọi tắt là Toàn thư]. Truyền thuyết về Đổng Thiên vương cũng được Ngô Sĩ Liên đưa vào chính sử, nhưng rút gọn rất nhiều so với Chích quái:

Bình luận về ghi chép của Toàn thư trong thời Hùng Vương, sử gia Ngô Thì Sĩ viết: “Sử cũ [tức Toàn thư] chép việc Phù Đổng Thiên Vương xin kiếm đánh giặc và việc Sơn Tinh, Thủy Tinh tranh giành một Mỵ Nương, đều do truyện Lĩnh Nam chích quái ghi tô vẽ lời văn. Truyện Phù Đổng [trong Toàn thư] không nói tới quân nhà Ân, không nói tới việc đúc ngựa sắt, không nói hắt hơi thành mình dài cao, cũng đã nghi là quái đản…” [Đại Việt sử ký tiền biên, trang 43-44].

Vậy thì Chích quái ghi chép “quái đản” thế nào và Toàn thư cải biên lại nhằm mục đich gì?

Ảnh: Tranh Thánh Gióng của dòng tranh dân gian Đông Hồ.

Thánh Gióng trong Toàn thư và Trích quái

Mặc dù không chép rõ triều đại tương quan giữa hai nước Việt và Trung, nhưng liền sau câu chuyện về Xung Thiên Thần Vương thì Toàn thư chép tới việc đời Thành Vương nhà Chu, và kế tiếp là nữa là câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh – Thục Phán để kết nối với thời nhà Tần bên Trung Quốc. Do vậy, theo thứ tự thời gian, có thể ngầm hiểu sự tích Thánh Gióng tương ứng với nhà Ân Thương của Trung Quốc. Điều này phù hợp với ghi chép về triều đại Trung Quốc trong Chích quái.

Chích quái mở đầu câu chuyện bằng vấn đề xung đột Nam Bắc: “Hùng Vương cậy nước mình giàu mạnh, mà chểnh mảng việc triều cận [Bắc phương]. Vua nhà Ân mượn cớ tuần thú sang xâm lược” [Chích quái, trang 48].

Tiếp nối tư tưởng Hoa tâm như trong truyền thuyết Lạc Long Quân, Chích quái luôn có tâm thế coi Bắc quốc là thiên triều còn Nam quốc là chư hầu. Bởi là chư hầu nên vua Hùng phải vào chầu [triều cận], và khi nổi hứng thì vua phương Bắc có quyền tuần thú phương Nam.

Toàn thư bác bỏ hoàn toàn, không nhắc tới giặc Ân, và tuyệt không nhắc tới việc vua Nam sang chầu hay vua Bắc tuần thú; chỉ đơn giản là “trong nước có việc nguy cấp [nguyên văn: quốc nội hữu cảnh]”.

Có lẽ chính bản thân sử thần nhà Lê cũng nhận ra sự phi lý nếu giữ nguyên việc giặc Ân [hay Ân vương] vượt qua vạn dặm xâm lược nước ta từ thời đó, nên ông đã làm mờ đi sự kiện này, chỉ chép chung chung rằng trong nước có việc nguy cấp3, để người đọc sẽ tự có sự liên tưởng.

Lĩnh Nam Chích quái kể tiếp: “Có người phương sĩ tâu rằng: sao không cầu Long Vương đưa quân âm lên giúp!”

Tiếp nối câu chuyện “cha rồng mẹ tiên”, coi năm mươi người con theo cha xuống thủy phủ không phải loài người, Chích quái cho Long vương [chỉ Lạc Long quân] điều khiển “quân âm” giúp đỡ [nguyên văn: dĩ âm tương chi]. Yếu tố này không hợp với tinh thần “Kinh Trại chung gốc” của nhà Lê nên Toàn thư lược bỏ. Thay vào đó, khi đất nước lâm nguy thì vua nước Nam “sai người đi tìm người có thể đánh lui được giặc”.

Chích quái tiếp tục kể về sự ra đời của cậu bé làng Phù Đổng [Sau này là Thánh Gióng], và cậu bé ba tuổi không biết nói ấy tự dưng đột nhiên trò chuyện với mẹ, rồi nhắn với sứ giả của vua “Mau về tâu với vua rèn một ngựa sắt cao mười tám thước, một thanh kiếm sắt dài bảy thước, một roi sắt và một nón sắt. Ta cưỡi ngựa đội nón ra đánh, giặc tất phải kinh bại, vua phải lo gì nữa?” [Chích quái, trang 49-50].

Dĩ nhiên Ngô Sĩ Liên là bậc đọc nhiều hiểu rộng, ông biết thời Ân Thương, chúng ta [và cả thế giới] chưa tiến vào thời kỳ đồ sắt, nên “một ngựa sắt cao mười tám thước, một thanh kiếm sắt dài bảy thước, một roi sắt và một nón sắt” mà Chích quái đề cập đã bị Toàn thư lược bỏ. Chỉ đơn giản “một con ngựa và một thanh gươm”5.

Việc không nhắc tới ngựa và binh khí bằng sắt, chúng ta có thể hiểu được, thế nhưng tại sao ngọn roi và chiếc nón lại bị Toàn thư cắt khỏi truyền thuyết? Theo thiển ý của người viết thì vua Lê Thánh Tông cho sử thần đưa thời kỳ Hùng Vương vào chính sử, là để người dân Đại Việt nhìn nhận vấn đề người Kinh/người Trại, người Việt/người Mường cùng chung một gốc [xem thêm kỳ 2 loạt bài Từ truyền thuyết đi vào chính sử, Tia Sáng số 24 năm 2020].

Trong đó, hình ảnh những người không có gốc gác Việt luôn được đề cao, đó là năm mươi người con theo Lạc Long Quân về miền Nam, là những người Man giúp Sơn Tinh đánh Thủy Tinh, và sau này còn có Triệu Việt Vương nữa.

Và có thể để tạo dựng hình ảnh gắn kết của triều nhà Lê với những người Kinh Lộ, Ngô Sĩ Liên đã miêu tả Đổng Thiên Vương giống như hình ảnh Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống lại giặc Minh.

Hình tượng của vua Lê Lợi đã được Lam Sơn thực lục khắc họa là vị anh hùng gắn với thanh kiếm Thuận Thiên: “Lại một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài dũa thành hình, nhà vua lạy trời khấn rằng: ‘Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau!’ Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, bèn thành ra chuôi gươm” [Lam Sơn thực lục, trang 21].

Hình ảnh vua Lê Thái tổ cùng thanh kiếm Thuận Thiên còn tiếp tục xuất hiện trong sự tích hồ Hoàn Kiếm [Kho tàng truyện cổ tích – Nguyễn Đổng Chi]. Mặc dù chưa xác định được thời điểm ra đời của sự tích này, nhưng ta có thể tạm giả định rằng nó ra đời ở khoảng thời Lê Sơ cho tới Lê Trung Hưng.

Và theo thời gian, những cái tên đặt cho hồ như Lục Thủy, Tả Vọng đã không còn tồn tại mà thay vào đó là hồ Hoàn Kiếm, hồ Gươm, minh chứng cho sức mạnh ăn sâu vào lòng người của truyền thuyết vua Lê trả kiếm.

Như vậy, việc Ngô Sĩ Liên lược đi cây roi và chiếc nón của Đổng Thiên Vương, khiến cho hình ảnh của vị thánh xuất thân dân dã trở nên rất gần với hình ảnh của vị anh hùng Lê Lợi, chỉ với một thanh kiếm Thuận Thiên mà đánh đuổi được quân xâm lược, đem lại hòa bình, độc lập cho nước Việt.

Quá trình trưởng thành và chiến đấu của Thánh Gióng với giặc lại là một điểm khác biệt cực kỳ lớn giữa Toàn thư với Chích quái. Chích quái kể rằng vua sai người ban ngựa, gươm, roi, mũ tới cho Thánh Gióng, rồi “Con cả cười bảo rằng: ‘Mẹ hãy đưa nhiều cơm rượu cho tôi ăn, việc đánh giặc mẹ chớ có lo.’ Người con lớn lên rất nhanh, ăn uống tốn rất nhiều, người mẹ cung đốn không đủ.

Hàng xóm sửa soạn trâu rượu bánh quả rất nhiều mà người con ăn vẫn không no bụng. Vải lụa gấm vóc rất nhiều mà mặc vẫn không kín thân, phải đi lấy hoa lau buộc thêm vào cho kín người” [Chích quái, trang 52].

Đổng Thiên Vương trong Toàn thư không vươn mình lớn dậy, cũng không cần nhân dân nuôi nấng. Cho tới khi đánh giặc rồi về trời, cậu vẫn là một cậu bé:
“Đứa trẻ [nguyên văn: 小兒 – tiểu nhi] phi ngựa lên trời mà đi”.

Về chuyện ban ngựa và vũ khí, Chích quái viết: “Kíp đến lúc quân nhà Ân tới chân núi Trâu Sơn ở Vũ Ninh, người con duỗi chân đứng dậy cao hơn mười thước [có chỗ nói là trượng] ngửa mũi hắt hơi liền hơn mười tiếng, rút kiếm thét lớn: ‘Ta là thiên tướng đây!’ rồi đội nón cưỡi ngựa” [Chích quái, trang 52].

Đoạn văn cho thấy vua Hùng đã sai mang ngựa và vũ khí tới làng Phù Đổng cho cậu bé, trong khi Toàn thư viết khác: “Vua ban cho gươm và ngựa, đứa trẻ liền phi ngựa vung gươm tiến lên trước, quan quân theo sau…” Toàn thư đã tạo cho người đọc cảm giác vua triệu cậu bé vào triều rồi ban gươm phong tướng, sai đi giết giặc, rất khác với sự thụ động trong Chích quái, đem ngựa và vũ khí tới rồi phó mặc cho cậu bé tự hành động.

Hình ảnh của vua Lê Lợi đã được Lam Sơn thực lục khắc họa là vị anh hùng gắn với thanh kiếm Thuận Thiên. Tượng đài Lê Lợi ở TP Thanh Hóa.

Quá trình đánh giặc cũng vậy. Chích quái viết: “ngựa chồm lên, hí dài một tiếng mà phi như bay, nháy mắt đã tới trước quân vua, vỗ kiếm đi trước, quan quân đều theo sau, tiến sát đồn giặc. Quân giặc bỏ chạy, còn lại tên nào đều la bái kêu lạy thiên tướng rồi cùng đến hàng phục. Ân vương bị chết ở trong trận” [Chích quái, trang 52, 56].

Toàn thư nêu một vấn đề khác: “đứa trẻ liền phi ngựa vung gươm tiến lên trước, quan quân theo sau, đánh tan quân giặc ở chân núi Vũ Ninh. Quân giặc tự quay giáo đánh lẫn nhau, chết rất nhiều, bọn sống sót đều rạp lạy, tôn gọi đứa trẻ ấy là thiên tướng, liền đến xin hàng cả.” Chích quái để cậu bé nay đã thành Thánh Gióng một mình dẹp tan quân giặc, còn Toàn thư miêu tả Đổng Thiên Vương dẫn đầu đạo quân của vua mà xông ra phá địch.

Những điểm khác biệt kể trên dẫn tới cách nhìn Đổng Thiên Vương trong Toàn thư như là một vị tướng do trời ban cho vua Hùng, làm người dẫn đầu đạo quân của vua để dẹp giặc. Ông chỉ thác sinh trong dân gian, mà không do dân gian nuôi nấng để trở thành người khổng lồ Thánh Gióng. Bên cạnh đó, chi tiết “quân giặc tự quay giáo đánh lẫn nhau” lại tạo cho ta cảm giác thành phần hỗn tạp của quân giặc chứ không chỉ thuần một đám “giặc phương Bắc”.

Trong truyện cổ, còn có một Phù Đổng Thiên Vương khác

Phiên bản truyện cổ tích Việt Nam đi theo một chiều hướng trái ngược hẳn. Khác với Chích quái và Toàn thư viết Xung Thiên Thần Vương sinh trong một gia đình “phú ông” thì truyện cổ viết: “Vào thời Hùng Vương có một người đàn bà nhiều tuổi nhưng sống một thân một mình. Một hôm sáng dậy bà đi thăm nương, bỗng nhìn thấy một vết chân giẫm nát cả mấy luống cà.

Bà kinh ngạc kêu lên: ‘Ôi! Bàn chân ai mà to thế này!’ Bỗng bà cảm thấy rùng mình khi đưa bàn chân ướm thử vào dấu chân lạ. Từ đó bà có mang” [Kho tàng cổ tích Việt Nam – tập 1, trang 972]. Chi tiết này dễ làm ta liên tưởng tới vua Lý Thái Tổ – người mà Toàn thư chép về sự ra đời: “mẹ họ Phạm, đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thần giao hợp rồi có chửa”, và sau khi ông lên ngôi thì phong cho Đổng Thiên Vương danh hiệu Xung Thiên Thần Vương.

Quá trình trưởng thành và đánh giặc của vị Thánh Gióng cổ tích này là do mẹ và hàng xóm cung cấp cơm rượu mà thành khổng lồ, quần áo trên người do hàng xóm góp vải lụa. Thánh Gióng một mình xung trận, gươm [thứ vũ khí vua ban] gãy, ông nhổ bụi tre làm vũ khí đánh tan quân giặc. Một Thánh Gióng hoàn toàn thuộc về nhân dân, còn vai trò của vua Hùng không hơn gì một thanh kiếm gãy.

Thật khó để nói phiên bản cổ tích có xuất hiện trước thời Ngô Sĩ Liên chép Toàn thư hay không? Nhưng dù thế nào đi nữa, một “sản phẩm Thánh Gióng” hoàn toàn mang tính dân dã [như Thánh Gióng trong truyện cổ] hay nửa phần dân dã [như trong Chích quái] sẽ không thể được giữ nguyên trong chính sử.

Phù Đổng Thiên Vương của Toàn thư là một hình ảnh tái hiện của Lê Thái Tổ với thanh gươm Thuận Thiên, là người được nhà trời cử xuống, chỉ huy quân đội đánh dẹp giặc dã, và kẻ thù xâm lược nước ta khi ấy: giặc phương Bắc, không phải giặc Ân mà chính là ám chỉ giặc Minh cùng đám ngụy quan ngụy binh theo giặc.

Chính bởi thành phần hỗn tạp, nên khi quân Phù Đổng Thiên Vương xuất hiện, ngụy binh “tự quay giáo” theo quân triều đình, đánh lại giặc Minh. Một hình ảnh rất đẹp đẽ và có lẽ cũng quen thuộc với nhân dân ta vừa trải qua cuộc chiến tranh chống giặc.

Thế là từ một truyền thuyết mang màu sắc huyền bí trong Chích quái, Đổng Thiên Vương đã được sử thần nhà Lê cải biến thành hình ảnh của một vị anh hùng chân thực hơn, mang theo một thông điệp chính trị để người dân Việt mãi ghi nhớ công ơn lập quốc của Lê Thái Tổ.□

1. Trong các văn bản cổ còn lưu giữ được đến hiện nay có nhắc tới Sóc Thiên Vương thì có thể kể tới Thiền uyển tập anh, nhưng đó là một câu chuyện khác, không liên quan đến sự tích đánh giặc cứu nước. Việt điện u linh tập [phần Tục bổ] ghép giữa sự tích Sóc Thiên vương của Thiền uyển tập anh với sự tích Đổng Thiên Vương đánh giặc, nhưng lại ghi rõ là “Hoặc có kẻ nói các cố lão tương truyền rằng không nhớ về đời nào”.

2. Bản dịch Chích quái thêm hai chữ “Bắc phương” vào cuối câu, nguyên văn không có. Cổ tích Việt Nam không nhắc tới vấn đề “triều cận”, nhưng ghi rõ là giặc Ân.

3. Vì ảnh hưởng sâu rộng của Lĩnh Nam chích quái cùng các câu chuyện truyền thuyết, cổ tích mà một số sử sách lầm tưởng chính sử nước nhà cũng chép rằng Thánh Gióng đánh giặc phương Bắc [giặc Ân]. Có thể kể tới Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Việt sử tân biên của Phạm Văn Sơn, hay Lịch triều hiến chương loại chí – Phan Huy Chú tuy không phải chép về sử nhưng viết về cổ tích Kinh Bắc, Bắc Hà, khi nhắc tới Trâu Sơn và núi Vệ Linh cũng cho rằng Đổng Thiên Vương đánh Ân Vương.

4. Truyện Đổng Thiên Vương trong Chích quái dùng cả Long vương và Long quân để chỉ cùng một nhân vật. Các truyện trước đó như Họ Hồng Bàng, Ngư tinh, Hồ tinh đều dùng Long Quân để chỉ Lạc Long Quân.

5. Trong các phiên bản kể về Thánh Gióng, các món đồ vua ban cho có sự khác biệt nhất định. Toàn thư và Việt điện u linh tập chép là ngựa và gươm; Chích quái liệt kê ngựa, roi, kiếm, nón đều bằng sắt; Cổ tích Việt Nam kể là ngựa, gươm, nón và giáp bằng sắt.

Lễ hội

Hội đền Gióng được tổ chức long trọng tại nhiều nơi trong đó có hai nơi: là hội Gióng ở đền Sóc Sơn tại núi Sóc huyện Sóc Sơn vào 6/1 âm lịch và hội đền Phù Đổng, xã Phù Đổng huyện Gia Lâm vào ngày mồng 9/4 âm lịch đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Phong giao Kinh Bắc xưa có câu: “Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu cũng kéo về xem hội Gióng”.

Tượng đài

Được khánh thành ngày 5 tháng 10 năm 2010, trên đỉnh núi Ðá Chồng của khu du lịch tâm linh Ðền Sóc – Chùa Non thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn. Tượng được đặt tại nơi tương truyền rằng sau khi dẹp xong giặc Ân, cậu bé làng Phù Ðổng đã cởi áo giáp, vẫy chào quê hương bay về trời.

Tổng hợp

  • Tiểu sử vua Khang Hy: Vị minh quân hiếm có nhất trong lịch sử Trung Hoa
  • Thần Zeus và 4 mối tình lạ lùng nhất trong thần thoại Hy Lạp

Chủ Đề