Răng cửa trên nhổ bao lâu thì mọc

Sau quá trình răng sửa tự rụng, nhổ, thời gian răng bé mọc lại thường giao động từ 1-2 tháng. Bé khoảng 6 tuổi là độ tuổi bắt đầu thay răng sữa bằng các răng vĩnh viễn, răng lung lay rồi gãy rụng và răng vĩnh viễn mới bắt đầu mọc lên. Tuy nhiên, trên thực tế thì nhiều bé mất phải mất nhiều thời gian hơn vậy, do các nguyên nhân phổ biến như thiếu chất dinh dưỡng, thói quen xấu, không có mầm răng,…

1. Nhổ răng sữa bao lâu mọc lại răng mới?

Tùy theo cơ địa của mỗi bé và vị trí của từng răng, đối với nhóm răng cửa và răng nanh khi nhổ sau khoảng từ 2 – 4 tuần sẽ mọc lại. Còn đối với nhóm răng hàm [răng cối nhỏ] luôn mất nhiều thời gian hơn là từ 1 – 2 tháng.

Lý giải cho điều đó là vì răng cửa và răng nanh chỉ có một chân duy nhất, còn răng hàm vừa có nhiều chân lại vừa có kích cỡ lớn, nên quá trình mọc hoàn chỉnh sẽ lâu hơn.

Nhưng trên thực tế, không phải bé nào sau khi thay răng sữa cùng đều mọc lại răng mới đúng lịch như vậy. Thậm chí, nhiều bé khi sau khi đã nhổ răng sữa 4 – 5 tháng mà răng vĩnh viễn vẫn chưa mọc lên.

Ngoài ra, thông thường các bé gái sẽ có thời gian mọc lại răng mới sau khi thay nhanh hơn các bé trai. Cùng với đó, thời gian mọc lại răng của trẻ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như số lượng chân răng, khoảng trống của cung hàm, sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể.

Nhìn chung, thời gian mọc lại răng mới sau khi nhổ răng sữa thường diễn ra theo các cột mốc dưới đây:

  • Răng cửa [từ 6 – 8 tuổi]: Mọc lại sau 2 – 4 tuần
  • Răng nanh [10 – 12 tuổi]: Mọc lại sau 2 – 4 tuần
  • Răng hàm nhỏ [9 – 11 tuổi]: Mọc lại sau 1 – 2 tháng

Riêng đối với nhóm răng hàm lớn sẽ tự phát triển lên mà không cần phải nhổ bỏ răng sữa vào lúc 10 – 12 tuổi thì răng số 6 và 7 sẽ mọc lên trên cung hàm của bé.

Nhổ răng sữa bao lâu mọc lại răng mới?

2. Nhổ răng sữa sớm thì răng vĩnh viễn có mọc sớm không?

Răng vĩnh viễn sẽ “thế chỗ” của răng sữa sau khi đã nhổ bỏ và hoàn thiện một cung hàm với số lượng răng đầy đủ cho các bé. Tuy nhiên, việc nhổ răng sữa sớm tức là chưa đến thời điểm thay răng, sẽ không khiến răng vĩnh viễn mọc sớm hơn như nhiều người vẫn nghĩ.

Tất cả mọi thứ đều cần phải “đúng thời điểm”, răng mới trước khi mọc lên cung hàm cũng phải phát triển, hoàn thiện mầm răng ở ổ xương hàm phía dưới thì mới có thể mọc được lên bên trên.

Nếu như phụ huynh nhổ răng sữa quá sớm thì vô tình kéo dài thời gian răng vĩnh viễn mọc lên, từ đó vô tình gây ra không ít ảnh hưởng xấu.

Tất nhiên sẽ có không ít trường hợp cần phải nhổ răng sữa sớm, ngay cả khi chưa có một dấu hiệu thay răng nào. Nhưng hầu hết là do các nguyên nhân như sau răng, bị gãy do chấn thương hoặc liên quan đến bệnh lý răng miệng nào đó.

Nhổ răng sữa sớm thì răng vĩnh viễn có mọc sớm không?

3. Nguyên nhân khiến răng mọc lại chậm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng mọc lại chậm sau khi nhổ răng sữa như răng mọc lệch, mọc ngầm, dưới bị sừng hóa, không có mầm răng,… Để biết chính xác tình trạng của trẻ là do đâu thì cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế hoặc phòng khám nha khoa để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám trực tiếp.

3.1. Răng mọc lệch, mọc ngầm

Hiểu đơn giản là những chiếc răng vĩnh viễn dù đã có đủ khoảng trống trên cung hàm nhưng lại không phát triển thẳng lên, đúng vị trí mà lại mọc lệch, mọc ngầm, đâm cả sang răng bên cạnh.

Với những chiếc răng mọc lệch, mọc ngầm không chỉ mãi không phát triển hoàn thiện mà còn gây ra nhiều cơn đau, sự khó chịu cho các bé.

3.2. Nướu bị sừng hóa

Nướu bị sừng hóa là tình trạng nướu bám gần răng nhất có lớp mô dày, cứng hơn bình thường, điều đó sẽ khiến răng vĩnh viễn khó mọc lên.

3.3. Không có mầm răng

Không có mầm răng có thể do hai nguyên nhân, một là do bẩm sinh ngay từ khi hình thành phôi thai hoặc hai là trong quá trình hình thành mầm răng đã bị tổn thương nên không thể phát triển lên được nữa.

3.4. Thiếu chất bổ

Nếu như trước và trong giai đoạn thay răng sữa trẻ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là canxi cũng sẽ khiến răng mới mọc lại lâu hơn. Đây cũng là trường hợp gặp phải ở rất nhiều bé.

3.5. Thói quen xấu

Trẻ thường xuyên đẩy lưỡi, thở bằng miệng, mút tay, nghiến răng, lấy tay sờ nhiều vào chỗ răng sữa đã nhổ,… cũng sẽ khiến răng vĩnh viễn mọc chậm hơn so với bình thường.

Ngoài 5 nguyên nhân phổ biến trên, thì còn một nguyên nhân ít gặp hơn là răng vĩnh viễn của bé gặp phải tình trạng bị cứng khớp, dính rất chặt vào ổ xương hàm dẫn đến việc khó mọc lên.

Nguyên nhân khiến răng mọc lại chậm

4. Nhổ răng sữa sớm và răng vĩnh viễn mọc chậm ảnh hưởng gì đến trẻ?

Nhổ răng sữa sớm hay răng vĩnh viễn mọc lên chậm đều gây ra những ảnh hưởng không tốt và nhất là đối với sức khỏe răng miệng về lâu dài.

+ Những ảnh hưởng từ việc nhổ răng sữa sớm:

  • Làm rối loạn cấu trúc tổng thể của xương hàm, thậm chí còn gây vùng lợi còn bị bịt lại gây khó khăn cho việc mọc răng vĩnh viễn sau đó.
  • Gây đau đớn cho các bé, vì nhổ sớm nên các chân răng vẫn còn bám chặt vào các mô xung quanh khiến các bé bị ám ảnh, sợ hãi mỗi lần thay răng.
  • Khi nhổ răng sữa sớm buộc phụ huynh phải dùng nhiều lực, từ đó làm tổn thương các mô mềm và khiến chúng trở nên nhạy cảm hơn.
  • Nhổ răng sữa sớm có thể khiến răng vĩnh viễn mọc lệch, sai vị trí và cuối cùng là lệch khớp cắn.

+ Những ảnh hưởng từ việc răng vĩnh viễn phát triển chậm:

  • Tại vị trí mất răng, do không có áp lực từ việc ăn nhai nên xương hàm sẽ dần tiêu biến. Từ đó khiến cung hàm của bé bị thu nhỏ lại và gây nên tình trạng hô, móm thường thấy.
  • Đối với những chiếc răng mọc lệch, mọc ngầm sẽ gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh và vùng nướu xung quanh dẫn đến các tình trạng như viêm lợi, áp xe, mưng mủ,…
  • Nếu như răng vĩnh viễn phát triển chậm, mất quá nhiều thời gian sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển giọng nói, nhiều bé còn phát âm không rõ chữ.
  • Răng vĩnh viễn phát triển chậm do nhổ răng quá sớm sẽ khiến răng mọc lệch, lộn xộn từ đó ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ của cả gương mặt.

Nhổ răng sữa sớm và răng vĩnh viễn mọc chậm ảnh hưởng gì đến trẻ?

5. Nhổ răng sữa mà răng mới mọc chậm phải làm sao?

Đối với tình trạng trên thì cách tốt nhất là đưa bé đến bệnh viện, phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra cụ thể. Bởi chi khi biết nguyên nhân do đâu mà bé mọc răng vĩnh viễn chậm thì chúng ta mới có thể tìm kiếm được cách xử lý tốt nhất, phù hợp nhất.

Đồng thời, bên cạnh đó các phụ huynh nên áp dụng theo những mẹo đơn giản dưới đây để thúc đẩy nhanh chóng quá trình mọc lại răng mới của bé yêu.

  • Thay đổi chế độ ăn uống của bé với một thực đơn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho việc phát triển răng như kẽm, magie, vitamin A, K, B, D,… và đặc biệt là canxi.
  • Nên hạn chế các thực phẩm, món ăn có chứa nhiều tinh bột và đường.
  • Cũng không nên cho bé ăn uống các món quá lạnh hoặc quá nóng, vì đây cũng là một trong những yếu tố khiến răng vĩnh viễn mọc chậm hơn.
  • Nhắc nhở và giúp các bé thay đổi các thói quen xấu.
  • Từ 3 đến 6 tháng nên đưa bé đi khám răng định kỳ để bác sĩ theo dõi tốt hơn quá trình thay răng sữa và phát triển răng vĩnh viễn.

Nhổ răng sữa mà răng mới mọc chậm phải làm sao?

Với những chia sẻ về chủ đề “Mọc răng sữa bao lâu mọc lại”, đã gửi đến quý vị một lời giải đáp chi tiết nhất. Nhưng tổng kết lại thì thời gian răng vĩnh viễn phát triển lên sau khi thay răng sữa sẽ được quyết định bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, ngay cả khi những chiếc răng mới của bé mãi “cứng đầu” không chịu mọc lên thì phụ huynh cũng không nên quá lo lắng. Thay vào đó hãy cùng bác sĩ nha khoa tìm kiếm nguyên nhân thực sự và đưa ra phương án tốt nhất cho sức khỏe răng miệng nói chung.

Dược Sĩ Trần Thị Quỳnh Chi Tháng Ba 15, 2021 Cẩm nang sức khỏe

Tình trạng bé thay răng cửa lâu mọc khiến trẻ tự ti khi giao tiếp, về lâu dài còn có thể gây răng mọc lộn xộn, biến dạng khớp hàm, móm, hô,…  Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này và cha mẹ cần giúp trẻ khắc phục chúng ra sao?

1/ Bé thay răng cửa lâu mọc do nguyên nhân nào?

Để việc hiểu sai khi bé thay răng cửa lâu mọc, trước hết bạn cần nắm rõ thời gian mọc răng cửa bình thường ở bé.  Răng cửa giữa hàm dưới sẽ được thay khi bé 6 – 7 tuổi, hàm trên từ 7 – 8 tuổi. Với răng cửa bên, thời gian mọc chậm hơn, khoảng 7 – 8 tuổi với răng hàm dưới và 8 – 9 tuổi với răng hàm trên. 

Thời gian thay răng cửa trung bình khoảng 4 tuần, tính từ lúc răng sữa rụng cho tới khi răng vĩnh viễn mọc lên. Nếu trẻ đã rụng/ nhổ răng sữa từ 6 tháng – 1 năm mà răng cửa vĩnh viễn vẫn chưa mọc thì bạn nên cho bé đến khám nha khoa để được xử trí kịp thời.

Lúc này, có các nguyên nhân bé thay răng cửa lâu mọc điển hình là:

– Nướu răng dày và xơ hóa: thường gặp ở trẻ có răng sữa mất sớm. Trong thời gian chờ đợi răng mới xuất hiện, nướu răng vẫn phát triển và dần dày lên, cứng chắc khiến răng vĩnh viễn khó xuyên qua được. Chính vì thế, ba mẹ nên chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay trong giai đoạn răng sữa. Sâu răng sữa lúc nhỏ không chỉ ảnh hưởng làm sâu răng vĩnh viễn khi trưởng thành mà còn tăng nguy cơ chậm mọc răng ở trẻ.

– Răng cửa mọc lệch: mọc chệch hướng, mọc nghiêng hoặc nằm ngang ở hẳn bên dưới nên không thể trồi lên.

– Răng bên cạnh mọc thừa: ngăn chặn sự phát triển của răng cửa.

– Không có mầm răng: có thể xuất hiện ở bé sinh non, các bé có dinh dưỡng không cân đối [thiếu canxi] khiến răng không đủ dưỡng chất cho sự phát triển bình thường.

– Mất mầm răng do bị tổn thương khi va chạm mạnh.

– Thói quen xấu của trẻ: mút tay, đẩy lưỡi, thở bằng miệng, nghiến răng, cắn chặt răng khi ngủ, bú bình,…

– Di truyền

2/ Khi bé thay răng cửa lâu mọc có sao không?

– Mất thẩm mỹ: điều này không chỉ xảy ra ở thời điểm hiện tại khiến trẻ tự ti khi giao tiếp mà nguy hiểm là răng cửa lâu mọc sẽ để ra khoảng không tự do cho các răng bên cạnh, chúng dễ mọc lấn sang, lộn xộn mất thẩm mỹ. Nặng nhất là khuôn mặt trẻ có thể biến dạng. – Viêm xương hàm hoặc xương hàm bị thu nhỏ từ đó gây hô, móm: do mất răng quá lâu sẽ làm xương hàm tiêu biến.

– Gây tổn thương răng bên cạnh khi răng cửa mọc nghiêng, mọc lệch: gây đau răng, ê buốt kéo dài, mưng mủ khiến trẻ đau buốt khó chịu. Lâu dài, bé thay răng cửa lâu mọc sẽ làm răng bên cạnh bị xô đẩy có thể khiến răng mọc mất thẩm mỹ.

3/ Mẹ cần làm gì để bé thay răng cửa mọc nhanh

Để răng cửa của bé mọc nhanh, đúng tiến trình phát triển thì dinh dưỡng đầy đủ và chăm sóc răng miệng là 2 yếu tố quan trọng hàng đầu. 

– Bé chậm mọc răng cửa khi thay răng cần được bổ sung đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là canxi, vitamin D, A, B, kẽm, magie,… – các dinh dưỡng thiết yếu cho răng. Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, tinh bột làm hại men răng.
– Cần luyện tập cho trẻ thói quen đánh răng với kem đánh răng có chứa Fluor ngay từ khi chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện để bảo vệ men răng, ngăn ngừa và khắc phục trẻ sâu răng, mủn răng,…

Nếu bé chưa quen, bạn còn lo ngại việc trẻ thường xuyên nuốt nhiều kem đánh răng thì có thể thay thế bằng Fluor trong các loại thực phẩm bổ sung. Song song với đó là tập thói quen đánh răng hàng ngày cho trẻ.

Ngoài ra, nếu trẻ có các thói quen ảnh hưởng xấu đến răng như: mút tay, nghiên răng, thở bằng miệng,… cha mẹ cũng cần hướng dẫn trẻ từ bỏ chúng.

Để trẻ thay răng cửa mọc sớm, răng đều đẹp và chắc khỏe, bạn có thể tham khảo cho bé bộ đôi sản phẩm Buona Canxi Cafir + Buonavit D3F:

– Buona Canxi Cafir: bổ sung Canxi, Vitamin D3, nấm sữa Kefir sẽ cung cấp dinh dưỡng canxi thiết yếu cho răng. Đồng thời, thành phần vitamin D3 và nấm sữa Kefir giúp hấp thu canxi tốt hơn, không gây táo bón. Các lợi khuẩn trong nấm sữa Kefir đã được chứng minh giúp bảo vệ men răng.

– Buonavit D3F: bổ sung vitamin D3 và Fluor. Fluor là khoáng chất quan trọng của men răng giúp ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, bảo vệ răng chắc khỏe. Sản phẩm được thiết kế dưới dạng nhỏ giọt tiện lợi, vừa cho tác dụng bảo vệ răng tại chỗ lẫn hiệu quả toàn thân.  

Bộ đôi sản phẩm là hàng nội địa Italy 100% và hiện được các Bác sĩ BV Nhi TW, BV Xanh Pôn,… tin tưởng và giới thiệu.

Trên đây là thông tin cụ thể về nguyên nhân và giải pháp bé thay răng cửa lâu mọc. Để được tư vấn thêm về tình trạng của bé cũng như sản phẩm hỗ trợ phù hợp, bạn có thể liên hệ qua Facebook/Zalo của Buona hoặc gọi trực tiếp đến tổng đài 0974.402.860 nhé!

Tham khảo thêm: Nướu răng có đốm trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Các cách xử lý

Video liên quan

Chủ Đề