Phụ phí giảm tải lưu huỳnh là bao nhiêu usd năm 2024

Các hãng tàu nước ngoài đang thu khoảng gần 10 loại phí, phụ phí với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị gửi các cơ quan chức năng, cho biết các hãng tàu nước ngoài đã đồng loạt tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng [THC] với mức tăng khoảng 10-20%.

Các hãng tàu nước ngoài muốn điều chỉnh phí, phụ phí, chỉ cần niêm yết thay đổi giá trước thời điểm điều chỉnh giá 15 ngày.

Việc các hãng tàu tăng phí, phụ phí gây ảnh hưởng tới quyền lợi doanh nghiệp xuất khẩu, logistics nội địa, đặc biệt trong bối cảnh hơn 90% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đang được chuyên chở bởi các hãng tàu nước ngoài.

Theo Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Dịch vụ hàng hải Việt Nam, các hãng tàu nước ngoài hiện nay muốn điều chỉnh các loại phí và phụ phí, chỉ cần niêm yết thay đổi giá trước thời điểm điều chỉnh giá 15 ngày và không phải thông qua kiểm tra, giải trình các yếu tố cấu thành phí và phụ phí [theo Nghị định 146/2016 của Chính phủ về niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển, giá dịch vụ tại cảng biển].

Hiện nay, các hãng tàu đang thu khoảng 10 loại phụ phí đối với hàng hóa tại cảng biển [như phụ thu phí THC, phụ thu chứng từ, phụ thu xăng dầu, vệ sinh container…].

Theo đó, phí xếp dỡ [THC - phụ phí xếp dỡ tại cảng được tính trên mỗi container và theo số lượng container hàng hóa của đơn vị gửi hàng nhằm chi trả cho việc xếp dỡ hàng tại cảng] được thu dựa theo từng loại container. Container 20 feet khô có mức phí trung bình khoảng 139 USD và 213 USD/container 40 feet; container 20 feet lạnh có phí THC khoảng 184 USD và 266 USD/container 40 feet lạnh.

Ngoài phí THC, các hãng tàu còn thu phụ phí chì seal [khoảng 9 USD], Phí chứng từ [25 USD], điện giao hàng [25 USD], Phụ phí xăng dầu [15 USD], Phí cân bằng container [28 USD], Phí cân bằng thiết bị [94 USD].

Ngoài ra, các hãng tàu còn thu của các chủ hàng phụ phí giảm thải lưu huỳnh. Theo đó, với các container 20 feet tiêu chuẩn có mức phí 20 USD; container 40 feet cao có mức 40 USD; container 20 feet lạnh có mức 50 USD và 100 USD/container 40 feet lạnh.

LSS là một trong những phụ phí thường gặp trong vận tải xuất nhập khẩu, được áp dụng cho các tuyến vận tải đường biển và hàng không. Vậy phí LSS là phí gì, tại sao lại áp dụng phụ phí này trong xuất nhập khẩu? Đây có phải khoản hãng tàu tự vẽ ra để tính phí? Mời bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới cùng Real Logistics nhé!

1. Phí LSS là gì?

LSS là viết tắt của cụm từ Low Sulphur Surcharge. Đây được hiểu là phụ phí giảm thải lưu huỳnh, phí này được áp dụng trong vận tải đường biển và đường hàng không đối với vác loại hàng hóa xuất nhập khẩu.

Trong các tàu thương mại hiện nay, nhiên liệu hầm được sử dụng nhiều và có hàm lượng lưu huỳnh cao, gây hại đến môi trường. Vậy nên IMO đã đưa ra các biện pháp nhằm giảm các động có hại đến môi trường của việc vận chuyển hàng hóa kể từ năm 1960.

Phí này được các hãng tàu gọi với nhiều tên khác nhau như:

  • Phụ phí lưu huỳnh thấp [LSS]
  • Phụ phí nhiên liệu xanh [GFS]
  • Phụ phí khu vực kiểm soát khí thải [ECA]
  • Phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh thấp [LSF]

Tất cả các dòng được cho là đang chuẩn bị đánh loại thế này như một loại phụ phí bắt buộc ngoài cước và ngoài các khoản phụ phí khác năm 2019 trên. Phí được đánh trên tất các các tuyến vận chuyển thương mại và đặc biệt là trong khu vực ECA.

Liên quan đến khí thải lưu huỳnh, một số quy định được ban hành như:

  • Quy định về ngăn ngừa ô nhiễm không khí từ các loại tàu thủy [Phụ lục VI]
  • Quy định kiểm soát các loại khí thải như: oxit lưu huỳnh [SOx], oxit nitơ [NOx], các chất làm suy giảm tầng ozon [ODS], các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi [VOC] và đốt cháy tàu.
  • Các quy định đóng góp vào việc xử lý và cải thiện đối với tình trạng ô nhiễm không khí tại địa phương và toàn cầu.
  • Các vấn đề về sức khỏe con người, liên quan đến môi trường.

2. Tại sao lại có phí LSS?

  • Việc sử dụng các loại nhiên liệu sạch sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giúp cho môi trường được bảo vệ hơn. Bù lại đó chúng lại tiêu tốn một khoản chi phí khá lớn. Để có thể bù đắp những chi phí phát sinh do dùng nhiên liệu sạch đó thì bắt buộc các hãng tàu phải nộp thêm một khoản phí giảm thải lưu huỳnh.
  • Thời gian bắt đầu tính phí là từ ngày đầu tiên của năm 2015 và có khoảng không gian để áp dụng đối với mọi điểm miễn sao trong khu vực kiểm soát khí thải và đã được xác định trước đó.

Phụ phí LSS là gì

3. Phụ phí LSS [Low Sulphur Surcharge] được tính với hàng xuất khẩu hay nhập khẩu?

  • Trong thực tế thì với tất cả hàng xuất khẩu hay nhập khẩu đều được áp phí LSS do luật giảm thiểu sulfur áp dụng. Bất kể các tàu vận chuyển trên tất cả các tuyến. Tùy thuộc vào tuyến vận chuyển ngắn hay dài mà mức phí LSS có thể sao động khác nhau.
  • Đối với hàng nhập khẩu cont 20 thì trung bình phí LSS được áp dụng ở mức 40$, và cont 40 sẽ là 80$. Phí này sẽ được tính riêng khác với các phí vận tải chính.
  • Nhiều trường hợp cước hàng lẻ hoặc khách không nhận được báo giá phí LSS có nghĩa là phí này đã được cộng dồn vào cước tàu [ocean freight] hoặc cộng dồn vào BAF [Bunker Adjustment Factor - phụ phí điều chỉnh giá nhiên liệu xăng dầu].

4. Phí LSS có cần kê khai trong trị giá tính thuế không?

Để biết rõ hơn về việc có cần kê khai phí LSS trong trị giá tính thuế không, bạn có thể tham khảo các văn bản pháp luật cụ thể như sau:

  • Dựa theo thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính thì phụ phí LSS là khoản phải cộng vào trị giá tính thuế trong trường hợp nhà nhập khẩu phải thanh toán phụ phí này cho hãng tàu. Nội dung này cũng đã được tổng cục Hải quan hướng dẫn tại công văn số 2008/TCHQ-TXNK ngày 27/3/2020.
  • Dựa theo điều 13 khoản 2 mục G Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì doanh nghiệp kê khai vào tiêu chí các khoản phải cộng vào trị giá giao dịch: “phí vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu”.
  • Theo công văn 969/HQHCM-TXNK ngày 17/04/2020 V/v hướng dẫn khai báo phụ phí giảm thải lưu huỳnh [gọi tắt là phụ phí LSS].
  • Nếu hãng tàu [người vận chuyển hàng hóa] không thu khoản phụ phí LSS: Doanh nghiệp sẽ không cần kê khai.

5. Các biện pháp giúp đáp ứng tiêu chuẩn giới hạn mới

Để hỗ trợ các doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí mới thì IMO đã đưa ra một số biện pháp cụ thể như sau:

  • Các tàu vận chuyển có thể đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn mới bằng cách sử dụng nhiên liệu tuân thủ lưu huỳnh thấp. Lượng tàu chạy ngày càng tăng cũng đang sử dụng loại khí đốt làm nhiên liệu vì khi đốt cháy chúng thì lượng khí thải oxit lưu huỳnh phát sinh không đáng kể.
  • Điều này cũng đã được IMO công nhận trong bộ luật quốc tế về tàu sử dụng nhiên liệu Flashpoint và Gas [luật được áp dụng vào năm 2015]. Những loại nhiên liệu trên được cho là có thể thay thế methanol và đang được sử dụng nhiều trên một số dịch vụ vận tải biển ngắn.
  • Các yêu cầu phát thải oxit lưu huỳnh cũng có thể được các tàu đáp ứng bằng cách sử dụng phương pháp tương đương đã được phê duyệt. Ví dụ như sử dụng hệ thống làm sạch khí thải hoặc lọc khí. Trong trường hợp này, những phương áp tương đương phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý tàu [mức quốc gia].
  • Lưu ý rằng tuân thủ các yêu cầu như vậy sẽ đội thêm chi phí và không chắc chắn về việc tiêu tốn chi phí nhiên liệu của các hãng vận chuyển và hãng tàu.

Tìm hiểu về phụ phí LSS

Với các thông tin kể trên, chúng ta đã biết được LSS là phí gì? Có thể thấy, loại phí này rất cần thiết giúp chúng ta có thêm chi phí xử lý môi trường. Đối tượng chịu phí này có thể tính toán được mức phí mà mình phải chịu thêm là gì và bao nhiêu. Từ đó ước lượng được chi phí phải bỏ ra để có phương án chuẩn bị tốt nhất. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể liên hệ theo thông tin chi tiết dưới đây:

Hotline: 0936.386.352 Email: han@reallogistics.vn / hcm@reallogistics.vn Địa chỉ: HN: 51 Quan Nhân, p. Nhân Chính, q. Thanh Xuân, TP Hà Nội HCM: Số 87 đường B4, p. An Lợi Đông, TP Thủ Đức

Real Logistics cung cấp các dịch vụ : - Vận chuyển hàng hóa quốc tế FCL/LCL bằng đường biển và đường hàng không chuyên tuyến đến tất cả các địa điểm trên thế giới. - Dịch vụ làm thủ tục hải quan xuất - nhập khẩu và thủ tục kiểm tra chất lượng, hợp quy, công bố sản phẩm. - Dịch vụ thông quan hải quan và vận tải container nội địa - Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối - Ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa ra thế giới

Công cụ

Tin tức

Thủ tục xuất khẩu mây tre đan gồm có những giấy tờ gì? Sản phẩm mây tre đan Việt Nam xuất khẩu đang được người tiêu dùng tại thị trường nước ngoài ưa chuộng hiện nay. Các Hiệp định thương mại tự do đang được thực thi đã mở ra nhiều cơ hội cho những sản phẩm mây tre đan. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về thủ tục hải quan xuất khẩu mây tre đan!

03.02.2024

Bánh kẹo là món ăn yêu thích của rất nhiều người không chỉ trẻ em mà cả người lớn. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều các thương hiệu bánh kẹo, đa dạng về chủng loại, mẫu mã cũng như giá thành, phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng. Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch covid, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng không nhỏ. Vậy cách làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng này như thế nào? Quy trình xuất khẩu ra sao? Trong khuôn khổ bài viết này, Real Logistics sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp cho bạn.

Chủ Đề