Phương pháp bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu

5.2. Các phương án bôi trơn5.2.1. Bôi trơn bằng phương pháp vung té.Là phương án thường dùng trong các động cơ cỡ nhỏ công suất vài mã lực hoặcđộng cơ một xylanh kiểu nằm ngang, tốc độ thấp.Dầu bôi trơn được chứa trong cácte nằm ngay dưới trục khuỷu ở một khoảngcách thích hợp đủ để các thìa múc dầu gắn trên đầu to thanh truyền có thể tới được.Khi động cơ làm việc các thìa múc dầu lên và vung té. Lúc này trong hộp trục khuỷusẽ hình thành một không gian sương mù gồm các giọt dầu có kích thước lớn đến cáchạt dầu lơ lửng với kích thước rất nhỏ. Các giọt dầu và hạt dầu sẽ bám lại trên bề mặtcác chi tiết trong hộp trục khuỷu và bôi trơn chúng. Ví dụ như: Piston, xi lanh, …Hình 5.2. Bôi trơn bằng phương phápvung té.1: Môi vung dầu2: Lỗ phun dầu5.2.2. Bôi trơn bằng phương pháp pha dầu trong nhiên liệu.NạpNénNổHình 5.3. Bôi trơn trong động cơ hai kìXảĐây là phương án được sử dụng trong các động cơ xăng hai kì cỡ nhỏ sử dụng dòng khíquét trong hộp trục khuỷu. Dầu được pha với xăng theo một tỉ lệ nhất định 1/20 đến 1/25.Trong quá trình làm việc khí hỗn hợp có lẫn các hạt dầu rất nhỏ được đưa vào trong hộp trụckhuỷu sau đó mới theo lỗ quét vào trong các xylanh. Như vậy các hạt dầu sẽ bám trên bề mặt và bôi trơn các chi tiết máy trong hộp trục khuỷu như ổ trục, đầu to thanh truyền, chốt piston,piston, xylanh.Một phần dầu không cháy hết trong xylanh sẽ chảy xuống góp phần bôi trơntrong mặt gương xi lanh, piston và xylanh.* Các phương pháp pha dầu trong nhiên liệu.- Cách thứ nhất: Xăng và dầu được hòa trộn trước gọi là xăng pha dầu- Cách thứ hai: Dầu và xăng chứa ở hai thùng riêng rẽ trên động cơ.- Cách thứ ba: Dùng bơm phun dầu trực tiếp vào trong họng khuếch tán hay vị tríbướm ga.5.2.3. Phương án bôi trơn cưỡng bức5.2.3.1. Hệ thống bôi trơn cácte ướta). Sơ đồ nguyên lýHình 5.4. Hệ thống bôi trơn cácte ướt.1: Các te dầu9: Đường dầu đến ổ trục khuỷu2: Phao lọc dầu10: Đường dầu đến ổ trục cam3: Bơm dầu11: Bầu lọc tinh4: Van điều áp12: Két làm mát dầu5: Bầu lọc dầu13: Van nhiệt6: Van an toàn14: Đồng hồ báo mức dầu7: Đồng hồ đo áp suất15: Miệng đổ dầu8: Đường dầu chính16: Que thăm dầu.b). Nguyên lý làm việc:Khi động cơ làm việc bơm dầu được dẫn động lúc này dầu trong cácte 1 quaphao lọc dầu 2 đi vào bơm. Sau khi qua bơm dầu có áp suất cao khoảng 2-6Kg/cm2 . được chia thành hai nhánh: - Nhánh 1: Dầu bôi trơn đến két 12, tại đây dầu được làm mát rồi trở về cácte nếunhiệt độ dầu cao quá quy định.- Nhánh 2: Đi qua bầu lọc thô 5 đến đường dầu chính 8. Từ đường dầu chính dầutheo nhánh 9 đi bôi trơn ổ trục khuỷu sau đó lên bôi trơn đầu to thanh truyền qua lỗkhoan chéo xuyên qua má khuỷu (khi lỗ đầu to thanh truyền trùng với lỗ khoan trong cổbiên dầu sẽ được phun thành tia vào ống lót xylanh). Dầu từ đầu to thanh truyền theođường dọc thân thanh truyền lên bôi trơn chốt piston. Còn dầu ở mạch chính theo nhánh10 đi bôi trơn trục cam…cũng từ đường dầu chính một đường dầu khoảng 15 - 20% lưulượng của nhánh dầu chính dẫn đến bầu lọc tinh 11. Tại đây những phần tử tạp chất rấtnhỏ được giữ lại nên dầu được lọc rất sạch. Sau khi ra khỏi bầu lọc tinh với áp suất cònlại rất nhỏ dầu trở về cácte 1.Van ổn áp 4 của bơm dầu có tác dụng giữ cho áp suất dầu ở đường ra khỏi bơm khôngđổi trong phạm vi tốc độ vòng quay làm việc của động cơ. Khi bầu lọc thô 5 bị tắc van antoàn 6 sẽ mở, phần lớn dầu sẽ không đi qua bầu lọc mà lên thẳng đường dầu chính bằngđường dầu qua van để đi bôi trơn, tránh hiện tượng thiếu dầu cung cấp đến các bề mặt ma sátcần bôi trơn.Van nhiệt 13 chỉ hoạt động (đóng) khi nhiệt độ dầu lên quá cao khoảng 800C.Dầu sẽ qua két làm mát 12 trước khi về cácte.5.2.3.2. Hệ thống bôi trơn cácte khôa). Sơ đồ nguyên lýHình 5.5. Hệ thống bôi trơn các te khô.1: Các te dầu8: Đường dầu chính2,5: Bơm dầu9: Đường dầu đến ổ trục khuỷu3: Thùng dầu10: Đường dầu đến ổ trục cam4: Phao hút dầu11: Bầu lọc tinh6: Bầu lọc thô12: Đồng hồ báo nhiệt độ dầu7: Đồng hồ báo áp suất13: Két làm mát dầu b). Nguyên lý làm việc :HTBT cácte khô khác cơ bản với HTBT cácte ướt ở chỗ có thêm từ một đến haibơm dầu số 2, làm nhiệm vụ chuyển dầu sau khi bôi trơn rơi xuống cácte. Từ cácte dầuqua két làm mát 13 rồi về thùng chứa 3 bên ngoài động cơ. Từ đây dầu được bơm lấyđi bôi trơn giống như ở HTBT cácte ướt.5.3. Các chi tiết chính trong hệ thống bôi trơn5.3.1. Bơm dầuBơm dầu có nhiệm vụ hút dầu từ thùng chứa qua phao lọc và đẩy qua các bầu lọcvới một áp suất nhất định để đi bôi trơn các chi tiết trong động cơ.Trên ô tô hiện nay thường sử dụng các loại bơm dầu sau:- Bơm bánh răng:+ Bơm bánh răng ăn khớp ngoài.+ Bơm bánh răng ăn khớp trong.- Bơm kiểu piston.- Bơm cánh gạt.- Bơm rô to.5.3.1.1. Bơm bánh răng ăn khớp ngoàia). Sơ đồ cấu tạoHình 5.6. Bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp ngoàiA - Buồng đẩy.B - Buồng hút.1: Thân bơm7: Đệm làm kín2: Bánh răng bị động8: Nắp điều chỉnh van3: Rãnh giảm áp9: Tấm đệm điều chỉnh4: Bánh răng chủ động10: Lò xo5: Đường dầu ra11: Viên bi.6: Đường dầu vào Cấu tạo gồm có: Thân bơm đúc bằng gang hoặc thép. Trong thân bơm có khoangrỗng chứa hai bánh răng. Thông với khoang này có đường dầu vào 6 và đường dầu ra5. Nối giữa hai đường là van ổn áp gồm có lò xo 10 và viên bi cầu 11. Bánh răng chủđộng 4 được lắp cố định với trục chủ động còn bánh răng bị động 2 lắp quay trơn trêntrục.b). Nguyên lý làm việcKhi động cơ làm việc thông qua trục cam bằng cặp bánh răng ăn khớp làm chobánh răng chủ động 4 quay, bánh răng bị động 2 sẽ quay theo chiều ngược lại. Ở khoangB khi các bánh răng ra khớp sẽ làm thể tích khoang B tăng lên áp suất sẽ giảm, dầu đượchút từ cácte qua phao đi vào buồng hút. Dầu từ khoang B điền đầy vào khoảng giữa hairăng rồi được guồng sang phía khoang A.Tại đây do các bánh răng vào khớp thể tích giảm, áp suất tăng dầu bị ép nên cómột áp suất nhất định đi theo đường dầu ra lên bầu lọc thô.Khi áp suất ở phía buồng đẩy quá lớn. Áp lực dầu thắng sức căng lò xo 10 mở bi11 để tạo ra một dòng dầu chảy ngược về đường dầu vào. Áp suất dầu sẽ giảm đi vanbi đóng lại ngăn không cho dầu từ buồng đẩy về đến buồng hút.Rãnh giảm áp 3 có tác dụng tránh hiện tượng chèn dầu giữa các răng khi vào khớp. Nhờvậy giảm được ứng suất và sức mỏi của bánh răng. Đối với loại bơm này, lưu lượng và hiệusuất bơm phụ thuộc rất nhiều vào khe hở hướng kính giữa đỉnh răng với thân bơm, khe hởhướng trục giữa mặt đầu bánh răng và nắp bơm. Thông thường các khe hở này không vượtquá 0,1mm.5.3.1.2. Bơm bánh răng ăn khớp tronga. Sơ đồ cấu tạoBơm này thường được lắp trên đầu trục khuỷu vành ngoài của bơm lắp với ổ trụcvành trong lắp với trục khuỷu. Ưu điểm của loại này là kết cấu gọn nhẹ, lưu lượng bơmlớn.1: Bánh răng ngoài2: Khoang hút3: Van ổn định4: Buồng đẩy5: Bánh răng trong6: Khoang lưỡi liềmHình 5.7. Bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp trong. b). Nguyên lý làm việcKhi động cơ làm việc, bánh răng trong được dẫn động và quay với tỉ số truyền thíchhợp. Do bánh răng trong luôn luôn ăn khớp với bánh răng ngoài lên làm bánh răng ngoàiquay theo cùng chiều. Dầu được hút ở nơi các bánh răng ra khớp (có thể tích tăng áp suấtgiảm) và guồng sang phía các răng vào khớp. Tại đây dầu sẽ có một áp suất cao nhất địnhđược chuyển qua phía đường ra đi bôi trơn.5.3.1.3. Bơm cánh gạta). Sơ đồ cấu tạoHình 5.8. Bơm dầu kiểu cánh gạt1: Thân bơm5: Rô to2: Đường dầu vào6: Trục dẫn động3: Cánh gạt7: Lò xo4: Đường dầu rab). Nguyên lý làm việcRô to 5 nhận được truyền động từ trục cam hoặc bộ chia điện. Khi rô to quaymang theo các phiến gạt 3 quay. Nhờ lực văng ly tâm và lò xo 7 phiến gạt 3 luôn luôntì sát bề mặt vỏ bơm 1 tạo thành các không gian kín. Và nhờ rô to và stato lắp lệchtâm tạo ra buồng hút và buồng đẩy.Ở buồng hút thể tích tăng, áp suất giảm dầu được hút từ thùng chứa và được cácphiến gạt, gạt sang phía buồng đẩy.Loại bơm này có ưu điểm rất đơn giản, nhỏ gọn. Nhưng nhược điểm là mài mònbề mặt tiếp xúc giữa phiến gạt và thân bơm rất nhanh.5.3.1.4. Bơm dầu kiểu rô toa). Cấu tạoHình 5.9. Bơm dầu kiểu rô to.1: Rôto ngoài4: Túi chúa dầu2: Rôto trong5: Khoang dầu vào.3: Khoang dầu ra Gồm có vỏ chứa hai rô to lồng vào nhau (rô to trong và rô to ngoài). Rô to ngoàikhoét lõm hình sao đỉnh tròn. Rô to trong dạng chữ thập đỉnh tròn và lắp lọt vào trong rôto ngoài. Rô to trong gắn trên trục bơm và rô to ngoài lắp trong thân bơm. Trục dẫn độngbơm đặt lệch tâm trong thân bơm làm cho đỉnh răng của hai rô to ăn khớp về một phíacủa thân bơm.b). Nguyên lý làm việcKhi trục bơm quay thì rô to trong quay làm rô to ngoài quay. Các rô to quay tạothành túi chứa dầu ở phía cửa vào của bơm và truyền tới cửa ra đi cung cấp. Vì cácđỉnh của hai rô to lắp khít lên không cho dầu đi ngược trở lại đường dầu vào.5.3.2. Bầu lọc dầu5.3.2.1. Bầu lọc thôThường lắp trực tiếp trên đường dầu đi bôi trơn lên lưu lượng dầu phải đi qua bầulọc là rất lớn. Vì vậy tổn thất áp suất dầu khi qua bầu lọc thô không được quá lớn cỡkhoảng 0,1MN/m2. Lọc thô chỉ lọc được các cặn bẩn có kích thước lớn hơn 0,03 mmvà tùy thuộc vào phần tử lọc sử dụng. Các phần tử lọc thô thường gặp trong động cơhiện đại có các loại sau: Loại tấm, loại dải, loại lưới…*). Bầu lọc thô dùng lưới lọc bằng đồng.Thường dùng trên động cơ tàu thủy hoặc động cơ tĩnh tại. Kết cấu lưới lọc gồmcác khung lọc 5 bọc bằng lưới đồng ép sát trên trục của bầu lọc. Lưới đồng dệt rất dàycó thể lọc sạch các tạp chất có kích thước 0,1 - 0,2mHình 5.10. Bầu lọc thô có lưới lọcbằng đồng1: Thân bầu lọc4: Đường dầu ra2: Đường dầu vào 5: Phần tử lọc3: Nắp bầu lọc 6: Lưới của phần tử lọc.5.3.2.2. Bầu lọc tinhDùng để lọc sạch dầu làm cho dầu trở lên tinh khiết trước khi trở về thùng chứa.Thường được lắp trên đường dầu phụ.Nếu xét về góc độ sử dụng phương pháp lọc, bầu lọc tinh gồm hai nhóm chính :- Bầu lọc tinh ly tâm.- Bầu lọc tinh cơ học.*). Bầu lọc tinh cơ học loại thấm.Cấu tạo: Phần tử lọc làm bằng giấy xếp thay thế được bao gồm một hộp trụ cóđục lỗ bên ngoài. Hai tấm kim loại tròn có lỗ ở giữa đậy hai đầu lõi lọc. Khi lắp phần tử lọc vào ống trụ 2 nó bị ép sát vào nắp, dưới tác dụng của lò xo và được bao kín haiđầu bằng đệm 6. Van thoát tải 5 gồm một lá van hình cốc làm bằng nhựa. Ở trạng tháiđóng lò xo sẽ đẩy van lên trên cùng và ngăn không cho dầu chưa lọc đi vào khoangtrong của phần tử lọc. Còn nắp 8 sẽ đậy kín phần trên của thân bơm nhờ ống trụ 2 vàđai ốc 7.Hình 5.11. Bầu lọc tinh cơ học loại thấm.1: Nút lỗ xả6: Đệm khí2: Ống trụ7: Đai ốc lắp3: Thân bầu lọc8: Nắp4: Cảm biến áp suất dầu9: Lõi lọc5: Van thoát tải10: Cảm biến áp suấtNguyên lý làm việc: Khi dầu được bơm đầy vào thân bầu lọc (khoảng 15 - 20%lưu lượng đường dầu chính), một phần các tạp chất cơ học và nước sẽ lắng xuống đáybầu lọc. Sau khi đi qua lớp các tông xốp phần tạp chất còn lại cũng được lọc sạch. Dầusạch sẽ chảy dọc trong ống trụ 2 xuống dưới và rơi trở về cácte.Trong trường hợp độ chênh lệch áp suất dầu phía trong và phía ngoài phần tử lọcvượt quá 0,7 - 0,9 Kg/cm2, lá van bị đẩy xuống mở cho dầu vào trực tiếp trong ống trụ2, sau đó đi thẳng về cácte. Thông thường khi phần tử lọc chưa bị bẩn, độ chênh lệcháp suất này chỉ vào khoảng 0,1- 0,2Kg/cm2. Hiện nay hầu hết trên các xe ô tô hiện đại đều chỉ sử dụng duy nhất một bầu lọcdầu trong HTBT đó là bầu lọc toàn phần. Nó sẽ kết hợp cả lọc thô và lọc tinh và đượcbố trí nối tiếp với đường dầu chính để lọc toàn bộ dầu trước khi đi bôi trơn. Sau đâygiới thiệu một loại điển hình.*). Bầu lọc toàn phần kiểu thấm.Cấu tạo: Gồm một lõi lọc bao quanh ống dầu ra, lõi lọc được quấn thành nhiềulớp: Lớp vải, lớp giấy, lưới lọc mịn bằng kim loại hoặc vải, dạ... có độ thẩm thấu cao.Trên thân ống dầu ra được khoan nhiều lỗ để dầu sạch đi vào, các đường dầu vào, rađược bố trí trên nắp bầu lọc. Đáy bầu lọc có van an toàn.Hình 5.12. Cấu tạo bầu lọc toàn phần kiểu thấmNguyên lý làm việc: Dầu có áp suất cao từ bơm dầu chuyển tới đi vào trong bầulọc qua các lỗ vào trên nắp bầu lọc. Dầu sẽ thẩm thấu qua các phần tử lõi lọc để đi vàođường ống dầu ra qua các lỗ khoan trên thân ống. Trên đường đi đó các tạp chất sẽ bịgiữ lại hầu như toàn bộ, kể cả các phần tử có kích thước nhỏ. Dầu sạch sau khi ra khỏibầu lọc sẽ được chuyển tới mạch dầu chính đi bôi trơn động cơ.Trong trường hợp lõi lọc bị tắc, áp suất dầu trong bầu lọc sẽ tăng cao, thắng được sứccăng lò xo van an toàn đẩy viên bi nối thông đường dầu vào ra bầu lọc. Dầu được đi bôi trơnmà không cần lọc, để HTBT hoạt động liên tục khi động cơ làm việc (trong trường hợp này.động cơ chấp nhân làm việc với dầu bôi trơn không sạch).Đáy bầu lọc có nút xả dầu và một nam châm sẽ giữ lại các mạt kim loại có trongdầu. Sử dụng loại bầu lọc này phải chú ý thay định kỳ theo quy định.5.4. Dầu bôi trơn5.4.1. Yêu cầuDầu bôi trơn phải bám chắc trên các bề mặt chi tiết, chống han gỉ, hút nhiệt,không thay đổi phẩm chất trong quá trình làm việc và đặc biệt là không phân hủy do tác dụng của nhiệt độ. Dầu bôi trơn phải có những yêu cầu nhất định về hàm lượnglưu huỳnh (S%), nước và tạp chất cơ học.Ngoài ra dầu phải có độ nhớt phù hợp, nhiệt độ đông đặc giới hạn nhất định.5.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá dầu bôi trơnTất cả các dầu nhơn khi mang ra sử dụng ngoài thị trường đều có bảng hướngdẫn sử dụng, cũng như có các thông số kỹ thuật. Ở đây ta chỉ xét một số thông số cơbản sau :Độ nhớt của dầu : Là sức cản di chuyển qua lại của các phân tử dầu (hay còngọi là nội ma sát các phân tử dầu)Chú ý : Khi sử dụng phải chọn độ nhớt theo đúng quy định của nhà thiết kế,đồng thời phù hợp với vùng sử dụng. Nếu độ nhớt của dầu không đảm bảo thì dầu dễbị ép ra khỏi khe hở các chi tiết khi làm việc.Độ nhớt của dầu được ký hiệu bằng các chữ số và đứng sau chữ cái chỉ ký hiệudầu trong mác dầu. Chữ số ký hiệu càng lớn thì đột nhớt càng cao.Nhiệt độ ổn định của dầu: Độ ổn định về nhiệt của dầu, dầu phải đảm bảo saocho khi nhiệt độ thay đổi thì độ nhớt không thây đổi đáng kể. Căn cứ vào điều kiệnlàm việc cụ thể của động cơ mà người ta chọn dầu có độ nhớt cho phù hợp.Nhiệt độ đông đặc của dầu: Nhiệt độ này đặc trưng cho sự mất cơ tính của dầu.Do vậy người ta biết sử dụng vào mùa đông hay mùa hè hoặc vung thấp hay vùng cao.